Vai trò của FDI với tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh bắc ninh trong thời gian tới (Trang 48 - 51)

Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, hiện nay, kinh tế tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn và vượt bậc. Khu kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI đã có vai trị quan trọng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

- Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước của tỉnh còn hạn chế, vốn FDI đã bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ thúc đẩy gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu mà cịn đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách tuy những năm đầu quy mơ cịn nhỏ, được hưởng các chính sách ưu đãi.

- Khu vực FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất cơng nghiệp và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kin tế của tỉnh theo hướng hiện đại. Đóng góp của khu vực FDI làm cho công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, trở thành “đầu tầu” tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 GDP 3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358 2 CN 1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375 3 NN 1.096.516 1.151.095 1.206.126 1.237.990 1.176.781 1.185.184 4 DV 1.021.260 1.174.976 1.364.455 1.614.275 1.933.735 2.039799

( Nguồn : Tổng hợp và xử lý theo số liệu thống kê Bắc Ninh)

Đổi mới và chuyển giao cơng nghệ, góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gia tăng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao như Canon, Samsung, Nokia,... khu vực FDI đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như viễn thông, chế tạo điện tử, tin học, .... Nhìn chung, trình độ cơng nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Ðây là cơ hội để đội ngũ lao động trong tỉnh có thể tiếp cận, nắm bắt các cơng nghệ hiện đại trên thế giới

Sự phát triển năng động của khu vực FDI có tác động lan toả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng

cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Khu vực FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Khu vực FDI cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDIcũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 7.699 người vào cuối năm 2006 đã tăng lên 36.800 người vào cuối năm 2010, và hơn 83.000 lao động vào cuối năm 2012, chiếm hơn 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh.

- Khu vực FDI đưa nền kinh tế của tỉnh từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Khu vực FDI đã góp phần quan trọng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động của khu vực FDI đã kết nối với chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu. Hiện nay, 99% sản phẩm của SEV thuộc Tập đoàn Samsung được xuất khẩu, trong đó 42% vào thị trường khó tính Châu Âu, cịn lại là thị trường Trung Đơng và Đơng Nam Á. Q trình phát triển khu vực FDI trên cơ sở quán triệt quan điểm mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng, phù hợp với thực tiễn và thơng lệ quốc tế, góp phần hồn thiện, tạo khung khổ pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của khu vực kinh tế này.

- Khu vực FDI thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư. Nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút và quản lý dịng vốn FDI, cùng với chính sách vĩ mơ của Chính phủ, Bắc Ninh cũng chủ động, tích cực đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Theo báo cáo của VCCI hàng năm, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh qua các năm thăng hạng nhanh và vững chắc. 3 năm liên tiếp nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu trong bảng xếp hạng cải thiện môi trường đầu tư và năm 2011 với điểm số PCI là 67,27, Bắc

Ninh đã vượt lên xếp vị trí thứ 2 của cả nước. So với các tỉnh, thành phố, trong 9 chỉ số thành phần để đánh giá PCI thì có 3 chỉ số Bắc Ninh đứng ở vị trí số 1 là: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chi phí thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước và Thiết chế pháp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh bắc ninh trong thời gian tới (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)