Năng lực tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 31)

1.3. Năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật

1.3.2. Năng lực tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật

ngôn từ

Tri giác ngôn ngữ văn học gắn liền với năng lực tái hiện hình tượng bởi người đọc sách phải đi từ vỏ ngôn ngữ của tác phẩm để nhận ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm do tác giả dựng lên. “Muốn cho thế giới nghệ thuật của tác phẩm hiện hình, người đọc phải có khả năng tái hiện bằng hoạt động tưởng tượng. Có thể nói tri giác ngôn ngữ là bước đánh thức cánh cửa các kí hiệu của tác phẩm và tưởng tượng tái hiện là bước giúp người đọc nhìn ra thế giới bên trong của tác phẩm nằm dưới các kí hiệu ngơn ngữ” [16,tr.122]. Ở người đọc khơng phát triển thì khả năng tưởng tượng tái hiện khơng vận hành và do đó người đọc khơng nhận ra thế giới của tác phẩm đang hiện hình dưới những câu chữ. Vì thế, “có tưởng tượng tái hiện thì thế giới tác phẩm mới hiện hình với bao nhiêu bức tranh nhiều màu, với bao nhiêu con người khác nhau về diện mạo, tính cách” [16,tr.123].

Sức mạnh của văn chương là ở hình tượng. Khơng có hình tượng được dệt bởi ngơn ngữ nghệ thuật thì khơng có ngành nghệ thuật này. Vì vậy, để có được khối cảm thẩm mĩ khi tiếp nhận tác phẩm văn chương, người học phải có năng lực tái hiện hình tượng. Tái hiện hình tượng nghệ thuật là làm cho nhân vật “đi đứng, nói năng, khóc cười, cuộc sống đang vận động, đang chuyển trước mắt người đọc”. Nói như Stanilapxki là phải làm cho người đọc “nhìn bên trong” tác phẩm. Muốn được như vậy, bạn đọc học sinh cần có khả năng tưởng tượng để dựng lại hiện thực cuộc sống mà nhà văn đã xây dựng nên. Để cảm nhận được bức tranh đẹp về cảnh và người xứ Huế trong bài thơ

thiên nhiên xứ Huế đẹp và thơ mộng trong trí tưởng tượng của mình dựa trên các tín hiệu nghệ thuật tri giác được. Tưởng tượng càng chân thật và xác thực, càng hồn chỉnh, càng có tính chất trọn vẹn càng tạo điều kiện đi vào linh hồn tác phẩm một cách vững chắc, nhanh nhạy. Tái hiện hình tượng tốt giúp cho văn bản là thế giới những kí hiệu được sống dậy như một sinh mệnh nghệ thuật đích thực, giống như tác giả đã sống với nó. Nói cách khác, tái hiện hình tượng tốt giúp cho tác phẩm khơng cịn là tổng hợp kí hiệu chết, phi vật thể nữa mà là những tác phẩm đích thực đang tồn tại trong trí tưởng tượng của người đọc – học sinh.

Hoạt động tái hiện hình tượng là một thao tác tư duy để đi vào thế giới nghệ thuật. Hơn nữa, năng lực tái hiện hình tượng cịn là năng lực cơ sở của các năng lực khác. Bám sát hình tượng văn chương trong từng thể tài, tái hiện được hình tượng của nó theo đặc trưng riêng là chúng ta đang từng bước đi đúng bản chất của quá trình dạy học văn” .

Năng lực tái hiện hình tượng của học sinh được biểu hiện ở chỗ các em biết bám sát bài thơ, trung thành với văn bản, tái hiện chính xác các chi tiết nghệ thuật do tác giả xây dựng nên. Có như vậy cơng việc tái hiện hình tượng mới không rơi vào trạng thái qua loa, hời hợt, “diễn nơm”. Bên cạnh đó, người có năng lực tái hiện hình tượng sẽ biết hướng sự tái hiện vào việc làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của bài thơ, biết lấy ý nghĩa của các hình tượng thơ làm đích cho sự tái hiện của mình. Với học sinh khá giỏi, năng lực tái hiện hình tượng cịn biểu hiện ở khả năng biết khái quát các chi tiết theo một hệ thống hình tượng thống nhất hồn chỉnh. Ở những học sinh có trường cảm xúc mạnh (thường là học sinh có khiếu văn), trong khi tái hiện hình tượng nghệ thuật đã có sự rung động thực sự của tâm hồn và tình cảm, được biểu hiện bằng cách diễn đạt trong sáng, có sức cuốn hút, lay động tâm trí người đọc.

Muốn tái hiện hình tượng tốt cần phải biết tưởng tượng. Vấn đề năng lực tưởng tượng lệ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện vốn sống, vốn văn hóa,

thói quen văn học, năng lực đọc và hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật… Việc bồi dưỡng năng lực này cần tiến hành song song với nhiều năng lực văn học khác một cách đồng bộ, có hệ thống.

1.3.3. Năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình của học sinh lớp 11 THPT

Học sinh lớp 11 THPT, ở lứa tuổi này tuy các em chưa trưởng thành như những học sinh khối lớp 12 nhưng các em cũng khơng cịn non nớt , bỡ ngỡ như học sinh lớp 10. Các em đã có thể có những suy nghĩ khá thấu đáo về những vấn đề văn học hay những vấn đề về đời sống xã hội. Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh. Tính phê phán của tư duy cũng được phát triển; các em biết lập luận, giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Việc ghi nhớ từ ngữ, tài liệu trừu tượng được phát triển ở mức độ cao. Vì vậy, hoạt động tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng của học sinh lớp 11 có bước phát triển hơn so với học sinh lớp dưới. Hơn nữa, lứa tuổi này dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng. Sự phát triển mạnh mẽ về cảm xúc giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình – là tiếng nói của cảm xúc thi nhân.

Bên cạnh đó, sự chuyển biến trong phát triển năng lực văn ở lứa tuổi học sinh lớp 11 cũng ảnh hưởng quyết định đến năng lực tri giác ngơn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng ngơn từ của các em. Các em “bắt đầu xem tác phẩm chỉ là nguồn cung cấp những niềm vui hoặc nỗi buồn giận riêng và đánh giá chúng trước hết là tùy mức độ phù hợp với các thể nghiệm của cá nhân mình” [25, tr. 91]. Như thế, tư chất cá nhân trong tính cách của học sinh bắt đầu ảnh hưởng lớn tới việc cảm thụ nghệ thuật. Sự khác nhau ở độc giả này là tùy thuộc vào sức đọc, tri thức, kinh nghiệm sống, mức độ hứng thú đối với môn học. Trong thực tế, so với học sinh lớp dưới, học sinh lớp 11 nhanh nhạy hơn trong cảm thụ và tiếp nhận văn học; khả năng liên tưởng và tưởng tượng linh

hoạt và lôgic hơn; khả năng ghi nhớ và tái hiện hình tượng bền vững hơn; dễ hứng thú, tích cực trong hoạt động đọc, tìm tịi, khám phát tác phẩm.

Nhìn chung, với học sinh lớp 11, các phẩm chất tư duy như: ghi nhớ - tái hiện; liên tưởng – tưởng tượng; phân tích – tổng hợp; tìm tịi – phát hiện… đã có bước phát triển hơn nhưng việc phát hiện “điểm sáng thẩm mĩ” chưa nhanh nhạy, chưa trúng; khả năng tái hiện hình tượng ở nhiều học sinh còn vụn vặt, chưa khái quát và có hệ thống. Rất cần các biện pháp hỗ trợ, kích thích của giáo viên thì khả năng đó mới có thể phát triển bền vững và ổn định.

1.4. Thể loại văn học

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau:

Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy.

Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi loại lại bao gồm một số thể.

Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn,…), loại nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ ca ngợi,…). Một số nhà nghiên cứu còn đề xuất cách chia thể theo loại đề tài, chủ đề, chẳng hạn: thơ tình, thơ điền viên, truyện lịch sử, truyện tâm lí xã hội, truyện phong tục,… Điều này cho thấy thể loại văn học là sự

thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Các thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.”(D.Li-kha-chốp). Vì vậy, khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đối, thay thế của chúng.

Nguyễn Văn Long trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học hiện đại

Việt Nam từ góc nhìn thể loại”, Nxb Giáo dục Việt Nam cũng chỉ rõ:

Thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học.

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống.

Các tác giả trong cuốn “Lí luận văn học” quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [18,tr.339].

Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm thể loại văn học như sau:

Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản

Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng.

Phân loại tác phẩm văn chương chủ yếu dựa vào phương thức tái hiện đời sống; cấu tạo tác phẩm; loại đề tài; chủ đề; thể văn: Tác phẩm văn học

được chia ra làm ba loại chính: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm kịch.

Tác phẩm tự sự (nghĩa đen là kể việc) loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có lời kể, lời miêu tả (của người kể chuyện đang chứng kiến, kể ra theo một điểm nhìn) với một giọng điệu nhất định; có cốt truyện chính là cái biến cố xảy ra liên tiếp, sau cái này là cái kia hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại; có nhân vật và có rất nhiều loại hình thức ngôn ngữ như trần thuật, đối thoại, độc thoại…

Tác phẩm trữ tình (nghĩa đen là chứa đựng tình cảm) là loại tác phẩm qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm tâm trạng, những cảnh tượng trông thấy mà thể hiện các cảm xúc, thái độ chủ quan của con người với thế giới

Tác phẩm kịch (nghĩa đen là biểu hiện những căng thẳng đột ngột khác thường) là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động xung đột kịch để làm tái hiện lên bản chất đời sống và bảy tỏ thái độ.

Nói tóm lại, mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn. Nếu hình tượng thiên nhiều về phản ánh cuộc sống, với con người, sự việc, sự vật trong tính khách quan ta sẽ có những tác phẩm tự sự, nếu hình tượng thiên nhiều về biểu hiện tư tưởng, tình cảm… của con người, hiện thực trực tiếp biểu hiện ý nghĩ chủ quan của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình. Khi tác phẩm tự sự tập trung, cô đọng đến mức bản thân các sự vật, sự việc có thể tự bộc lộ độc lập trên sân khấu hoặc trong trang sách… khi đó ta có tác phẩm kịch.

1.5. Thơ trữ tình và đặc điểm thơ trữ tình

Thơ trữ tình là thể thơ chiếm số lượng lớn nhất trong nền thơ ca nói chung. Vậy thơ trữ tình là gì? Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, PGS. TS Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Thơ trữ

tình tiếng HY LẠP gọi là “liricos” – hát dưới đàn liare , như vậy sinh mệnh của thơ trữ tình là âm điệu . Nó ra đời trong hồn cảnh đặc biệt – sự giao cảm linh điệu đặc biệt giữa số phận con người và tự nhiên, xã hội vào phút giây có sự thăng hoa của ý thức và vô thức thích hợp với năng khiếu nghệ sĩ. Sự thăng hoa ấy đến mức bản thân người nghệ sĩ đích thực cũng khơng làm chủ nổi. Chưa có ở đâu giữa nội dung và nghệ thuật có mối quan hệ máu thịt như ở trong thơ trữ tình” [2,tr.112]. Như vậy, theo PGS.TS Nguyễn Viết Chữ, thơ trữ tình xuất hiện vào lúc tâm linh cao sáng, cái chủ quan biểu hiện thật nhất để vươn đến xung quanh.

Thơ trữ tình là một thể thơ thuộc loại trữ tình, thể hiện trực tiếp những cảm xúc và suy tư với tất cả mọi cung bậc của nhà thơ trước các hiện tượng của đời sống. Trong thơ trữ tình, nội dung cảm xúc và suy tư cùng cách thức thể hiện được cá thể hóa cao độ, mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ.

1.5.2. Đặc điểm thơ trữ tình

1.5.2.1. Đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình

Tác phẩm trữ tình là thế giới cảm xúc chủ quan của con người. Thế giới nội tâm ấy lại vô cùng tinh tế và phức tạp, có trăm nghìn mối quan hệ đan chéo. Tìm hiểu bài thơ trữ tình trong nội dung tinh vi và đa dạng của nó, trong thái độ của nó đối với cuộc sống, trước hết phải nắm vững đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ. Ngôn ngữ thơ trữ tình vừa mang đặc điểm chung của ngôn ngữ tác phẩm văn học là tính hình tượng và tính hàm súc nhưng cũng có những đặc điểm riêng.

Trước hết, ngơn ngữ thơ trữ tình cơ đọng, gợi cảm, bão hịa cảm xúc. Ngơn ngữ thơ trữ tình khơng khách quan như ngơn ngữ tự sự; lời thơ trữ tình thường là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc

đời. Ngay khi miêu tả, lời thơ cũng là lời đánh giá. Chẳng thế mà những câu thơ: “Ơng đồ vẫn ngồi đó – Qua đường khơng ai hay – Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài trời mưa bụi bay” gợi nên sự hoài niệm, khơi nỗi buồn nhẹ mà thấm, cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Hơn nữa, lời thơ trữ tình phải khác thường. Sự khác thường nói theo Lý luận văn học “là tính chất “mê hoặc”, làm cho người đọc như chạm vào luồng điện, gây ám ảnh trong tâm trí. Sự “mê hoặc” ấy bắt nguồn từ chân lý của cuộc đời mới, có được “ma lực” thực sự” [18, tr.366]. Chẳng hạn, ở đoạn kết bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu viết:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình u, Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều, Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 31)