Để thấy rõ ảnh hưởng của Selen đến sức đề kháng và khả năng trao đổi chất của lợn con, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn con 30 ngày tuổi. Kết quả được trình bày qua bảng 3.3.
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm 30 ngày tuổi
TT Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 1 Số lượng HC (Triệu/mm3 ) 5,50 a ± 0,43 5,34a ± 0,28 6,09a ± 0,33 2 Số lượng bạch cầu (Nghìn/mm3) 8,77 a ± 0,41 10,57b ± 0,41 10,97b ± 0,09 3 Hàm lượng Hb (g%) 9,67a ± 0,23 9,33a ± 0,26 10,63b ± 0,23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Công thức bạch cầu - Lympho bào (%) - BC trung tính (%) - BC toan & kiềm tính
58,7a ± 1,71 24,97a ± 0,41 16,33a ± 1,62 65,1b ± 0,90 18,77b ± 0,75 16,13a ± 1,66 65,37b ±1,33 17,63b ± 0,80 17,03a ± 0,87
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ( với p< 0,05).
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Số lượng hồng cầu của lợn ở lô TN2 cao hơn lô đối chứng và thí nghiệm 1, nhưng sự sai khác chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, hàm lượng Hemoglobin của máu lợn ở lô 2 có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng và lô TN1. Điều đó cho thấy: Se len từ máu của lợn mẹ đã cung cấp cho bào thai, lô được bổ sung chế phẩm càng sớm sẽ chuyển sang cho thai càng nhiều. Se len có vai trò làm tăng số lượng hng cầu, tăng khả năng trao đổi chất của lợn con. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ lympho bào có sự sai khác rõ rệt giữa thí nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng tỏ Selen có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, tỷ lệ bạch cầu trung tính ở lô đối chứng cao hơn hẳn so với 2 lô thí nghiệm, chứng tỏ lợn con không được bổ sung chế phẩm Phar-selenzym bị nhiễm vi khuẩn nhiều hơn so với lô thí nghiệm.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết luận của Mahan, D. C. và P. L. Magee (1991), Suomi, K. và T. H. Alaviuhkola (1992).
Để chứng minh thêm kết quả trên, chúng tôi đã theo dõi tỷ lệ mắc bệnh và kết quả phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn thí nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của chế phẩm Phar-selenzym đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
STT Diễn giải ĐVT ĐC TN 1 TN 2
1 Số lợn theo dõi Con 54 56 56
2 Thời gian an toàn TB Ngày 26,04 30,31 34.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4 Tỷ lệ mắc lần 1 % 44,44 23,21 14,29
5 Thời gian điều trị TB lần 1 Ngày 3,5 3,0 2,0
6 Số lợn tái phát Con 14 6 0
7 Tỷ lệ tái phát % 58,33 46,15 0
8 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 4,5 3,5 0
9 Thời gian điều trị TB Ngày 3,87 3,16 2
10 Tỷ lệ khỏi qua 2 lần điều trị % 100 100 100
Qua kết quả ở bảng 3.4, chúng tôi có nhận xét: Thời gian an toàn trung bình ở 2 lô thí nghiệm dài hơn lô đối chứng. Ở lô đối chứng, lợn con có thời gian an toàn trung bình là 26,04 ngày, lô thí nghiệm 1 thì thời gian an toàn trung bình là 30,31 ngày, dài hơn lô đối chứng là 4,27 ngày. Ở lô thí nghiệm 2 thời gian an toàn trung bình là 34,5 ngày, dài hơn lô thí nghiệm 1 là 4,19 ngày và dài hơn lô đối chứng là 8,46 ngày.
Về tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy: Số liệu thu được cho thấy, ở cả hai lô thí nghiệm và lô đối chứng đều có lợn con mắc bệnh tiêu chảy, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh là khác nhau. Số lợn con mắc bệnh lần 1 ở lô đối chứng là 24 con chiếm tỷ lệ là 44,44%, lô thí nghiệm 1 là 13 con chiếm 23,21%, và lô thí nghiệm 2 là 8 con chiếm 14,29%. Mặt khác, lợn ở lô thí nghiệm 2 không bị tái phát bệnh tiêu chảy, còn lô thí nghiệm 1 và đối chứng có tỷ lệ tái phát 46,15 – 58,33%.
Điều này cho thấy lô đối chứng không được bổ sung chế phẩm Phar - selenzym có tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai lô thí nghiệm và tỷ lệ lợn con mắc bệnh ở lô thí nghiệm 1 cao hơn lô thí nghiệm 2. Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh ở lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm 1 là 21,23%, hơn lô thí nghiệm 2 là 30,15%. Nói cách khác, chế phẩm Phar – selenzym làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21,23 – 30,15%. Do vậy, giảm được chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ còi cọc ở lợn con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lợn con bị mắc tiêu chảy được điều trị bằng thuốc Hamcoli-s. Thời gian điều trị lần 1 ở lô đối chứng là 3,5 ngày, ở lô thí nghiệm 1 là 3 ngày, lô thí nghiệm 2 là 2 ngày.
Thời gian điều trị lần 2 ở lô đối chứng là 4,5 ngày, lô thí nghiệm 1 là 3,5 ngày, còn lô thí nghiệm 2 thì không có lợn con bị tái phát bệnh.
Thời gian điều trị trung bình cả 2 lần mắc bệnh ở lô đối chứng là 3,87 ngày, ở lô thí nghiệm 1 là 3,16 ngày, lô thí nghiệm 2 là 2 ngày. Qua 2 lần điều trị số lợn con mắc bệnh tiêu chảy được điều trị khỏi 100%.
Như vậy, với kết quả trên có thể thấy rằng: Bổ sung chế phẩm Phar – selenzym cho lợn nái trong giai đoạn mang thai đã làm tăng sức đề kháng của lợn con, chứng tỏ lợn con ở 2 lô thí nghiệm nhận được selen từ lợn mẹ thời kỳ trong bào thai. Do đó, lợn con 2 lô thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn lô đối chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Godwin (1973), Hidiroglou (1970) và Bou-Reslimn (2001) [37]. Spallholz (1973), Hoekstra (1975) [40 ]: Selen xúc tác quá trình tổng hợp globulin miễn dịch, làm tăng miễn dịch tế bào và sinh trưởng của lợn con.
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Phar – selenzym đến khả năng sinh trưởng của lợn con thí nghiệm (từ SS đến 60 ngày tuổi).
3.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, được tính bằng khối lượng qua các kỳ cân, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn con tại các thời điểm sơ sinh, 10, 20, 30, 40, 50, 60 ngày tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Khối lượng lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân (kg)
Ngày tuổi ĐC (n = 54 ) TN 1 (n= 56) TN 2 (n= 56)
SS 1,44a ± 0,02 1,56b ± 0,01 1,60b ± 0,01
10 2,81a ± 0,04 3,10b ± 0,03 3,13b ± 0,03
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 8,34a ± 0,07 8,67b ± 0,07 8,72b ± 0,07 40 12,50a ± 0,08 13,14b ± 0,08 13,21b ± 0,08 50 18,66a ± 0,10 19,23b ± 0,09 19,32b ± 0,08 60 23,66a ± 0,12 24,71b ± 0,10 24,87b ± 0,09 So sánh (%) 100,00 104,39 105,07
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau, thì sai khác có ý nghĩa
thống kê (với P < 0,001)
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Sinh trưởng của lợn ở cả lô đối chứng và hai lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc, tăng dần theo ngày tuổi (Hình 1). Nhưng trong cùng thời điểm cân, lợn con ở 2 lô thí nghiệm đều có khối lượng bình quân cao hơn lô đối chứng rất rõ rệt (P<0,001) ở tất cả các thời điểm cân. Đến thời điểm 60 ngày tuổi khối lượng trung bình/con của lô đối chứng 23,66 kg, ở lô thí nghiệm 1 là 24,71 kg, cao hơn lô đối chứng 1,05 kg/con, khối lượng lợn con ở lô thí nghiệm 2 trung bình là 24,87 kg, cao hơn lô đối chứng 1,21 kg/con. Tuy nhiên, sự sai khác về khối lượng giữa 2 lô thí nghiệm là không rõ rệt. (P>0,05).
Như vậy, khi bổ sung chế phẩm Phar – selenzym vào khẩu phần ăn của lợn nái có chửa có ảnh hưởng đến sinh trưởng tích lũy của lợn con. Nếu coi khối lượng trung bình của lợn con ở lô đối chứng là 100% thì khối lượng trung bình ở lô thí nghiệm 1 tăng thêm 4,89% và lô thí nghiệm 2 tăng thêm 5,07%.
0 5 10 15 20 25 30 SS 10 20 30 40 50 60
Giai đoạn sinh trưởng (ngày)
Si nh tr ưởn g tí ch lũ y (k g) Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm
Việc đánh giá sinh trưởng của lợn thể hiện qua việc tăng khối lượng của cơ thể, được tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) hoặc sinh trưởng tương đối (%).
Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn của từng giai đoạn ngày tuổi, xử lý bằng các thuật toán trong nghiên cứu chăn nuôi, chúng tôi đã tính toán được sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn (g/con/ngày)
Lô Giai đoạn (ngày)
(ngày tuổi) ĐC TN 1 TN 2 SS – 10 138,80 154,00 158,60 11 – 20 323,00 339,20 337,20 21 – 30 229,20 217,20 216,40 31 – 40 416,00 447,40 449,40 41 – 50 615,40 608,40 610,40 51 – 60 500,40 548,60 555,00 SS – 60 370,47 385,80 387,83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn