1.4. Nội dung quản lý hoạt động phòng học bộ môn của Hiệu trƣởng
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phịng học bộ mơn
(1) Lập kế hoạch xây dựng hệ thống PHBM
Quy mô của các trường THPT hiện nay khơng đồng nhất, có trường lớn nhiều lớp, có trường nhỏ ít lớp, nhưng trường nào cũng đều có các khối từ lớp 10 đến lớp 12. Vì vậy việc phát triển PHBM ở các trường là cần thiết, tuy nhiên không nên quy định cứng nhắc trong việc xây dựng cũng như trang bị.
(2) Lập kế hoạch xây dựng PHBM riêng biệt cho các môn học
Theo yêu cầu lí tưởng cho việc dạy học đạt chất lượng cao, mỗi mơn học cần phải có phịng học riêng, tuy nhiên, điều kiện kinh phí khơng cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ các yêu cầu đó. Từ chương trình giáo dục THPT và thực tế số lượng HS hiện nay, giải pháp xây dựng đầy đủ PHBM trước hết là đáp ứng yêu cầu dạy học của những mơn khoa học địi hỏi tính thực nghiệm cao như Vật lí, Hố học, Sinh học, Ngoại ngữ, Công nghệ và các mơn học địi hỏi phải có khơng gian hoạt động dạy học đặc biệt như Thể dục, GDQP-AN. Như vậy giải pháp xây dựng đầy đủ PHBM cho trường THPT hiện nay là mỗi trường phải có các PHBM sau:
- PHBM Vật lí - PHBM Hố học - PHBM Sinh học - PHBM Công nghệ - PHBM Địa lí - PHBM Lịch sử - PHBM Ngoại ngữ - PHBM Thể dục - PHBM Tin học
Về yêu cầu thiết kế các hệ thống phục vụ dạy học cho các PHBM Vật lí, Hố học, Sinh học, Cơng nghệ, đề tài đã nói ở trên, riêng PHBM Ngoại ngữ cần có hệ thống cách âm. Hiện nay, nhiều trường THPT đã có nhà tập đa năng, có thể coi đây là PHBM cho mơn Thể dục. Mơn Sinh học có thể xây dựng vườn trường làm nơi thực hành. Nhiều địa phương cịn kết hợp bố trí trong vườn trường những sa bàn, mơ hình,... phục vụ cho dạy Địa lí hoặc Lịch sử,...
(3) Lập kế hoạch xây dựng PHBM kết hợp giữa các môn học
Căn cứ kết hợp các môn học trong việc xây dựng PHBM - Những mơn học có kiến thức chun môn gần gũi, liên quan - Những mơn học có sử dụng hệ thống TBDH tương đồng
Trong trường THPT có thể xây dựng các loại PHBM kết hợp như sau: - PHBM Vật lí + Cơng nghệ
- PHBM Sinh học + Hoá học - PHBM Tin học + Ngoại ngữ - PHBM Lịch sử + Địa lí + GDCD
Về số lượng các PHBM kết hợp phải căn cứ dựa trên kế hoạch dạy học của mỗi môn học, số lượng HS của mỗi trường và yêu cầu dạy học của nhà trường để tính tốn xây dựng cho hợp lí. Những trường THPT nhỏ hơn, chưa có điều kiện đầu tư có thể chỉ xây dựng các PHBM liên mơn như đã nêu ở trên. Các phịng truyền thống, thư viện của nhà trường cũng có thể được sử dụng làm mơi trường học tập như các PHBM đối với một số môn khoa học.
Như vậy sẽ khơng cần thiết phải có một quy định cứng nhắc cho số lượng cũng như diện tích PHBM ở trường THPT. Điều mà người thiết kế, sử dụng cần quan tâm đó là diện tích tối thiểu (đã được quy định trong quy chế về PHBM của Bộ GD&ĐT) của mỗi PHBM sao cho HS có thể thực hiện được các hoạt động học tập một cách dễ dàng. Hơn nữa trong xu hướng phát triển giáo dục, các mơn học gần gũi sẽ được tích hợp lại ví dụ: các mơn Vật lí, Hố, Sinh học thành mơn Khoa học tự nhiên, các môn Lịch sử, Địa lí thành mơn Khoa học xã hội chẳng hạn. Như vậy việc xây dựng PHBM theo hướng kết hợp các môn học phải được đặt ra ngay từ khi mới xây dựng. Cách làm này giúp cho việc quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển tránh được sự lãng phí trong điều kiện kinh phí đầu tư cho trường THPT còn hạn hẹp.
(4) Lập kế hoạch trang bị cho PHBM
Ngoài những thiết bị dùng chung như bàn ghế, bảng, các hệ thống vận hành phụ trợ cho hoạt động của PHBM như đã trình bày, đề tài lưu ý về giải pháp trang bị của hai hệ thống thiết bị: Thiết bị kĩ thuật và TBDH.
Thiết bị kĩ thuật dùng chung
PHBM được coi như một nơi hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Việc trang bị các thiết bị kĩ thuật có chất lượng cao là cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của nhà trường THPT và yêu cầu dạy học của cấp học này mà đề tài đề xuất trang bị những thiết bị kĩ thuật sau: Máy tính, các loại máy chiếu, màn chiếu, Ti vi, đầu Video, bảng thông minh,...
Với một số thiết bị kĩ thuật đã nêu, việc trang bị chưa phải là cấp bách như bảng thông minh, máy chiếu vật thể,...Tuy nhiên, nếu trường nào có điều
kiện cũng nên trang bị cho PHBM vì tính hiệu quả của nó. Những thiết bị này sẽ giúp cho GV và HS tiếp cận với kĩ thuật hiện đại tạo nên khơng khí học tập đa dạng linh hoạt.
Thiết bị dạy học môn học cho PHBM
TBDH môn học gồm nhiều loại hình như tranh, ảnh, mơ hình, mẫu vật, dụng cụ, Diaflim, băng (đĩa) ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học. Bộ GD&ĐT đã ban hành danh mục TBDH tối thiểu từ lớp 10 đến lớp 12. Tất cả các thiết bị theo danh mục này các trường THPT đã được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên, đó là kiểu trang bị cho lối dạy học truyền thống, ở phòng học truyền thống, còn nhiều điều bất cập với PHBM. Các trường THPT cần tổ chức lại theo yêu cầu dạy học ở phịng học bộ mơn. Chẳng hạn, nếu trước đây TBDH của mơn Vật lí được trang bị theo yêu cầu của kiến thức từng lớp 10,11,12 riêng biệt không tránh khỏi sự chồng chéo, trùng lặp, chưa có điều kiện nâng cao chất lượng các bộ TBDH cho môn học này. Việc trang bị TBDH mơn học cho PHBM địi hỏi tính hệ thống, theo chủ đề, chuyên sâu và có tính phát triển nên cần được sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp. Ví dụ: từ danh mục TBDH tối thiểu của Bộ GD&ĐT ban hành, TBDH mơn Vật lí trường THPT khơng thể như hiện nay mà theo các chủ đề Vật lí được học như: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang.
Các mơn học khác cũng có tình trạng tương tự. GV bộ mơn phải có trách nhiệm quy hoạch lại hệ thống TBDH trong mơn học mà mình phụ trách, từ đó có kế hoạch bổ sung và phát triển hệ thống TBDH ở mỗi PHBM.
1.4.2. Tổ chức cho hoạt động phịng học bộ mơn
(1) Sử dụng đội ngũ theo vị trí việc làm
Trong tổ chức PHBM thì bước đầu tiên của Hiệu trưởng là xây dựng đội ngũ quản lý, mạng lưới nhân sự cho PHBM gồm có chịu trách nhiệm chung là Hiệu trưởng, chịu sự quản lý dưới Hiệu trưởng là Hiệu phó phụ trách chun mơn, các tổ trưởng bộ môn và nhân viên thiết bị phụ trách PHBM.
Để hoạt động được hiệu quả Hiệu trưởng phải xây dựng được trách nhiệm của từng cá nhân trong mạng lưới của mình cụ thể:
Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm chung với các tổ trưởng bộ mơn trong khâu quản lý thời khóa biểu sao cho hợp lí, cùng các tổ trưởng
chun mơn lên kế hoạch dạy và học ở PHBM, cùng nhân viên thiết bị lên kế hoạch đầu tư trang bị thiết bị dạy học cho PHBM, quản lý việc trang bị, quản lý, sử dụng TBDH trong PHBM cho đạt hiệu quả cao.
(2) Xây dựng qui chế hoạt động của PHBM
Theo thống kê yêu cầu của các bộ môn, của tổ trưởng chuyên môn hiệu trưởng từ các căn cứ đó có thể lập kế hoạch cho hoạt động của PHBM theo ngày, tuần, tháng, học kì, năm học về sử dụng PHBM, về các thiết bị dạy học trong PHBM để trên cơ sở đó nhân viên phụ trách thiết bị cùng giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học cho tiết dạy có sử dụng PHBM
Trên cơ sở đăng kí sử dụng PHBM của từng giáo viên với từng PHBM kết hợp với thời khóa biểu của nhà trường để từ đó Hiệu trưởng có nhiệm vụ lập thời khóa biểu về PHBM cho giáo viên và học sinh biết để có lộ trình di chuyển đến nơi học
Trên các cơ sở trên Hiệu trưởng cùng ban giám hiệu xây dựng qui chế hoạt động cho PHBM của trường mình dựa trên các nội dung đã được đề ra
Để có được hệ thống qui chế chỉ đạo hoạt động người Hiệu trưởng phải có hiểu biết về những nội dung hoạt động trong PHBM để đề ra qui chế
Trước tiên là qui định cho người sử dụng PHBM gồm GV, NVTB, HS
Gồm nội qui khi vào phịng học bộ mơn, trong nội qui đưa ra những qui định của những người sử dụng PHBM. Mỗi phịng học bộ mơn có một qui định riêng ví dụ như PHBM hóa học có yêu cầu của sử dụng Hóa chất, yêu cầu vệ sinh học đường, u cầu về an tồn khi sử dụng hóa chất…
Qui chế cho mỗi đối tượng 1 khác nhau với giáo viên có qui chế an tồn sử dụng, qui chế khi mượn trả thiết bị
Với nhân viên thiết bị chịu trách nhiệm về sổ sách, về việc mượn trả thiết bị và về vệ sinh thiết bị…
Với học sinh phải chịu tuân thủ qui định giữ trật tự, bảo quản thiết bị trong giờ học và những giữ vệ sinh, dọn dẹp khi học xong.
(3) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, viên chức quản lý PHBM
Công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên thiết bị sử dụng TBDH là quản lý về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng
Để học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản và sử dụng TBDH, đồng thời sử dụng TBDH có kết quả cao, giáo viên cần có lịng say mê nghề nghiệp, đồng thời cần được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, khai thác sử dụng TBDH.
Sự bất cập về kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý sử dụng bảo quản thiết bị, sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH.. là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy, học tập ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.
Thiết bị dạy học có vai trị và tác dụng to lớn trong nâng cao chất lượng dạy và học; là điều kiện để thực hiện nguyên lý “Trực quan sinh động’’ góp phần thực hiện “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn’’. Vì vậy CBQL các nhà trường cần phải có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để phát huy vai trò, tác dụng của TBDH trong giảng dạy, học tập và rèn luyện. Hiệu trưởng cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thiết bị dạy học trong PHBM.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động dạy và học ở phịng học bộ mơn
Trên cơ sở kế hoạch về việc sử dụng PHBM, Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động dạy và học ở PHBM, đây chính là là khâu triển khai các kế hoạch hoạt động một cách chi tiết và được thực hiện bởi giáo viên, học sinh dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hiệu trưởng.
Đây có thể nói là nhiệm vụ quản lý nặng nề nhất của Hiệu trưởng trong nhà trường bởi nó quyết định sự đổi mới PPDH để từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng chính là mục tiêu chính của nhà trường phổ thơng.
(1) Chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên theo qui chế PHBM
Trong quản lý hoạt động dạy và học nói chung bao gồm:
- Khâu phân công chuyên môn: trong PHBM phân cơng chun mơn như tổ trưởng chun mơn, tổ phó, giáo viên phụ trách PHBM cho môn học, các phân công này phải dựa trên năng lực, đạo đức nghề nghiệp, tín nhiệm của giáo viên trong tổ..
- Trong quản lý hoạt động PHBM khâu sắp xếp TKB cho tiết dạy và học ở PHBM cũng là một hoạt động quản lý quan trọng. Nếu sắp xếp hợp lí thì nâng cao
- Tổ chức hoạt động dạy của GV: trong PHBM tổ chức hoạt động dạy bao gồm: chỉ đạo việc sử dụng các hình thức dạy học hợp lí trong PHBM. Chỉ đạo hoạt động ứng dụng PPDH tích cực trong PHBM… (trong đó có khả năng sử dụng TBDH được nghiên cứu ở mục riêng về cơng tác TBDH trong PHBM)
Vì vậy muốn thực hiện tốt quá trình quản lý hoạt động dạy và học ở PHBM thì người Hiệu trưởng trước hết phải có những tác động đến giáo viên và học sinh về vấn đề nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học của giáo viên và học sinh. Muốn làm được như vậy trước tiên người Hiệu trưởng phải thông qua hệ thống quản lý của mình là tổ trưởng bộ mơn để từ đó tổ trưởng bộ mơn có những u cầu cụ thể đến từng giáo viên và học sinh khi dạy và học ở PHBM.
Tổ trưởng bộ môn trên cơ sở của các bài học trong PHBM cùng các giáo viên đưa ra được hệ thống bài học với các hình thức tổ chức học như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất ở PHBM. Có thể phân tích cụ thể các dạng bài và các hình thức tổ chức hoạt động dạy học đổi mới phương pháp dạy và học như sau:
Trước tiên chúng ta phải hiểu hoạt động dạy học ở PHBM chủ yếu là hình thức dạy học trên lớp. Đó là một hình thức dạy học quen thuộc với tất cả GV trường THPT. Thời gian học tập được quy định chặt chẽ theo tiết học (mỗi tiết 45’), địa điểm và đối tượng học tập cố định, thành phần học tập không đổi. GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính tập thể ổn định, đồng thời chú ý đến đặc điểm của HS để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững kiến thức một cách trực tiếp. Hầu hết GV trường THPT rất quen thuộc với việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. GV có thể vừa dạy lí thuyết vừa hướng dẫn sử dụng TBDH.
Nếu căn cứ vào mục đích dạy học và tính chất của nội dung dạy học, hình thức dạy học trên lớp ở trường THPT thường thường có các loại bài học sau:
- Bài học lĩnh hội tri thức mới - Bài học hình thành kĩ năng, kĩ xảo
- Bài học vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo - Bài khái quát và hệ thống hoá kiến thức
- Bài kiểm tra và hiệu chỉnh tri thức kĩ năng, kĩ xảo - Bài học hỗn hợp
Tất cả các loại bài học trên đều có thể tổ chức dạy học trong PHBM đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, quá trình giáo dục ở trường THPT là một q trình có tính chất tồn vẹn nên khơng thể tách biệt các loại bài học trên một cách cứng nhắc cơ học mà trong mỗi bài học đều bao gồm các hoạt động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Để đảm bảo tính chất đó, trong hình thức dạy học trên lớp cần biết kết hợp các loại bài học trên với tỷ lệ khác nhau tuỳ theo nội dung mơn học và mục đích của tiết học. Ở đây luận văn chỉ lưu ý đến 2 kiểu bài dạy học có liên quan tới việc sử dụng TBDH nhiều nhất.
* Kiểu bài lĩnh hội tri thức mới bao gồm các khâu như sau:
+ Tổ chức lớp học: trước hết là sự chuẩn bị bài của GV và HS. Bên cạnh việc soạn giáo án, chuẩn bị những điều kiện vật chất cơ bản để tiến hành dạy học. Mục đích của việc tổ chức lớp học là nhằm thu hút sự tập trung chú ý học tập của HS. Vậy nên, ngay từ khi chuẩn bị bài GV đã phải tính tốn kĩ lưỡng đến từng chi tiết.