.Đảm bảo tính đồng bộ và tồn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh điện biên (Trang 77 - 79)

3.2 .Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.4 .Đảm bảo tính đồng bộ và tồn diện

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên, tổ chức q trình bồi dưỡng cho giáo viên, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và các yếu tố tham gia vào việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: Xây dựng nội dung chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần bồi dưỡng,... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng mới đạt kết quả. 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các

trường mầm non tỉnh Điện Biên

3.3.1. Biện pháp 1: Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Công tác nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên về bồi dưỡng chuyên môn được coi là nhiệm vụ quan trọng, mang tính quy luật; là điều kiện khơng thẻ thiếu đế nâng cao vai trị giáo viên và chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

3.3.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa

- Giúp cho đội ngũ CBQL và GVMN thấm nhuần đường lối đối mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Giúp CBQL nhận thức đúng vai trị, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GVMN, đó là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhà trường.

trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi GV ở trường MN. Đó cũng chính là u cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của GVMN.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp:

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL - Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện:

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL + Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục mầm non của đội ngũ giáo viên, nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục mầm non và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục mầm non. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chuyên môn của giáo viên nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.

+ Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh về trình độ chun mơn, nghiệp vụ là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.

+ Cán bộ quản lý tự bồi dưỡng để nâng tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong cơng việc, ln tìm cách thấu hiểu giáo viên để đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt độngbồi dưỡng chuyên môn + Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.

+ Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia hoạt động bồi dưỡng.

+ Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng

thêm khả năng kiểm sốt cơng việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.

+ Tổ chức phong trào thi đua chăm sóc giáo dục trẻ; học tập các cá nhân điển hình tiên tiến. Tố chức các khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GVMN, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc - giáo dục trẻ,...

3.3.1.4.Điều kiện thực hiện:

Người làm hoạt động QLGD phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN, các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng CNN GVMN nói riêng và bồi dưỡng GV nói chung, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để có cách trình bày thuyết phục. Người QLGD phải nắm vững những quy chế, chủ trương, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa là người quản lý có thực tiễn, biết trình bày vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức người nghe đúng mục đích giao tiếp. Người QLGD phải tạo được khơng khí làm việc cởi mở, chân thành, đoàn kết thống nhất được ý kiến chung khiến mọi người thể hiện công việc của mình trong niềm vui được thoả mãn nhu cầu cống hiến, phát triển, được tôn trọng và được khẳng định.

- Mọi kế hoạch phải được thực hiện ngay từ đầu năm học hoặc có lộ trình từng giai đoạn cụ thể, rõ ràng, khoa học, logic với các đơn vị phối hợp và đơn vị tài trợ.

* Địa điểm: Tập trung theo từng cụm huyện.

* Thời gian: tổ chức các lớp học bồi dưỡng linh hoạt, cụ thể: vào các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ của GV hoặc vào cuối thời gian nghỉ hè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh điện biên (Trang 77 - 79)