Bảng 4.9: Sinh trưởng tương đối của lợn thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học phar-selenzym trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của lợn nái và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (Trang 61)

R (%) = x 100 W1 + W2 2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)

W1 : Khối lượng lợn bắt đầu theo dõi

W2 : Khối lượng lợn thí nghiệm khi kết thúc theo dõi.

- Lượng thức ăn tiêu thụ (FI, kg/con/ngày): Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng lô và tính trung bình.

Được tính theo công thức:

FI =

Tổng lượng thức ăn của lô (kg) (Số con x số ngày nuôi)

- Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng KL

Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm, tổng kết lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn: Từ 10 -60, 61 - 75, 76 – 90, 91 – 105, 106 – 120, 121- 135, 136 – 150 ngày tuổi.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL được tính theo công thức:

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL (Kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ TN (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiêu tốn Protein/kg tăng KL Được tính theo công thức:

Tiêu tốn Protein/kg tăng KL (g) = Tổng Protein tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN (kg) - Tiêu tốn ME /kg tăng KL

Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) = Tổng lượng ME tiêu thụ trong kỳ (Kcal) Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) - Chi phí thức ăn/ 1kg tăng KL

Chi phí thức ăn/ 1kg tăng KL trong kỳ thí nghiệm được tính theo công thức:

Chi phí thức ăn/kg tăng KL (đ) = Tổng chi phí thức ăn (đ)

Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN (kg)

Trong đó: Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x đơn giá 1kg thức ăn (đ/kg)

- Chi phí thuốc thú y:

Chế phẩm sinh học + Thuốc điều trị Chi phí thuốc thú y/tăng KL =

Khối lượng tăng

2.5. Phƣơng phápxử lý số liệu:

Theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) [25]. Số liệu được xử lý bằng chương trình Minitab 13.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của chế phẩm sinh học Phar – selenzym đến khả năng kháng bệnh và sức sản xuất của lợn nái.

Sức sản xuất của lợn nái được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của chế phẩm Phar – selenzym đến sức sản xuất của lợn nái thí nghiệm

ST T

Chỉ tiêu ĐVT ĐC TN 1 TN 2

1 Số lợn nái TN Con 5 5 5

2 Tổng số lợn con sơ sinh Con 57 57 56

3 Khối lượng lợn sơ sinh TB

Kg/con 1,44 a ± 0,02 1,56b ± 0,01 1,60b ± 0,01

4 Số lợn con còn sống sau 24 giờ Con 54 56 56

5 Số lợn con còn sống tới cai sữa Con 54 56 56

6 Tỷ lệ sống đến cai sữa % 100,0 100,0 100,0

7 Khối lượng lợn con

cai sữa TB/ổ Kg 67,32a ± 1.76 74,40b ± 2.76 75,20b ± 2.82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa

thống kê (với p <0,05)

Qua bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ lợn con sống đến 24 giờ ở lô đối chứng thấp hơn so với hai lô thí nghiệm: Ở lô đối chứng, tỷ lệ lợn con sống đến 24 giờ là 94,74%, ở lô thí nghiệm 1 là 98,25%, và lô thí nghiệm 2 thì tỷ lệ sống là 100%. Điều đó chứng tỏ chế phẩm Phar-selenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng và đề kháng của bào thai, lợn con sơ sinh ở lô thí nghiệm 2 khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồng hào, khối lượng lớn hơn ở lô thí nghiệm 1 và đối chứng.

Cũng từ bảng 3.1 cho thấy: Khối lượng lợn con cai sữa bình quân/ổ: ở lô đối chứng là 67,32 kg; ở lô thí nghiệm 1, thì khối lượng bình quân/ổ là 74,4 kg; ở lô thí nghiệm 2 là 75,2 kg. Như vậy, khối lượng lợn con cai sữa bình quân/ổ của lô thí nghiệm 1 cao hơn lô đối chứng là 10,52%, lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng là 11,71% (sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05) Ở hai thời điểm bổ sung chế phẩm cho lợn nái khác nhau, thì khối lượng lợn con cai sữa bình quân không khác nhau về mặt thống kê (P>0,05). Do lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi, nên khối lượng lợn con thời điểm này cũng chính là sản lượng sữa của lợn mẹ. Điều đó cho thấy, chế phẩm có tác dụng làm tăng sản lượng sữa của lợn nái từ 10,52 – 11,71% so với đối chứng (với P<0,05).

Thời gian động dục trở lại của lợn nái lô đối chứng và hai lô thí nghiệm có sự khác nhau. Lợn nái ở lô thí nghiệm 1 thời gian động dục trở lại trung bình sớm hơn lô đối chứng 2 ngày, nhưng so với lô thí nghiệm 2 thì chậm hơn 1,3 ngày. Lợn nái ở lô thí nghiệm 2, thời gian động dục trở lại trung bình sớm hơn lô đối chứng 3,5 ngày. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ hao mòn của lợn nái ở lô đối chứng cao hơn, khả năng phục hồi cơ thể sau giai đoạn nuôi con lâu hơn các lợn nái ở hai lô thí nghiệm. Lợn nái ở lô thí nghiệm 1 tỷ lệ hao mòn và khả năng phục hồi cơ thể sau đẻ chậm hơn so với lợn nái ở lô thí nghiệm 2. Do quá trình động dục trở lại sau đẻ của lợn nái trong hai lô thí nghiệm diễn ra sớm hơn lô đối chứng, nên khoảng cách giữa các lứa đẻ sẽ được rút ngắn hơn, do vậy, số lứa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẻ/nái/năm sẽ cao hơn lô đối chứng. Điều này cho thấy, chế phẩm Phar- selenzym có tác dụng nâng cao chức năng sinh sản, nhanh phục hồi đường sinh dục, từ đó tăng sức sản xuất của lợn nái. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Mahan, D. C. (2004) [41].

Lợn nái sau khi đẻ thường mắc bệnh sản khoa và một số bệnh khác, do đó, trong quá trình theo dõi lợn thí nghiệm, chúng tôi đã ghi chép hàng ngày và điều trị kịp thời. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học phar-selenzym trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của lợn nái và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)