Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác HSG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 89 - 92)

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.4. Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác HSG

3.2.4.1. Mục tiêu.

- Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học, đặc biệt là hoạt động bồi dưỡng HSG để giúp đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn.

- Tăng cường QL thiết bị dạy học góp phần tích cực vào quan điểm dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh, chống “dạy chay”, dạy truyền thụ một chiều.

- giúp cho việc quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học khoa học, hợp lý và sáng tạo hơn, tận dụng tối đa CSVC, thiết bị hiện có để phục vụ cho dạy học.

- Huy động được các tổ chức, cá nhân... cùng tham gia vào quá trình đào tạo HSG.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành a. Về đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học

CSVC và các thiết bị phục vụ cho dạy học : được hiểu là toàn bộ những

trang bị vật chất, tài sản vật chất của nhà trường phục vụ dạy học gồm phòng,

lớp, bàn bảng, các phòng chức năng (thư viện, thí nghiệm, phịng máy vi tính,

hội trường) các đồ dùng và phương tiện phục vụ trực tiếp cho dạy học. Chúng là

điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường. Công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra yêu cầu to lớn về sự đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp và hình thức dạy học...Vì thế cần phải tăng

cường QL CSVC, trang thiết bị cho dạy học để đáp ứng yêu cầu đối mới này. Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học là cơ sở để đổi mới phương pháp là điều kiện để GV tiếp cận xu thế dạy học hiện đại, là tăng khả năng vận dụng hệ thống PPDH tích cực vào thực tiễn nhà trường, tạo điều kiện đổi mới PPDH. Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học chính là đầu tư cho chất lượng dạy học theo, hướng chuẩn hóa hiện đại hóa.

Trước hết, HT phải kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ thiết bị hiện có, căn cứ vào mẫu thiết bị dạy học tối thiểu đã được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành để xây dựng một KH thực cụ thể, chi tiết về nhu cầu số phòng học, phòng làm việc, PTN, thư viện phục vụ cho HĐDH; tiếp đến là lập KH đầu tư, mua sắm những trang thiết bị phục vụ cho dạy học trong nhà trường một cách đồng bộ và theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa. Cân đối, sắp xếp cán bộ, GV có chun mơn, kinh nghiệm để phụ trách, bảo quản chuẩn bị thiết bị cho GV thực hiện thí nghiệm trên lớp được thuận lợi.

Thường xuyên phát động thi đua việc sử dụng PTDH theo tinh thần đổi mới PTDH tiên tiến; động viên, theo dõi, mhắc nhở việc sử dụng PTDH thường xuyên và có hiệu quả. Động viên, khuyến khích GV tích cực sử dụng PTDH nhưng đồng thời phải bắt buộc GV sử dụng đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dạy học và là kỷ luật chuyên môn của GV.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các PTDH cho GV bằng cách: cho đi tập huấn theo các lớp mà cấp trên tổ chức mở lớp tập huấn cho GV tại trường nhất là hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và trong hoạt động dạy và học. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ

yêu cầu “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới

phương pháp dạy và học theo hướng GV tự tích hợp CNTT vào từng mơn học thay vì học trong mơn tin học. GV các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT’. QL hoạt động

dạy học của GV công tác chuẩn bị giờ lên lớp của GV; QL giờ dạy trên lớp của GV, sử dụng phần mềm để xếp thời khóa biểu; QL việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tất cả những nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên được HT đăng tải trên Internet để HT có thể QL tồn bộ nền nếp giảng dạy của GV như : giờ chính khóa, dạy tập huấn, giờ tự chọn, kiểm sốt GV bỏ giờ, dạy thay, dạy bù, đổi giờ, ngày nghỉ... GV cập nhật và có ý kiến đề xuất với lãnh đạo nhà trường như: việc thực hiện chương trình của GV chậm, nhanh, khó khăn, thuận lợi; hoặc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có bất cập gì... GV, HS, phụ huynh có thể cập nhật nắm bắt thơng tin cần thiết như GV dạy lớp nào, kết quả của HS, con em của phụ huynh học như thế nào. Trong công tác QL việc bảo quản, sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học, HT có biện pháp kiểm tra việc thực hiện KH. Kiểm tra bằng cách:

- Qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của nhân viên phụ trách phòng đồ dùng và thiết bị dạy học.

- Qua kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và sổ bảo quản trang thiết bị kỹ thuật. - Qua dự giờ lên lớp của GV và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Qua phỏng vấn HS và GV

- Trực tiếp thị sát thường xuyên, giám sát việc kiểm kê tài sản định kỳ.

Qua việc kiểm tra, HT cần có sự khen thưởng để động viên kịp thời những cá nhân tổ chức làm tốt công tác này. Bên cạnh đó cần nghiêm khắc kiểm tra, đánh giá các HĐDH trong nhà trường xem có phù hợp với những điều kiện và trang thiết bị đã được đầu tư, mua sắm, sửa chữa hay khơng, từ đó phát hiện sai lệch để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho các HĐDH có chất lượng.

Về tài liệu tham khảo:

Nhà trường xây dựng một tủ sách dành riêng cho việc dạy, học môn chuyên và bồi dưỡng HSG trong đó bao gồm. Phát triển hệ thống thư viện, thư viện điện tử, đầu tư mua sách, tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin về GD, tài liệu giảng dạy của GV tài liệu học tập của HS, các tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi quốc tế, quốc gia... các đáp ứng yêu cầu tham khảo của GV và HS

Nhà nước; KH sử dụng nguồn tài chính sao cho hợp lý, tiết kiệm, có trọng điểm, đúng qui định, đúng mục đích ưu tiên. Khi huy động nguồn vốn phải lưu ý là không ép buộc mà phải trên cơ sở tự nguyện, hảo tâm.

c. Về xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích GV, HS

Xây dựng chính sách khuyến khích đối với GV trực tiếp dạy chun, GV có thành tích bồi dựỡng HSG quốc tế, quốc gia, khu vực, chính sách thu hút GV chất lượng cao trong nước tham gia dạy đặc biệt là GV nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ. quan tâm đúng mức với công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho thầy và trò.

Kết quả bồi dưỡng HS giỏi không những phụ thuộc vào năng lực trình độ QL của lãnh đạo, trình độ, kinh nghiệm, lịng nhiệt tình của người dạy, năng lực, ý chí của người học mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng giáo dục trong xã hội.

Vì vậy nhà trường cần có KH hoạt động để thu hút các lực lượng này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi dưỡng HS giỏi. Cụ thể là :

+ Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh HS. các cấp lãnh đạo. + Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội.

+ Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương. + Thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông chuyên thái bình tỉnh thái bình (Trang 89 - 92)