Kết quả tốt nghiệp năm học 2009 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 59)

TT Chuyên ngành TỔNG SỐ HS KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP SỐ HS TN LOẠI GIỎI LOẠI KHÁ LOẠI TBK LOẠI TB SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Kế toán Doanh nghiệp. 180 168 93,3 1 0,6 20 11,9 45 26,8 102 60,7 2 Kế toán Xây dựng cơ bản 55 51 92,7 4 7,8 17 33,3 30 58,8 3 Kỹ thuật Chăn nuôi thú y 33 33 100 15 45,5 18 54,5 4 Quản lý Kinh tế nông nghiệp. 45 43 95,6 2 4,7 10 23,3 31 72,1 5 Kế tốn Hành chính sự nghiệp. 51 48 94,1 4 8,3 13 27,1 31 64,6 Tổng cộng 364 343 94,2 1 0,3 30 8,7 90 26,2 222 64,7

(Nguồn: Phòng ĐT&NCKH Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Căn cứ vào kết quả thống kê về số học sinh đỗ tốt nghiệp cho thấy: năm 2007-2008: kết quả đỗ tốt nghiệp ra trường: 95,3%; năm 2008-2009: 96,8% học sinh năn thứ hai thi đỗ tốt nghiệp; năm học 2009-2010: năm thứ hai 94,2% HS thi đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thi tốt nghiệp chỉ dừng ở mức độ trung bình và trung bình khá, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi thấp không đạt chỉ tiêu đăng ký đầu năm của nhà trường cũng như chỉ tiêu đăng ký thi đua của các lớp kết quả khá giỏi 15 đến 20%. Nhưng kết quả cho thấy kết quả khá giỏi đạt gần 13% trong những năm qua do vậy không đạt chỉ tiêu khá giỏi của nhà trường đề ra.

2.4.3. Những mặt tích cực của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn.

- Học sinh luôn chủ động sáng tạo trong học tập, thực hành thực tập, có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, có khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Tự tưởng, đạo đức lối sống của học sinh có nhiều tiến bộ, thái độ ý thức, lập trường chính trị ngày càng nâng lên theo hướng tích cực, học sinh ln tham gia các hoạt động chính trị tích cực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

- Học sinh ln có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo có tinh thần vượt khó, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, cũng như cuộc sống.

- Luôn chấp hành đầy đủ mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy định của địa phương. Duy trì tốt mối quan hệ trong cộng đồng, có tinh thần giúp đỡ bạn bè và những người gặp khó khăn.

- Tham gia tích cực trong các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT cũng như các hoạt động phong trào khác do Đoàn TN, địa phương tổ chức.

2.4.4. Mặt hạn chế của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn.

Bên cạnh những mặt tích cực của học sinh đã trình bày ở trên, học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn cịn có hạn chế cần khắc phục sau:

- Đa số học sinh của trường đến từ các xã trong huyện do vậy tính thích nghi cuộc sống hiện tại chậm, cịn nhiều tư tưởng lạc hậu, văn hoá trong giao tiếp kém.

- Một số học sinh thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một số chưa có lý tưởng, hồi bão, mục đích học tập, một số vi phạm nội quy, quy chế của trường, có biểu hiện lối sống khơng lành mạnh thích hưởng thụ.

- Một số học sinh không thiết tha với ngành mình đang học, học tập ln mang tính thụ động, coi việc học tập tại trường là tạm thời chờ cơ hội đi học ở các trường khác.

- Học sinh được tuyển vào trường học có kết quả học tập thấp do vậy nhận thức của nhiều học sinh chậm dẫn đến kết quả học tập không cao.

- Số học sinh có nguyện vọng phấn đấu trở thành đảng viên quá ít so với số lượng học sinh học tập.

2.5. Thực trạng thực hiện công tác học sinh tại Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn.

2.5.1. Những điều thuận lợi và khó khăn.

2.5.1.1. Những điều kiện thuận lợi.

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn là trường CN của tỉnh do vậy luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh cũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn về nhân lực, vật lực và nguồn lực. Trường đóng trên địa bàn thành phố rất thuận lợi học việc học tập, đi lại của cán bộ giáo viên và học sinh, cũng như việc giao lưu, học tập kinh nghiệm các trường chuyên nghiệp khác trong tỉnh.

Nhà trường có lịch sử truyền thống phát triển trên 20 năm, đào tạo đa ngành, nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện quản lý cơng tác học sinh cịn gặp ít nhiều khó khăn.

2.5.1.2. Những khó khăn.

Việc triển khai, áp dụng quy chế đào tạo, quy chế học sinh cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy khác nhau. Đặc biệt học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh miền núi như Lạng Sơn, học sinh có trình độ nhận thức không đồng đều nên ý thức học tập và rèn luyện còn nhiều hạn chế. Mặt khác do điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường đang xây dựng, khơng có sân chơi cho học sinh hoạt động, khơng có ký túc xá cho học sinh học nội trú tất cả học sinh đều phải ở ngoại trú. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của lối sống tha hoá, biến chất của một bộ phận nhỏ con người trong xã hội lôi kéo học sinh thiếu ý thức sa ngã vào các tệ nạn xã hội, vi phạm nội quy, quy chế và vi phạm pháp luật.

2.5.2. Thực trạng thực hiện công tác học sinh của nhà trường.

Việc thực hiện các nhiệm vụ của Phịng Cơng tác học sinh trong những năm vừa qua được thể hiện qua các nội dung hoạt động cụ thể sau:

2.5.2.1. Cơng tác tổ chức hành chính.

Căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ban hành và sửa đổi bổ sung hàng năm, đối với từng cấp, từng hệ đào tạo. Nhà trường đã tổ chức xét

tuyển đúng theo quy chế. Sau khi có kết quả trúng tuyển của Hội đồng tuyển sinh nhà trường, phòng CTHS phối hợp phòng ĐT&NCKH, phòng HC-TH làm thủ tục đón học sinh trúng tuyển vào nhập học. Công tác này là công tác trọng tâm do một phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo. Học sinh đến nhập học được bố trí vào chuyên ngành học sinh đã đăng ký từ đầu vào, giáo viên chủ nhiệm lớp được Hiệu trưởng ra quyết định phân công ngay từ đầu chia lớp. Giáo viên chủ nhiệm họp lớp bầu BCS lớp lâm thời gồm một lớp trưởng và hai lớp phó, biên bản họp lớp được giáo viên chủ nhiệm nộp về phịng CTHS và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập BCS lớp theo đúng quy chế.

Sau khi học sinh được biên chế vào lớp học và ổn định học tập, nhà trường tiến hành làm thẻ và cấp thẻ học sinh. Phòng CTHS được nhà trường giao làm đầu mối quản lý công tác học sinh về tất cả các khâu có liên quan đến học sinh. Trong đó khâu tổng hợp, thống kế số liệu về học sinh định kỳ, thường xuyên phục vụ cho công tác báo cáo Bộ GD&ĐT, ngành và phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý của nhà trường. Lập danh sách và theo dõi hồ sơ học sinh trong suốt khố học. Các phịng chức năng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho học sinh, như: việc cấp giấy chứng nhận cho học sinh làm thủ tục đăng ký ngoại trú, xin việc làm, vay vốn tín dụng đào tạo, hưởng chế độ chính sách tại địa phương… khi học xong được nhà trường tổ chức bế giảng công nhận tốt nghiệp, cấp phát bằng tốt nghiệp, kết quả học tập, hồ sơ ra trường của học sinh theo đúng quy định.

2.5.2.2. Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh.

Một trong những nhiệm vụ của quản lý công tác học sinh của nhà trường đó là cơng tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Làm tốt cơng tác này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo của nhà trường. Yếu tố quan trọng hàng đầu đó là việc thực hiện tốt việc tổ chức và quản lý đó theo quy chế. Việc đánh giá xếp loại học tập và rèn luyện được nhà trường thực hiện sau mỗi học kỳ của năm học (kỳ I, kỳ II, cả năm). Xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt tiêu chuẩn theo quy định. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện được triển khai theo đúng quy chế và từng bước đi vào nề nếp từ đó tạo động lực thúc đẩy học sinh

HS có thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Kết quả học tập và rèn luyện được thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Qua nghiên cứu về kết quả học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, quy chế của học sinh nhà trường trong 3 năm: 2007 -2008; 2008-2009; 2009-2010 và thu được những kết quả trong bảng tổng hợp dưới đây và từ đó đưa ra mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 59)