2.4.1. Những điểm mạnh chính (S)
Trường THCS Phù Lỗ là một nhà trường đã được thành lập trên năm mươi năm với đội ngũ CBQL, GV, NV có kinh nghiệm, có trình độ đều đạt từ chuẩn trở lên. Kết quả xếp loại đạo đức, giáo dục văn hóa và các danh hiệu thi đua, thành tích đạt được của nhà trường trong những năm qua đã phần nào khẳng định được
những ưu điểm của nhà trường trong công tác xây dựng tổ chức.
Với những thành tích đạt được của nhà trường, đầu tiên phải kể đến vai trò của lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo nhà trường rất tâm huyết, dành
nhiều thời gian, sức lực, trí lực cho việc nghiên cứu về nhà trường, về giá trị nền tảng và kết quả các hoạt động của nhà trường để từ đó xây dựng tầm nhìn cho tổ chức. Họ là những người ln cầu thị, ham học hỏi, biết cống hiến bản thân mình để hồn thành sứ mệnh của nhà trường. Chính vì lẽ đó mà sứ mệnh của nhà trường được xác định rõ ràng và phù hợp với chức năng cũng như nguồn lực, được gắn kết với chiến lược phát triển của địa phương và nhu cầu của xã hội trong thời đại hiện đại hóa và tồn cầu hóa hiện nay. Lãnh đạo ln khích khích sự hợp tác giữa lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành viên trong nhà trường, giữa các tổ, nhóm với nhau và có cơ chế khuyến khích, động viên GV, NV, HS làm việc và học tập rõ ràng. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV được học tập nâng cao trình độ phù hợp với khả năng và nhu cầu cá nhân, các giá trị văn hóa được cải thiện và thích nghi.
Bên cạnh đội ngũ CBQL, cịn phải kể đến mặt mạnh của nhà trường là các đồng chí GV, NV ln có một số những cá nhân liên tục tìm kiếm kiến thức mới và sẵn sàng chia sẻ với các thành viên khác trong nhà trường. Có những thành viên thường xuyên đổi mới trong các hoạt động dạy học và làm việc.
2.4.2. Những điểm yếu chính (W)
Tầm nhìn của nhà trường được lãnh đạo xây dựng bằng tâm huyết và sự nhiệt tình nhưng lại chưa phát huy tối đa trí lực của tập thể, ít khởi xướng sự biến đổi, khó làm việc hiệu quả với mọi thành viên nên nhiều người trong tổ chức chưa được hiểu rõ về tầm nhìn đó nên có những thành viên làm việc khơng đóng góp vào cái chung mà hoạt động theo những hướng khác nhau. Cấu trúc tổ chức hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Nhiều khi có những việc mà lãnh đạo quyết định chỉ lấy ý kiến của CBQL, chưa có được sự đồng bộ giữa CBQL và các GV, NV trong nhà trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chưa giúp được toàn bộ các thành viên trong nhà trường nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện. Và cũng chính vì lẽ đó mà có những CBQL, có nhiều lúc làm việc chưa đúng cách với những thành viên khác, cịn
quan liêu, bảo thủ. Nhà trường có hệ thống các quy chế làm việc do lãnh đạo biên soạn, hướng dẫn thực hiện, yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhưng lại thiếu sự trao quyền cho các thành viên.
Đội ngũ GV, NV chưa đồng đều về tay nghề và nghiệp vụ. Trường có một số GV rất ham học học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới để chia sẻ nhưng cũng khơng ít thành viên trong trường còn tự bẳng lịng với mình trong một xã hội luôn biến đổi, không sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ cũ, thói quen cũ. Trường cịn có thành viên đặt lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm lên trên lợi ích của tập thể, cịn e dè trong giao tiếp, ngại thay đổi mình và cũng khơng sẵn sàng thử nghiệm công việc mới để tránh bị trách phạt hay chỉ trích. Nhận thức của các thành viên về việc xây dựng tổ chức nhà trường năng động, hội nhập cịn thiếu. Chính vì vậy mà họ thường né tránh thể hiện ở những cuộc thảo luận, công khai trực tiếp và cho rằng cịn thiếu sự bình đảng với tất cả mọi người.
Việc quán triệt và thực hiện cụ thể hóa mục tiêu đặt ra ở một bộ phận trong một số công việc, lĩnh vực còn chậm. Hơn thế nữa có những lúc việc kiểm tra, giám sát quá chặt chẽ nhưng lại chưa kịp thời và chưa hiệu quả, chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên
khuyến khích các thành viên nhiệt tình, tự chủ tham gia vào các công việc.
Việc phân công nhiệm vụ cho một số bộ phận trong cơ cấu tổ chức còn chồng chéo, có những điểm chưa phù hợp, sự phối kết hợp trong công tác giữa các bộ phận còn bộc lộ những hạn chế, hiệu quả mang lại cịn thấp, cịn mang tính hình thức. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để phát huy quyền dân chủ của mọi thành viên có cải tiến song ở một số nội dung chưa có sức cuốn hút để phát huy trí tuệ tập thể. Các hình thức phối hợp giáo dục nhìn chung cịn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện nên hiệu quả giáo dục cho học sinh đã có những kết quả nhất định nhưng chưa
2.4.3. Những cơ hội chính (O)
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi chóng mặt của thế kỷ XXI đã có những tác động trực tiếp đến giáo dục, đòi hỏi nhà trường phải có những sự thay đổi đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Toàn cầu và hội nhập đặt ra những yêu cầu mới trong việc xây dựng tổ chức nhà trường. Chúng ta cũng đang cùng với toàn ngành thực hiện tốt Nghị quyết 29 Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục & Đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”. Đây cũng chính là cơ hội cho cả CBQL, GV, NV cũng như HS thể hiện, giảng dạy và đánh giá theo hướng phát triển năng lực bản thân một cách tốt nhất.
Khoa học cơng nghệ phát triển góp phần đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, là cơ hội cho cả người dạy, người học và những người làm việc.
2.4.4. Những thách thức chính (T)
Các thành viên được tự do, được trao quyền theo nhu cầu và định hướng hiện đại nên họ phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để biết cách ra quyết định một cách hợp lý và hoàn thành quyết định một cách hiệu quả.
Hiện nay, CNTT phát triển mạnh với nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Song song với những lợi ích của CNTT và nền kinh tế thì trường thì cũng có những mặt trái của nó. Đó cũng chính là thách thức với những người làm công tác giáo dục do một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đinh, bị ảnh hưởng nhiều thói hư tật xấu ngồi xã hội. Họ phải tiếp cận với cái mới, có những phương pháp giáo dục học sinh tích cực trong thời đại mới.
Quốc tế hóa và tồn cầu hóa cũng có nghĩa là chất lượng và tính tiêu chuẩn cao phải đạt lên hang đầu, các hoạt động phải minh bạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trường THCS Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là một ngôi trường đã trải qua 57 năm trưởng thành và phát triển. Nhà trường đã có những thành tích đáng kể, đáng được ghi nhận. Với việc khảo sát thực trạng tổ chức và thực trạng việc xây dựng tổ chức tại nhà trường, qua các ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát có thể thấy nhà trường đã có những nền tảng nhất định để xây dựng nhà trường thành một TCBHH. Tuy nhiên tổ chức nhà trường vẫn tồn tại một số vấn đề chính cụ thể là: Các thành viên trong nhà trường đều nhận thấy rất cần thiết để xây dựng nhà trường thành một TCBHH nhưng họ lại chưa có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về loại hình tổ chức tiên tiến này. Lãnh đạo nhà trường là có ưu điểm rất lớn song tầm nhìn của tổ chức lại chưa được chia sẻ, các thành viên chưa thực sự được trao quyền. Nếu có thì họ cũng chưa mạnh dạn tiếp nhận, cấu trúc của tổ chức đã có sự khuyến khích cộng tác nhưng chỉ là hình thức và theo khn mẫu, chưa thể hiện sự bình đẳng đối với tất cả mọi thành viên cịn nhiều thành viên thì chưa quan tâm đến cái tồn thể, chia sẻ thơng tin cịn hạn chế… Để khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên khơng chỉ địi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm cơng tác giáo dục mà cịn cần có sự đổi mới căn bản để thúc đẩy công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của CBQL cũng như các thành viên khác trong trường, cách thức tổ chức các hoạt động, chia sẻ thông tin, biết ủy quyền và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo nền tảng cho sự phát triển một tổ chức liên tục phát triển và thích nghi tốt. Đây chính là những nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chương sau của luận văn.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ LỖ - SÓC SƠN - HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Từ kết quả nghiên cứu lý luận được trình bày ở chương 1, xuất phát từ thực trạng của việc xây dựng tổ chức tại Trường THCS Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội trình bày ở chương 2, chương 3 luận văn xin được đề xuất một số biện pháp xây dựng TCBHH tại trường THCS Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội. 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi
3.1.1. Xuất phát từ những quy luật của giáo dục
Mọi đề xuất, mọi giải pháp khi đưa ra muốn đạt được kết quả tốt cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở vững chắc là những căn cứ khoa học, người đề xuất cần căn cứ vào những quy luật phát triển giáo dục, nghĩa là những biện pháp phải tn thủ quy luật khách quan. Đó chính là: Những định hướng, mục tiêu phát triển GD - ĐT, giáo dục phổ thông thời kỳ hội nhập và đổi mới cũng như những đòi hỏi của địa phương. Căn cứ vào những biến động và kết quả dự báo về xu thế phát triển kinh tế văn hoá xã hội của thế giới, các nước trong khu vực, tình hình trong nước, tình hình của địa phương và trên địa bàn cụ thể. Căn cứ vào thực trạng công tác tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh của nhà trường, địa phương nơi mình quản lý.
3.1.2. Xuất phát từ mục tiêu quản lý giáo dục phổ thông
Việc xác định, lựa chọn được các mục tiêu và tìm được các biện pháp thực hiện phù hợp với các mục tiêu, đạt được mục tiêu là một nguyên tắc quan trọng và cũng là điều mà tất cả các nhà giáo dục, quản lý giáo dục mong muốn. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chức phải xuất phát từ những mục tiêu giáo dục và chú ý đến sự phù hợp với mục tiêu, khả năng thực hiện đạt được các mục tiêu. Ngoài những mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước thể hiện trong các văn kiện nghị quyết về chiến lược xây dựng con
người Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập và phát triển và các mục tiêu giáo dục, mục tiêu cụ thể của từng bậc học đã được quy định trong Luật Giáo dục, chúng ta còn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển GD-ĐT của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Định hướng tầm nhìn chung, sứ mạng của tổ chức.
3.1.3. Phù hợp với thực tiễn, mang tính kế thừa và có tính khả thi cao
Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn, có điều chỉnh nhưng vẫn mang tính kế thừa. Muốn đề xuất các biện pháp xây dựng TCBHH có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, nhà trường, các thành viên trong tổ chức, điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện mơi trường văn hóa tổ chức… để cho phù hợp và có tính khả thi cao.
Mỗi biện pháp quản lý khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD cịn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một tổ chức và tạo nên diện mạo, đặc trưng riêng của tổ chức đó. Vì thế mà khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính tốn khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính thiết thực và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.
3.2. Các biện pháp xây dựng Tổ chức biết học hỏi tại Trường Trung học cơ sở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội cơ sở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một q trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của công việc. Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng nhận CBQL, GV và NV
trong trường đều chưa hiểu về TCBHH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, NV cùng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà trường thành một TCBHH là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng thành cơng TCBHH trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng thành cơng TCBHH thì tổ chức đó sẽ linh hoạt đáp ứng và có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Xây dựng TCBHH là xu thế tất yếu của các tổ chức hiện đại, khuyến khích việc học tập của các cá nhân cũng như mọi cấp độ trong tổ chức nhằm phát huy trí thơng minh tập thể tạo ra sự thay đổi liên tục và mở rộng khả năng phát triển của tổ chức để tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục. Hơn nữa, xây dựng TCBHH còn là yêu cầu cấp thiết để nhà trường cùng với toàn ngành thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW mà Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác xây dựng nhà trường thành TCBHH để mỗi thành viên đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình cơng tác xây dựng nhà trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Mỗi thành viên trong nhà trường cần hiểu được tầm nhìn của nhà trường là trở thành một trường chuẩn quốc gia chất lượng giáo dục cao, sứ mệnh của nhà trường là tạo dựng một mơi trường học tập an tồn, chất lượng, thân thiện và bình đẳng vì đó là một yếu tố quan trọng trong một TCBHH.
- Tổ chức các cuộc họp toàn trường, kể cả họp chính quyền hay các đồn thể, để thơng qua đó giúp mọi người xây dựng ý thức, niềm tự hào vì sứ mệnh của nhà trường mà mình và các đồng nghiệp đã xây dựng. Tổ chức nói chuyện chun đề, hội thảo, khơng chỉ để tuyên truyền mà còn tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên góp ý xây dựng những vấn đề có liên quan để tạo nền tảng và thực hiện các công tác xây dựng tổ chức đúng cách và hiệu quả.
- Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua hội họp, trao đổi hiệu trưởng cần làm cho GV, CBNV nhận thức rõ những về vai trò, chức năng,