1,56b ± 0,01 1,60b ± 0,01
4 Số lợn con còn sống sau 24 giờ Con 54 56 56
5 Số lợn con còn sống tới cai sữa Con 54 56 56
6 Tỷ lệ sống đến cai sữa % 100,0 100,0 100,0
7 Khối lượng lợn con
cai sữa TB/ổ Kg 67,32a ± 1.76 74,40b ± 2.76 75,20b ± 2.82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa
thống kê (với p <0,05)
Qua bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ lợn con sống đến 24 giờ ở lô đối chứng thấp hơn so với hai lô thí nghiệm: Ở lô đối chứng, tỷ lệ lợn con sống đến 24 giờ là 94,74%, ở lô thí nghiệm 1 là 98,25%, và lô thí nghiệm 2 thì tỷ lệ sống là 100%. Điều đó chứng tỏ chế phẩm Phar-selenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng và đề kháng của bào thai, lợn con sơ sinh ở lô thí nghiệm 2 khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồng hào, khối lượng lớn hơn ở lô thí nghiệm 1 và đối chứng.
Cũng từ bảng 3.1 cho thấy: Khối lượng lợn con cai sữa bình quân/ổ: ở lô đối chứng là 67,32 kg; ở lô thí nghiệm 1, thì khối lượng bình quân/ổ là 74,4 kg; ở lô thí nghiệm 2 là 75,2 kg. Như vậy, khối lượng lợn con cai sữa bình quân/ổ của lô thí nghiệm 1 cao hơn lô đối chứng là 10,52%, lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng là 11,71% (sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05) Ở hai thời điểm bổ sung chế phẩm cho lợn nái khác nhau, thì khối lượng lợn con cai sữa bình quân không khác nhau về mặt thống kê (P>0,05). Do lợn con được cai sữa ở 21 ngày tuổi, nên khối lượng lợn con thời điểm này cũng chính là sản lượng sữa của lợn mẹ. Điều đó cho thấy, chế phẩm có tác dụng làm tăng sản lượng sữa của lợn nái từ 10,52 – 11,71% so với đối chứng (với P<0,05).
Thời gian động dục trở lại của lợn nái lô đối chứng và hai lô thí nghiệm có sự khác nhau. Lợn nái ở lô thí nghiệm 1 thời gian động dục trở lại trung bình sớm hơn lô đối chứng 2 ngày, nhưng so với lô thí nghiệm 2 thì chậm hơn 1,3 ngày. Lợn nái ở lô thí nghiệm 2, thời gian động dục trở lại trung bình sớm hơn lô đối chứng 3,5 ngày. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ hao mòn của lợn nái ở lô đối chứng cao hơn, khả năng phục hồi cơ thể sau giai đoạn nuôi con lâu hơn các lợn nái ở hai lô thí nghiệm. Lợn nái ở lô thí nghiệm 1 tỷ lệ hao mòn và khả năng phục hồi cơ thể sau đẻ chậm hơn so với lợn nái ở lô thí nghiệm 2. Do quá trình động dục trở lại sau đẻ của lợn nái trong hai lô thí nghiệm diễn ra sớm hơn lô đối chứng, nên khoảng cách giữa các lứa đẻ sẽ được rút ngắn hơn, do vậy, số lứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đẻ/nái/năm sẽ cao hơn lô đối chứng. Điều này cho thấy, chế phẩm Phar- selenzym có tác dụng nâng cao chức năng sinh sản, nhanh phục hồi đường sinh dục, từ đó tăng sức sản xuất của lợn nái. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Mahan, D. C. (2004) [41].
Lợn nái sau khi đẻ thường mắc bệnh sản khoa và một số bệnh khác, do đó, trong quá trình theo dõi lợn thí nghiệm, chúng tôi đã ghi chép hàng ngày và điều trị kịp thời. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.