Các biện pháp xây dựng Tổ chức biết học hỏi tại Trường Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 72)

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc xây dựng Tổ chức biết học hỏi trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một q trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Từ thực tiễn công tác quản lý và kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng nhận CBQL, GV và NV

trong trường đều chưa hiểu về TCBHH. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, NV cùng thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà trường thành một TCBHH là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng thành cơng TCBHH trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng thành cơng TCBHH thì tổ chức đó sẽ linh hoạt đáp ứng và có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Xây dựng TCBHH là xu thế tất yếu của các tổ chức hiện đại, khuyến khích việc học tập của các cá nhân cũng như mọi cấp độ trong tổ chức nhằm phát huy trí thơng minh tập thể tạo ra sự thay đổi liên tục và mở rộng khả năng phát triển của tổ chức để tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục. Hơn nữa, xây dựng TCBHH còn là yêu cầu cấp thiết để nhà trường cùng với toàn ngành thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/TW mà Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho những người làm công tác giáo dục. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác xây dựng nhà trường thành TCBHH để mỗi thành viên đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình cơng tác xây dựng nhà trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Mỗi thành viên trong nhà trường cần hiểu được tầm nhìn của nhà trường là trở thành một trường chuẩn quốc gia chất lượng giáo dục cao, sứ mệnh của nhà trường là tạo dựng một mơi trường học tập an tồn, chất lượng, thân thiện và bình đẳng vì đó là một yếu tố quan trọng trong một TCBHH.

- Tổ chức các cuộc họp toàn trường, kể cả họp chính quyền hay các đồn thể, để thơng qua đó giúp mọi người xây dựng ý thức, niềm tự hào vì sứ mệnh của nhà trường mà mình và các đồng nghiệp đã xây dựng. Tổ chức nói chuyện chun đề, hội thảo, khơng chỉ để tun truyền mà còn tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên góp ý xây dựng những vấn đề có liên quan để tạo nền tảng và thực hiện các công tác xây dựng tổ chức đúng cách và hiệu quả.

- Bằng các biện pháp tuyên truyền thông qua hội họp, trao đổi hiệu trưởng cần làm cho GV, CBNV nhận thức rõ những về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL, GV, NV đã được quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để mọi thành viên có tinh thần trách nhiệm, làm việc vì tổ chức vì đây là kỹ năng của thành viên trong TCBHH. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm góp phần vào công việc chung, làm cho nhà trường luôn luôn phát triển, biến yêu cầu của tập thể trở thành yêu cầu của bản thân mỗi thành viên. Tự giác, chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Mỗi thành viên có trách nhiệm hiến kế, hiến cơng, hiến sức vì sự phát triển của nhà trường và cả sự nghiệp giáo dục.

3.2.2. Phát huy năng lực của mọi thành viên trong tổ chức 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng và các tổ chức trường học cũng không nằm ngồi quy luật đó. Nâng cao chất lượng tổ chức nhằm thúc đẩy chất lượng dạy và học trong nhà trường là một biện pháp vô cùng quan trọng. Theo quan niệm quản lý hiện nay, trong một tổ chức không phải là một người lãnh đạo các thành viên khác mà là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Vậy tất cả các thành viên đều phải học tập và thể hiện, phát huy năng lực của mình trong tổ chức.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Biết cách làm việc với mọi người: Mỗi người phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Mỗi người phải khơng ngừng cố gắng để tìm kiếm kiến thức mới, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với đồng nghiêp, với tổ chức, ln có ý thức và tinh thần hỗ trợ nhau và tự tin trong giao tiếp để có thể trao đổi với mọi người một cách thoải mái. Làm việc với nhiều người là con đường để kiến thức của mỗi cá nhân được chuyển thành kiến thức của cả tổ chức. Thông tin trung thực và cởi mở giữa các thành

viên, sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi hiệu quả, cởi mở với những ý tưởng sáng tạo và đó cũng là những kỹ năng cần thiết cho hoạt động, làm việc nhóm.

- Hoạt động theo hướng khơng có sự ngăn cách, không cục bộ, cạnh tranh lành mạnh, khởi xướng sự biến đổi: Lãnh đạo nhà trường phải chú trọng tới việc nhận xét, đánh giá hiểu biết tổ chức, hiểu biết về quá trình xây dựng nhà trường, năng lực xây dựng tổ chức của đội ngũ CBQL, GV, NV. Trên cơ sở nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL, GV, NV, lãnh đạo nhà trường phối hợp với các bộ phận chức năng để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cho CBGV, NV. Khích lệ sự tham gia của mọi thành viên vào việc xây dựng tầm nhìn chung của tổ chức để họ hiểu rõ, tự do xác định và giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu. Sẵn sàng loại bỏ cách nghĩ cũ, thói quen cũ không phù hợp, mà tiếp cận với cái mới để giải quyết vấn đề.

Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá. Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về giáo dục cho học sinh. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực

hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người trực tiếp phát hiện những sai lệch và với sự đề phịng đơi khi có thể tiên đốn về những sai lệch so với tiêu chuẩn. Để làm tốt công việc này người phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra của trong quá trình tổ chức thực hiện và cho phép được sửa đổi, bổ sung rút kinh nghiệm nếu cần. Đánh giá kiểm tra là một việc làm vô cùng cần thiết: người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện. Đánh giá cần coi trọng thực chất, khơng chạy theo hình thức. Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng khen thưởng khơng đúng thì sẽ có tác

dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lý. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức: Tuyên dương ở trường, ở các tổ chức đoàn thể, vinh danh trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thơn xã và loa truyền thanh, tại nhà trường... Đó là động lực để các thành viên tự bồi dưỡng và cũng là để tự khẳng định mình.

Vận dụng thuyết lãnh đạo theo tình huống vào thực tiễn xây dựng tổ chức trong nhà trường đòi hỏi lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức và xây dựng hệ thống hành vi đặc trưng của từng phong cách lãnh đạo nhưng công tác quản lý phải được hiện thực hóa thơng qua chu trình quản lý. Lãnh đạo nhà trường phải học cách làm việc cùng mọi người, xây dựng tầm nhìn cho tổ chức nhưng phải biết chia sẻ và giúp mọi người nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện.

3.2.3. Trao quyền cho các thành viên trong mọi hoạt động và truyền thông công khai công khai

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Tầm nhìn của tổ chức có thể do người lãnh đạo sáng tạo ra, nhưng cũng có thể là do người lãnh đạo biết huy động sự tham gia của cả tổ chức. Sự trao quyền đúng đắn cho các thành viên sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra quyết định, tham gia vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng... chứ không cần đến sự thanh tra, giám sát quá chặt chẽ nữa. Mọi thành viên trong tổ chức đều thấy chủ động trong công việc, tự do lựa chọn thông tin cần thiết cho công việc của họ và có trách nhiệm với cơng việc, vì tổ chức mà trong đó có mình.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Tổ chức: tổ trưởng, nhóm trưởng, giáo viên chủ nhiệm, khối trưởng khối chủ nhiệm, trưởng các ban ngành, đoàn thể (Chủ tịch cơng đồn, bí thư đồn, tổng phụ trách, phụ trách lao động, cơ sở vật chất) được trao quyền phân công công việc nhưng phải đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát, tự

chịu trách nhiệm với nguyên tắc chọn đúng việc, giao đúng người nhằm phát triển năng lực cá nhân.

- Các tổ, nhóm xây dựng các kế hoạch cá nhân một cách có trách nhiệm,

quy chế hoạt động cụ thể, chi tiết để thống nhất xây dựng các kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Khi mục tiêu, sứ mệnh là do chính các thành viên xây dựng, họ hiểu rõ mong muốn dài hạn của mình thì họ sẽ hoạt động vì cái chung để đạt được mục tiêu chung đó. Trao quyền cho các thành viên để giảm thiểu sự làm việc độc lập cá nhân. Cơng tác xây dựng các văn bản chính thức của nhà trường phải được tiến hành qua việc khảo sát ý kiến tất cả thành viên trong nhà trường. Công tác xây dựng truyền thống tạo nên thương hiệu riêng cho nhà trường, bắt đầu từ việc xây dựng phịng truyền thống, được sự góp ý, góp sức của mọi thành viên.

- Tuân thủ nguyên tắc không kiểm tra, giám sát quá chặt chẽ mà trao quyền cho các thành viên, CBQL, GV, NV tự kiểm tra các mức độ hoàn thành cơng việc của mình, nhóm, tổ mình, tự chủ nhưng phải tự chịu trách nhiệm để từ đó khởi xướng sự biến đổi trong nhà trường. Các tổ, nhóm có thể tự sáng tạo những ý tưởng mới của mình, chấp nhận sự thất bại, có điều chỉnh sửa sai.

- Một TCBHH chắc chắn sẽ tràn ngập thông tin. Để xác định nhu cầu và giải quyết vấn đề, mọi thành viên đều cần phải biết những điều gì đang diễn ra. Họ cần phải hiểu toàn bộ tổ chức cũng như bộ phận cơng tác của mình. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí, lợi nhuận… phải ln có sẵn cho mọi thành viên. Đó chính là “quản lý theo lối sách để ngỏ”. Mọi thành viên đều có thể đọc “sách để ngỏ” và trao đổi thông tin với bất kỳ ai trong tổ chức. Người lãnh đạo của TCBHH phải hiểu rằng “thà nhiều còn hơn là ít thơng tin được chia sẻ”. Nhờ đó mỗi thành viên có thể lựa chọn thơng tin cần thiết cho công việc của họ và lãnh đạo cũng ln khích lệ các thành viên trao đổi đối mặt và biết lắng nghe.

- Thiết lập các kênh cần thiết cho chia sẻ và lưu truyền thông tin như trên trang web của nhà trường hoặc mạng nội bộ; chủ động rút kinh nghiệm, rút ra bài học từ các trải nghiệm.

3.2.4. Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường 3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Chúng ta đều biết văn hóa của tổ chức là những giá trị, những niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Có thể khẳng định văn hóa tổ chức lành mạnh là nền tảng của tổ chức biết học hỏi.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Xây dựng bầu khơng khí làm việc tích cực, mơi trường hoạt động,

giao lưu thuận lợi trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt nhóm với định hướng củng cố năng lực xây dựng tổ chức. Phát huy tinh thần hợp tác của các bộ phận trong trường nhằm thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường. Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm của đội ngũ GV, CBNV nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ nói chung và cơng tác xây dựng nhà trường nói riêng.

- Các loại quy chế, quy định và quy trình hoạt động trong nhà trường cần phải triển khai xây dựng như: Nội quy của nhà trường, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, cán bộ, giáo viên trong nhà trường, quy định về tiêu chuẩn và quy trình bình xét thi đua khen thưởng của nhà trường, quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBNV, GV, HS, quy định về quản lý ngày công, giờ công, giờ dạy của CBNV, GV, quy định về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quy định về lịch sinh hoạt, hội họp, lề lối làm việc của các bộ phận trong nhà trường, quy định về sử dụng, bảo vệ, bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường, quy trình nâng lương, khen thưởng kỷ luật, nhận xét đánh giá cán bộ cơng chức hàng năm, quy trình tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường. Việc xây dựng và thông qua các quy định phải đảm bảo đúng quy trình dân chủ.

- Nhà trường tổ chức sinh hoạt nhóm cho CBNV, GV đúng với định hướng củng cố năng lực xây dựng tổ chức. Tổ chức sinh hoạt nhóm trong nhóm CBQL, xây dựng các mối quan hệ nhân ái, thân thiện trong hoạt động tập thể, chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường, thực hiện chung các hoạt động truyền thống của tập thể.

- Để xây dựng bầu khơng khí làm việc tích cực trong trường trước hết nhà lãnh đạo cần tìm hiểu các biểu hiện, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hình thành bầu khơng khí trong tập thể. Cần cố gắng tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể và lợi ích chính đáng cho mọi người.

- Xây dựng mối quan hệ chính thức (quan hệ cơng tác, cơng việc) một cách đúng đắn, khoa học, có quy chế rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi… của từng người, từng bộ phận. Quan tâm một cách đúng mực đến các mối quan hệ khơng chính thức. Cần hiểu rõ các thành viên, biết phát huy mặt mạnh của họ. Nhanh chóng phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể và kịp thời giải quyết nó một cách thấu tình đạt lý, khơng để mâu thuẫn tồn tại lâu gây dư luận không tốt và ảnh hưởng đến tập thể.

- Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể. Cơng khai hóa hoạt động của cán bộ quản lý, nhất là của hiệu trưởng để mọi người biết, thông cảm, chia sẻ. Đối xử công bằng, đánh giá khách quan, thưởng phạt công minh. Có các quy trình thủ tục làm việc rõ ràng và được điều chỉnh khi cần thiết. Dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm cá nhân.

- Lãnh đạo nhà trường bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương, chính sách, kế hoạch của nhà nước. Nâng cao ý thức trách nhiệm của CB, GV, Đảng viên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch cơng tác, nội quy, trong nhà trường, nâng cao chất lượng các cuộc sinh hoạt, hoạt động, giao lưu trong nhà trường. Đảm bảo quyền làm chủ của quần chúng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức biết học hỏi tại trường trung học cơ sở phù lỗ sóc sơn hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)