Thời gian phẫu thuật:

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật nuss kết hợp nội soi lồng ngực điều trị bệnh ngực lõm bẩm sinh tại bệnh viện việt đức (Trang 71)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.3.2Thời gian phẫu thuật:

Thời gian phẫu thuật của chúng tôi trung bình: 69.4 ± 24.4 (phút), dài nhất: 150 (phút), ngắn nhất: 30 (phút). Theo tác giả Anthony J. Bufo thời gian phẫu thuật trung bình là 68 phút (40-85 phút) [13], theo A. Nicodin thời gian phẫu thuật trong khoảng 60 – 80 phút[11], nghiên cứu của Võ Thị Nhật Khuyên thời gian phẫu thuật trung bình 67,89 ± 22,88 phút (25- 120 phút)[1], theo Trần Thanh Vỹ thời gian phẫu thuật trung bình 83 phút (45, 135 phút) [4]. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng thời gian phẫu thuật của phương pháp Nuss được rút ngắn rất nhiều so với các phương pháp kinh điển trước đây (Bruner, Ravicth…) Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường cho thấy: PP Bruner với thời gian trung bình: 124 ± 37 phút; PP Judet với thời gian trung bình: 118 ± 37 phút; PP Ravitch cải tiến với thời gian trung bình: 100 ± 10 phút; PP kéo liên tục với thời gian trung bình: 100 ± 28 phút[2].

Chúng tôi Nguyễn Văn Trường

Phương pháp Nuss Buner Ravitch Judet

Thời gian trung bình 69± 24 124 ± 37 100 ± 10 118 ± 37

Ngắn nhất 30 60 90 65

4.3.3 Số thanh đỡ phải đặt:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các trường hợp chỉ cần đặt một thanh đỡ, chỉ có 4 trường hợp phải đặt 2 thanh. Việc đặt 1 hay 2 thanh đỡ tùy thuộc ào thể lõm ngực (thể lõm đồng tâm thường chỉ đạt một thanh, thể lõm rộng tạo kênh dài thường cân nhắc đặt 2 thanh), lứa tuổi và độ cứng của thành ngực trẻ (tác giả Nuss đặt 2 thanh ở những bệnh nhân lớn tuổi[19]); thanh nâng thứ hai ở phía trên chẳng những giúp cải thiện kết quả điều chỉnh biến dạng, mà còn hạn chế biến chứng di lệch thanh sau này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng có những bệnh nhân có chỉ định đặt 2 thanh tuy nhiên do điều kiện kinh tế của bệnh nhân không có khả năng chi trả nên chỉ đặt 1 thanh, dĩ nhiên những bệnh nhân này sau mổ kết quả phẫu thuật sẽ không được hoàn hảo.

Trong nghiên cứu của Trần Thanh Vỹ số bệnh nhân phải đặt 2 thanh là 7 chiếm 7.8%[4]. Donald Nuss nghiên cứu trên 668 trường hợp có 21.7% trường hợp phải đặt 2 thanh, 1 trường hợp phải đặt 3 thanh [19].

4.3.4 Dẫn lưu màng phổi sau mổ:

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải đặt DLMP sau mổ. Gregory T. Banever cũng không đặt DLMP trong số 50 bệnh nhân ông nghiên cứu [25], một số phẫu thuật viên chủ trương đặt DLMP 2 bên để dự phòng[1]. Donald Nuss đặt DLMP ở 3% bệnh nhân mà ông phẫu thuật [20], theo K.A. Miller có 2.4% trường hợp phải đặt DLMP sau mổ[33]. Trong nghiên cứu của Vũ Hữu Vĩnh: Ở những trường hợp không đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi, biến chứng tràn khí khoang màng phổi 2 bên 2 trường hợp và tràn máu 1 bên 1 trường hợp. Cả 3 ca này đều phải đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi vào bên có tràn khí hoặc tràn máu nhiều (0.9%)[9].

Việc có hay không đặt DLMP sau mổ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phẫu thuật tuy nhiên nếu không đặt DLMP tâm lý bệnh nhân sẽ bớt nặng nề và thoải mái hơn sau mổ.

Ảnh 4.4 Có đặt DLMP 2 bên và không đặt DLMP sau mổ 4.3.5 Biến chứng trong mổ:

Y văn đã mô tả có trường hợp biến chứng nặng gây thủng tim, phổi trong lúc luồn thanh đỡ [23]. Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng nặng.

Hyung Joo Park mô tả một trường hợp thủng tim trong 322 bệnh nhân ông phẫu thuật: Bệnh nhân đã mổ đặt thanh đỡ cách 1 năm, mổ lại vì di lệch thanh, do dính mặt sau xương ức khi luồn thanh đỡ gây thủng nhĩ phải và thất phải. Rất may, bệnh nhân đã được cứu sống[28]

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật nuss kết hợp nội soi lồng ngực điều trị bệnh ngực lõm bẩm sinh tại bệnh viện việt đức (Trang 71)