Bảng kết quả kiểm tra lớp 11D, 11E

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 105 - 114)

Xếp loại

Lớp

Giỏi (8- 10) Khá (điểm 7) Trung bình (5-6) Yếu – Kém (dƣới 5) SL % SL % SL % SL % Lớp ĐC 11E ( 45 HS ) 4 8,9 17 37,8 20 44,4 4 8,9 Lớp TN 11D ( 45 HS ) 6 13,3 21 46,7 16 35,6 2 4,4

Từ bảng tổng hợp kết quả phiếu thực nghiệm, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét: Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng của các lớp thực nghiệm là cao hơn các lớp đối chứng. Cụ thể, ở bảng 3.1 lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả loại giỏi 13,1%, loại khá 39,1% cao hơn lớp đối chứng: loại giỏi 6,5%, loại khá 30,4%. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu ở lớp thực nghiệm là 6,5% còn lớp đối chứng là 10,9%. Ở bảng 3.2 thì tỉ lệ học sinh ở lớp thực nghiệm đạt loại giỏi là 15,6%, loại khá 37,8% cao hơn so với lớp đối chứng: loại giỏi là 8,9%, loại khá 33,3%. Ngược lại, số học sinh trung bình, yếu của lớp thực nghiệm ít hơn so với lớp đối chứng. Ở bảng 3.3 thì kết quả học sinh đạt giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích thực nghiệm của chúng tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để khẳng định ưu thế tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng thơ vào thực tế giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 11 THPT.

3.6.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm

Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và điều tra, đánh giá một cách nghiêm túc, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Qua các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã chú ý phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt với sự hỗ trợ của các biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo.

Trong các tiết dạy thực nghiệm, việc sử dụng hợp lí các câu hỏi tri giác ngơn ngữ, câu hỏi tái hiện hình tượng tạo cho học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm; từ đó hình thành cho các em phương pháp đọc - hiểu thơ trữ tình: đi từ lớp vỏ ngơn ngữ tới lớp hình rồi mới tới lớp ý. Đặc biệt, các câu hỏi đã phát huy tối ưu hiệu quả khi sử dụng liền sau biện pháp đọc thơ. Hầu hết giáo viên đặt câu hỏi tri giác ngôn ngữ ngay sau khi sử dụng biện pháp đọc đều được các em hào hứng phát biểu, các phát hiện này có độ chính xác cao. Với câu hỏi tái hiện hình tượng đã phát huy được khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh. Nhiều em có những liên tưởng thú vị nhờ biết huy động vốn sống, khả năng ngôn ngữ của bản thân.

Việc sử dụng bài tập rèn năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng thơ ở cuối mỗi tiết học giúp giáo viên kiểm tra được khả năng tiếp thu bài của các em để có những điều chỉnh phù hợp kịp thời. Bài tập cũng giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức. Tuy nhiên việc sử dụng bài tập linh hoạt theo bài dạy, có thể làm ngay trên lớp, cũng có thể cho làm ở nhà.

Qua các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi thấy năng lực tái hiện hình tượng của các em tuy có tiến bộ nhưng chưa nhiều. Khi yêu cầu tái hiện hình tượng đối tượng tham gia chủ yếu vẫn là học sinh khá, giỏi. Vì vậy khơng khí lớp học trầm hẳn xuống, học sinh trung bình và yếu nếu có phát biểu thì hình tượng được tái hiện phần lớn chưa hồn chỉnh, đơi khi bị méo mó. Theo tác giả luận văn đây là một trong những nguyên nhân chính làm các em chán học văn vì các em có tái hiện được hình tượng đâu mà thâm nhập vào các tầng

nghĩa sâu sa của tác phẩm. Những lời hay ý đẹp về hình tượng vẫn chỉ là của các thầy cô mà thôi.

Các học sinh yếu khả năng tái hiện hình tượng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là: vốn sống, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng liên tưởng, tưởng tượng kém, diễn đạt yếu. Nhiều học sinh chưa phân biệt được sự khác nhau giữa đọc một văn bản nghệ thuật với đọc một văn bản thơng thường, vì vậy việc hình thành ý thức trau dồi ngơn ngữ tích lũy vốn biểu tượng cũng như kỹ năng tưởng tượng của học sinh là một yếu tố thiết thực trong quá trình dạy học văn. Làm sao để các em có kiến thức nền vững chắc làm lực đẩy cho các tưởng tưởng trở nên phong phú, hợp lý? Đây cũng là trăn trở mà tác giả luận văn sẽ cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học thơ trữ tình cho học sinh khơng chỉ ở khối lớp 11 mà cả khối lớp 10 và khối lớp 12 và đã mang lại hiệu quả nhất định, vì thế đề tài cần được tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.

KẾT LUẬN CHUNG

Lý thuyết về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể đã khẳng định: Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì thế, tìm hiểu văn bản thơ khơng giống với tìm hiểu văn bản tự sự hay kịch. Đến với văn học dân gian sẽ khác với văn học viết. Văn học trung đại và hiện đại có những đặc trưng thi pháp riêng do đó sẽ có cách khai thác, cảm thụ khác nhau. Nhận diện đúng loại thể sẽ giúp người nghiên cứu, người dạy khám phá được đầy đủ những giá trị văn chương mà tác phẩm mang lại.

Thực trạng các giờ dạy học văn hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến học sinh khơng có hứng thú và đam mê học văn dẫn đến chất lượng môn văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng người yêu nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là khi tìm hiểu tác phẩm văn chương chúng ta chưa chú ý tới việc tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng, thế giới tác phẩm chưa hiện hình trong tưởng tượng của học sinh. Vì thế yêu cầu cấp thiết hiện nay là giáo viên cần rèn kỹ năng tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.

Trong chương trình THPT, mỗi tác phẩm thơ trữ tình hiện đại đều là những tác phẩm được chọn lọc, là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Bạn đọc trong nhà trường là học sinh. Đối tượng tiếp nhận, chiếm lĩnh của học sinh trong giờ dạy học văn là tác phẩm. “Tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hóa đặc thù của khách thể vào chủ thể và của chủ thể vào khách thể được thể hiện trong quá trình hành chức nghệ thuật và sự tồn tại xã hội của nó”. Tác phẩm văn chương vốn là một hệ thống văn bản ngơn ngữ hình tượng sinh động và hoàn chỉnh, nhưng chỉ khi nào được người đọc trực tiếp tiếp nhận và

chiếm lĩnh qua kênh nghe và kênh hình, hình dung tưởng tượng nó mới trở thành đối tượng. Nghĩa là chỉ khi nào người đọc trực tiếp tác động qua việc tri giác ngôn ngữ, qua sức tái hiện, tái tạo hình tượng thì tác phẩm mới có thể trở thành những gợi ý và đề án tiếp nhận mới làm xuất hiện nhu cầu, hứng thú tìm hiểu khai thác. Tri giác ngơn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ của học sinh trong giờ văn là hoạt động tâm lí sáng tạo có ý nghĩa then chốt để hiểu, cảm, giao tiếp và chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Từ đó giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc học và đọc văn. Học văn để học làm người, để hiểu cuộc đời, yêu con người và sống có ý nghĩa hơn cho cuộc đời và cho chính mình…Vì thế, việc dạy văn và học văn ở nhà trường phổ thông nếu làm thật tốt sẽ đem lại cho mỗi học sinh một hành trang tinh thần quý giá, một đời sống tình cảm phong phú.

Biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ trữ tình cho học sinh lớp 11 THPT nằm trong hệ thống phương pháp chung của quá trình dạy học văn. Việc tích hợp kiến thức hay sử dụng câu hỏi để gợi mở hoặc tạo tình huống có vấn đề, sử dụng biện pháp đọc thơ và hệ thống bài tập rèn kỹ năng đều dựa trên yêu cầu cơ bản của quan điểm dạy học hiện đại. Biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ đã giúp giáo viên hiểu sâu hơn hướng khám phá tìm tịi tác phẩm thơ trữ tình: Từ bình diện ngơn ngữ (lớp vỏ vật chất) tới lớp hình rồi mới đến lớp ý. Từ đó, giáo viên dễ dàng hơn trong việc biên soạn các bài tập ứng dụng để rèn luyện năng lực tiếp nhận văn học cho học sinh trong quá trình giảng dạy.

Dạy học tác phẩm văn chương là một nghệ thuật – nghệ thuật khai thác vẻ đẹp chất liệu ngơn từ. Vì thế, chúng tơi nghiên cứu đề tài: Rèn kỹ năng tri

giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thơng. Nội dung chính của đề tài là đưa ra các biện pháp cụ thể

tình ở lớp 11 THPT. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất: thứ nhất là tích hợp kiến thức để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình, thứ hai là bằng biện pháp đọc thơ để phát huy năng lực tri giác ngơn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ thuật, thứ ba là sử dụng câu hỏi để phát huy năng lực tri giác ngơn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình, thứ tư là sử dụng hệ thống bài tập rèn năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ. Các biện pháp này đã được thử nghiệm và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, khi vận dụng, giáo viên cần có sự sáng tạo phù hợp với từng bài dạy. Cần phát huy đồng bộ vai trò của các phương pháp, biện pháp dạy học; sử dụng có trọng điểm cho từng bài học cụ thể, từng mục tiêu cụ thể.

Dạy học thơ trữ tình ở THPT khơng phải là hoạt động mới mẻ. Song, để cho học sinh có những năng lực tiếp nhận văn học nhất định khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình là cả một quá trình địi hỏi sự kiếm tìm, nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Mong rằng những cố gắng trong luận văn được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo tâm huyết để có những biện pháp của để tài thực sự có hiệu quả thiết thực cho q trình dạy học văn ở trường THPT hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Chữ (2008), Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo

viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học, Viện nghiên cứu sư phạm.

2. Nguyễn Viết Chữ (2008), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Văn Đạm (1999-2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thơng tin 4. Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác

phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 8. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Dƣ Khánh (2006), “Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn

học trong nhà trường”, Nxb Giáo dục.

10. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường,

Nxb Giáo dục.

11. Phan Trọng Luận (1969), Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

12. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội.

13. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Thiết kế Ngữ Văn 11, Nxb GD. 14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11,

15. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11,

Nxb GD, Hà Nội.

16. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Sư phạm. 17. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

18. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục 19. Hoài Thanh, Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học

20. Trần Ngọc Thêm (1981), “Suy nghĩ về một phương pháp phân tích tác

phẩm văn bản thơ”, Tạp chí văn học, Số 5.

21. Đỗ Lai Thúy (2000), “Mắt thơ”, Nxb Văn hóa thơng tin.

22. Bùi Minh Toán (1989), “Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ

nghệ thuật của tác phẩm văn học”, Ngôn ngữ, Số 3.

23. Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hồn (tuyển chọn, giới thiệu) (2001), Đổi

mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng việt ở trường phổ thông, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

24. Trần Thanh Xuân (1982), “Vấn đề tái hiện hình tượng văn học trong quá

trình giảng văn trong nhà trường”, Tạp san Giáo dục cấp 3, Số 3.

25. Z.Ia.Rez (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học (Phan Thiều

dịch), Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho học sinh)

Họ và tên :……………………………………………………

Trƣờng :……………………………………………………...

Lớp : ……………………………………………………….

Sau khi chuẩn bị bài Vội vàng của Xuân Diệu, em hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Nhận định đúng nhất về giọng điệu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu? A. Tha thiết, êm đềm, say mê B. Sôi nổi, say mê, cuồng nhiệt C. Ngang tàng, lạc quan, sôi nổi D. Trong sáng, nhẹ nhàng, gợi cảm Câu 2: Trong các câu sau, câu thơ nào là mới mẻ nhất, hiện đại nhất của bài thơ Vội vàng? A. Của ong bướm này đây tuần tháng mật. B. Của yến anh này đây khúc tình si. C. Tháng giêng ngon như một cặp mơi gần. D. Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân. Viết đoạn văn để trả lời cho câu hỏi sau: Câu 3: Em hãy hình dung và miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn cuối bài thơ Vội vàng. …………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

PHIẾU ĐIỀU TRA ( Dành cho học sinh)

Họ và tên :……………………………………………………

Trƣờng :……………………………………………………...

Lớp : ……………………………………………………….

Sau khi chuẩn bị bài Tràng giang của Huy Cận, em hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Yếu tố hiện đại trong khổ thơ 1 bài Tràng giang được thể hiện qua hình ảnh: A. Sóng gợn tràng giang B. Con thuyền rẽ sóng C. Cành củi khơ trơi lênh đênh trên dịng nước D. Tất cả các hình ảnh trên. Câu 2: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Tràng giang là: A. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. B. Hình ảnh thơ có sự hịa quyện giữa thực và ảo. C. Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. D. Sự kết hợp giữa chất thép và chất trữ tình. Viết đoạn văn để trả lời cho câu hỏi sau: Câu 3: Em hãy hình dung và miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình ở khổ 1 bài thơ Tràng giang. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 105 - 114)