Biện Pháp 3: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 83 - 89)

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.3. Biện Pháp 3: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực

hiện công tác HSG

3.2.3.1 Mục tiêu.

Chỉ đạo việc xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG trên cơ sở đảm bảo chương trình giáo dục cơ bản nhưng phát triển chương trình chuyên sâu và rộng đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng HSG và tổ chức thực hiện tốt KH bồi dưỡng HSG bằng thiết lập các hành lang pháp lý trong việc điều hành và QL các HĐDH, trên cơ sở phát huy tính dân chủ, tự chủ và sáng tạo cho GV và HS để tạo động lực cho GV và HS phát huy hết khả năng của mình.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

a. Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG

Học sinh THPT Chuyên là những học sinh có năng lực đặc biệt, cần được giáo dục đặc biệt vì vậy trường THPT Chuyên Thái Bình đã xây dựng chương

trình theo hướng: giảm thời lượng của các môn không chuyên, tăng thời lượng các môn chuyên và chuyên đề đồng thời tăng thời lượng và nâng cao chất lượng dạy học đối với môn ngoại ngữ, cụ thể:

Một thực tế, trong các trường chun mặc dù có chương trình thống nhất (do Bộ GD&ĐT), mỗi trường chuyên đều có chương trình dạy riêng của mình (dựa trên cơ sở hướng dẫn chuyên sâu của Bộ GD&ĐT). Đối với chuyên Thái Bình yêu cầu:

Các tổ, nhóm chun mơn xây dựng chương trình dạy học môn chuyên theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế, Cụ thể: HT tổ chức cho GV xây dựng tài liệu khung: tài liệu chuyên sâu môn chuyên, tài liệu bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực của từng môn chuyên.GV dạy bồi dưỡng HSG phải xây dựng KH bồi dưỡng chi tiết và tổ chức bồi dưỡng theo từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài liệu

tham khảo dành riêng cho HSG (chú ý tên tác giả) và cách truy cập Internet để

tìm tài liệu học tập; Hướng dẫn HS cách học, cách nghe giảng và ghi chép bài học.

+ Giai đoạn 2: Giúp HS biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức hay một bài tập. Từ đó tập cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức. Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần tồ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập, từ đó chọn ra một đội tuyển gồm các em có năng lực nổi trội để bồi dưỡng. Các em trong đội tuyển ngồi những buổi học chính khóa cần phải đuợc học thêm 1 - 2 buổi các chuyên đề nâng cao kiến thức liên quan đến nội dung thi HSG, và phải được kiểm tra định kỳ theo từng chuyên đề.

+ Giai đoạn 3: Khi nhận thức HS trong các đội tuyển có đủ độ chín muồi, sức mạnh và trách nhiệm, GV bộ mơn có thể giao một số chun đề u cầu HS hoặc nhóm HS tự tìm hiểu, nghiên cứu và viết thành sách GV bộ môn thẩm định và đánh giá. Trong 3 năm học ở bậc THPT, tối thiểu một HS hay nhóm HS phải viết được 2 chuyên đề, và ngồi ra các em có thể tham gia bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngồi nước các vấn đề liên quan đến mơn học của mình.

+ Giai đoạn 4: Tập huấn đội tuyển HSG, chuẩn bị đầy đủ kiến thức và tâm lý sẵn sàng tham gia kỳ thi HSG quốc gia.

Để GV xây dựng chương trình phù hợp với việc dạy chuyên và bồi dưỡng HSG trường THPT chuyên Thái Bình đưa ra các tiêu chí :

- Đưa các văn bản có tính pháp quy về chương trình dạy học, những tài liệu bắt buộc, những nội dung dạy học bắt buộc cho GV.

- Đề ra khung thời gian thực hiện chương trình cho GV trong cả năm học.

- Phân cấp trong QL để QL chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện chương trình của GV.

b. Tổ chức thực hiện KH bồi dưỡng HSG

Việc phát hiện, bồi dưỡng HSG là cơng việc khó khăn, địi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của khơng những lãnh đạo, GV, HS mà cả PH và các tổ chức xã hội.

+ Đối với Hiệu trưởng:

- Xây dựng KH thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HSG trong năm học.

HT cùng với PHT phụ trách chuyên môn xây dựng KH bồi dưỡng HSG vào mỗi năm học. Muốn xây dựng được KH khoa học, hợp lý, hiệu quả thì HT phải chú ý những việc sau:

- Tổng hợp những văn bản chế định của Bộ GD & ĐT về những qui định, qui

chung về dạy học (Điều lệ nhà trường; Quy chế hoạt động của trường chuyên;

Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi HSG; Hưởng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD & ĐT; Qui định về khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá thi đua, các tiêu chí đánh giá xếp loại... ). Trong KH bồi dưỡng HSG cần thể hiện

rõ một số vấn đề như: Mục tiêu của KH: Thời gian thực hiện; Chương trình bồi dưỡng; Nội dung bồi dưỡng thiết bị hỗ trợ cho việc bồi dưỡng; Người bồi dưỡng; Các lực luợng giáo dục tham gia; Chỉ tiêu về số và chất lượng cần đạt; Kinh phí; Quy định về khuyến khích, khen thưởng....

Tại trường THPT Chuyên Thái Bình, hàng năm BGH đều tập trung toàn

bộ đội tuyển QG (trước khi ra quân) cho các em phát biểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình, trên cơ sở đó nhà trường giải quyết kịp thời các vướng mắc của các em. Ví dụ: rất nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng, nếu tập chung 06 tuần

chỉ học đội tuyển (Các môn khác tạm dừng), như vậy liệu sau khi thi xong đội tuyển các em có theo kịp để tham dự kỳ thi ĐH hay khơng?. Trường THPT Chun Thái Bình có kế hoạch: sau khi các em thi đội tuyển, nhà trường tổ chức lớp riêng nhầm đáp ứng nhu cầu thi DDH của các em; hoặc vấn đề kinh phí? Nhà trường tập chung mọi nguồn lực; tăng học bổng .....giúp các em yên tâm

thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường....

+ Phân công GV dạy chuyên và bồi dưỡng HSG

HT đề ra tiêu chí phân cơng GV dạy chuyên và bồi dưỡng HSG trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tồn bộ việc phân cơng. Khi phân cơng, bố trí GV lãnh đội tuyển HSG, HT cần đảm bảo yêu cầu :

- Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của GV - Đảm bảo có tính cộng đồng và hợp tác trong giảng dạy

- Đảm bảo tính kế thừa và ổn định trong một thời gian nhất định, tốt nhất là 3 năm học.

Trường THPT chuyên Thái Bình đã áp dụng như sau: - Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng

- Tổ chuyên môn trao đổi, bàn bạc để dự kiến phân cơng sau đó nộp về BGH HT cùng với PHT chuyên môn bàn bạc, thống nhất phân công

- HT ra quyết định về việc phân công và ghi vào sổ phân công giảng dạy

+ Phân công GV chủ nhiệm các lớp chuyên:

Trên cơ sở đề xuất của tổ chuyên môn HT bàn luận với PHT, để phân công GVCN. Để hiệu quả dạy môn chuyên và bồi dưỡng HSG cao thì nên chọn các GV dạy mơn chun làm chủ nhiệm theo suốt khóa học, những trường hợp khơng đáp ứng thì chọn các GV có kinh nghiệm, có uy tín, có trách nhiệm cao để chủ nhiệm. Trên thực tế, một số năm trước do lực lượng giáo viên rất mỏng nên phân công giáo viên chủ nhiệm lớp chun khơng phải là giáo viên dạy BDHSG nên có nhiều bất cập, đó là: chưa động viên khuyến khích kịp thời đối với học sinh; cơng tác XHH khơng tốt...điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả HSG.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chuyên và GV BDHSG

pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, trường THPT Chuyên Thái Bình cịn nhiều giáo viên chưa áp dụng được phương pháp này. Vì vậy, tác giả sưu tầm và nêu lên một số phương pháp giảng dạy cần được áp dụng tại trường chun Thái Bình:

- Mơ hình giáo dục tích cực: Làm tắt hiệu quả giảng dạy bằng cách tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia nhiều nhất vào hoạt động giảng dạy.

- Giảng dạy theo mơ hình giải quyết vấn đề: Bài giảng tự nhiên tạo cho học sinh có khả năng hệ thống, phân tích giải quyết vấn đề thực tiễn

- Hướng dẫn tự học: Giao các chuyên đề; bài tập GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu báo cáo kết quả cho GV CNĐT

- Giảng dạy sử dụng các kỹ năng giải và sáng tạo các bài toán mới: nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.

- Cá biệt hóa: Trong một đội tuyển sẽ tồn tại những học sinh có kiến thức chưa tốt (Đặc biệt là lớp 11); giáo viên THPT chuyên Thái Bình đã bồi dưỡng thêm; hướng dẫn chi tiết để các em tiếp cận với kiến thức.

- Giảm thiểu các áp lực cho học sinh: Trong thời gian học tập chung, lượng kiến thức nhiều, có thể dẫn đến quá tải và gây áp lực với học sinh; GVCN cùng với PHHS động viên thậm chí cho các em tham quan, giao lưu nhẹ nhàng nhằm phục vụ tốt cho việc học đội tuyển.

+ Tổ chức tập huấn các đội tuyển HSG

HT phân công PHT phụ trách lên KH và tổ chức tập huấn HSG, trong KH nêu rõ chỉ tiêu cần đạt; thời gian tập huấn, địa điểm tập huấn, số lượng HS được tập huấn, GV tập huấn, chi phí tập huấn, chế độ khuyến khích đối với GV và HS,...

+ Tổ chức tham gia các kì thi HSG

Tổ chức cho HS lớp 11 và 12 thi chọn đội tuyển dự thi HSG cấp tỉnh; kì thi chọn đội tuyển HSG cấp quốc gia.

Tổ chức cho lớp 11 và lớp 10 thi chọn mỗi đội gồm 3 HS đi dự thi HSG các trường THPT chuyên khu vực Duyên Hải- Đồng bằng Bắc Bộ (C10).

+ Tổ chuyên môn:

- Củng cố nền nếp, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn, nội dung sinh hoạt cần tập trung trao đổi cách soạn giáo án, thiết kế bài dạy, tìm hiểu những vấn đề khó, trao đổi các tình huống dạy học theo hướng đổi mới PPDH, rút kinh nghiệm tiết dạy...

- Phân công GV biên soạn chuyên, đề chuyên sâu, chuyên đề bồi dưỡng HSG, tổ chức hội thảo, thẩm định tài liệu; xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng HSG của tổ. - Xây dựng KH bồi dưỡng đội tuyển HSG, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện. - TT CM chỉ đạo việc ra đề kiểm tra, ra đề thi chọn đội tuyển HSG theo yêu cầu của HT nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ GV phát triển chuyên môn theo hướng đảm bảo khả năng thực hiện có chất lượng chương trình chuẩn, chương trình nâng cao, chương trình chuyên sâu và bồi dưỡng HSG.

- Trong thời gian đội tuyển quốc gia tập chung: tổ chuyên môn phân công các thành viên tham gia dạy đội tuyển; tổ cơng đồn có trách nhiệm động viên thầy và trị đội tuyển bằng vật chất và tinh thần.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Động viên, giúp đỡ để các HS trong đội tuyển HSG học tập tốt;

- Nắm vững được hồn cảnh gia đình, tinh thần thái độ học tập của HS trong đội tuyển để phối hợp với GV dạy, nhà trường để giải quyết; giúp đỡ kịp thời.

- Phối hợp với GV dạy bồi dưỡng và các giáo viên bộ môn khác đang dạy lớp để tạo điều kiện để HS yên tâm tham gia bồi dưỡng đội tuyển.

- Trong giai đoạn tập trung đội tuyển: giáo viên chủ nhiệm ĐT sẽ họp với các phụ huynh để tham gia cơng tác xã hội hóa, tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho đội tuyển.

+ Đối với HS được chọn vào đội tuyển.

HS được lựa chọn vào đội tuyển HSG phải có nhiệm vụ:

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của GV phụ trách chuyên đề; Tích cực chủ động sáng tạo trong q trình học, chủ động nghiên cứu tài liệu, tự học, tự rèn luyện; - Tham dự đầy đủ các buổi học bồi dưỡng đội tuyển; tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao hiệu quả học tập;

HS chuyên;

- Sau khi các em kết thúc kỳ thi QG; trường THPT chuyên Thái Bình đã tổ chức riêng cho các em kiến thức ôn thi ĐH và TN vì vậy hầu hết HS của trường yên tâm khi học đội tuyển.

+ Đối với các đoàn thể

Đoàn thanh niên: Động viên, tổ chức cho học sinh đội tuyển đi tham quan giao lưu nhằm giúp HS khắc phục tâm lý căng thẳng

Cơng đồn nhà trường: Động viên bằng vật chất, tinh thần đối với GV tham gia BDHSG.

Ban đại diện cha mẹ học sinh: Động viên, hỗ trợ nguồn lực cùng với nhà trường thực hiện tốt công tác HSG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 83 - 89)