RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội ( thí điểm) (Trang 49 - 51)

RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV

Sự khác biệt giá trị

Độ tin cậy

Hiền lành < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.80(*) 0.001 Nhanh nhẹn hoạt bát < sống nội tâm, hay phiền

muộn -2.73(*) 0.006

Nóng tính < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.75(*) 0.032

Kết quả bảng trên cho thấy, với có sự khác biệt giữa mức độ lo âu ở các SV nhìn nhận bản thân khác nhau: SV sống nội tâm, hay phiền muộn có

mức độ RLLA cao hơn SV hiền lành, bình thản (p = 0.001), nhanh nhẹn hoạt bát ( (p = 0.006) và cao hơn SV có đặc điểm tự nhận là người nóng tính (p = 0.032).

Bàn về vai trị của khí chất (nhân cách) có rất nhiều quan điểm về định nghĩa của khí chất, nhưng có một sự đồng thuận chung là khí chất có cơ sở nền tảng sinh học và di truyền. Thomas và Chess (1985) đã chia khí chất ra làm 3 loại : (1) khí chất thoải mái (easy temperament): bình thản, khơng lo lắng. (2) Khí chất khơ lạnh (slow-to-warm-up” temperament): ít có phản ứng cảm xúc. (3) Khí chất khó gần (difficult temperament) : với kiểu khí chất này, trẻ thường khó gần, khó thích nghi với những thay đổi của hồn cảnh, hay có đáp ứng tiêu cực như rối loạn giấc ngủ, ăn kém, khóc, cáu gắt. Những kiểu khí chất nhút nhát, e thẹn, hay sợ hãi hoặc cẩn thận, đề phòng... lúc nhỏ sẽ có xu hướng mắc rối loạn lo âu lan tỏa sau này. Theo cách khảo sát của Eysenck, kiểu khí chất hướng nội không ổn định, đặc biệt là khí chất dễ phiền muộn, sợ hãi, bi quan có nguy cơ rất cao dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa [28]. Rối loạn nhân cách ảnh hưởng đến 10% dân số, 50% trong số đó bị rối loạn lo âu lan tỏa [28]. Một nghiên cứu khác cho thấy 60% bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có rối loạn nhân cách, bao gồm nhân cách phụ thuộc, nhân cách tránh né, nhân cách ám ảnh cưỡng bức, trong đó nhân cách lo âu tránh né chiếm tỷ lệ 22% [35].

Rối loạn lo âu có liên quan đến sự bất thường trong nhận thức của bệnh nhân về các mối nguy hiểm, đe dọa. Những bệnh nhân này thường khó khăn trong việc phân biệt giữa tình huống có gây nguy hiểm và không gây nguy hiểm, họ thường không hiểu được bản chất những lo lắng của mình và điều này càng làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi [41]. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có các rối loạn lo âu thường cường điệu hóa các tình huống gây nguy hiểm [38], thêm vào đó những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa

không chỉ nhận thức sai lệch về các mối đe dọa mà còn giảm khả năng kiểm sốt các tình huống đó.

Như vậy, với kết quả nghiên cứu: SV sống nội tâm, hay phiền muộn có mức độ lo âu cao hơn SV hiền lành, bình thản, nhanh nhẹn hoạt bát hay nóng tính mà chúng tơi thu được là hồn tồn phù hợp với lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học, một số nghiên cứu về đặc điểm cá nhân có liên quan đến rối loạn lo âu và cũng phù hợp với tình hình thực tế.

Tương tự, khi xem xét về biểu hiện của RLLA dưới góc độ nơi ở hiện nay của SV, chúng tôi cũng thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội ( thí điểm) (Trang 49 - 51)