Kết quả chấp hành nội quy, quy chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

TT Năm Tổng số học sinh Nghỉ buổi Nghỉ tiết Đi muộn Tổng số buổi phép Ko phép Tổng số tiết phép Ko phép 1 2007-2008 718 2250 1549 701 5816 3600 2216 240 2 2008-2009 696 2389 1090 1299 5816 3600 2216 270 3 2009-2010 754 3716 2131 1585 7389 3797 3592 225

(Nguồn: Phòng CTHS Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Qua bảng thống kê về chấp hành nội quy, quy chế, học tập và công tác rèn luyện của học sinh còn chưa cao. Còn nhiều học sinh nghỉ học bỏ tiết, đi học muộn nhiều và có kết quả rèn luyện TB và yếu nhất là năm 2008-2009; 2009-2010. Như vậy cần phải có những đổi mới về công tác quản lý nói chung và quản lý cơng tác học sinh nói riêng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Bảng: 2.12. Kết quả học tập của học sinh

TT Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 2007-2008 718 6 0.84 110 15.32 589 82.96 7 0,97 2 2008-2009 696 8 1,2 108 15,5 558 80,1 22 3,2 3 2009-2010 754 6 0,8 130 17,2 591 78,4 27 3,6

(Nguồn: Phòng ĐT&NCKH Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Mặc dù học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong học tập nhưng kết quả học sinh giỏi và khá chưa cao chủ

Bảng: 2.13. Kết quả rèn luyện của học sinh. TT Năm học Tổng số HS Xuất sắc Tốt Khá TBK TB Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 2007- 2008 718 11 1,5 132 18,39 432 60,0 116 16,15 24 3,34 3 0,40 2 2008- 2009 696 17 2,4 108 15,5 402 57,8 105 15,1 56 8,1 8 1,1 3 2009- 2010 754 27 3,6 165 21,9 388 51,1 131 17,4 43 5,7 0 0

(Nguồn: Phòng CTHS Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Việc phát động đăng ký thi đua học tốt, rèn luyện tốt được nhà trường phát động sâu rộng đến các lớp học sinh và đăng ký của học sinh về chỉ tiêu rèn luyện. Nhưng, trong những năm qua cho thấy kết quả rèn luyện trung bình cịn nhiều đặc biệt là kết quả rèn luyện yếu.

Kỷ luật học sinh: căn cứ vào Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Tại Chương V: Thi đua khen thưởng, kỷ luật. Nhà trường đã cụ thể hoá thành quy đinh về khung xử lý kỷ luật học sinh trong việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường được tổng hợp tại bảng: 2.14 như sau:

Bảng: 2.14. Tổng hợp học sinh bị kỷ luật TT Năm TT Năm TS HS bị kỷ luật Khiển trách trƣớc toàn trƣờng Cảnh cáo Đình chỉ 1 năm học Buộc thôi học Cảnh cáo lớp Cảnh cáo trƣớc toàn trƣờng 1 2007-2008 110 26 62 20 1 2 2 2008-2009 112 46 33 27 3 3 3 2009 -2010 110 58 32 30 6 2

Trong những năm qua công tác giáo dục, tuyên truyền học sinh trong việc chấp hành nội quy quy chế của nhà trường nhằm hạn chế học sinh vi phạm dưới mọi hình thức từ giáo dục trực tiếp của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phịng cơng tác học sinh và gia đình học sinh vi phạm. Nhưng học sinh vẫn liên tục vi phạm dấn đến nhiều học sinh bị kỷ luật từ hình thức phê bình nhắc nhở đến buộc thơi học như đã tổng hợp bảng 2.14.

Bảng: 2.15. Tổng hợp học sinh được khen thưởng.

TT Các tiêu chí Năm học 2007-2008 Năm học 008-2009 Năm học 2009-2010 1 Số lượng HS 768 718 788 2 Khen thưởng học tập: 90 62 83 - Loại xuất sắc 0 0 0 - Loại giỏi 1 0 0 - Loại Khá 89 12 83

3 Khen thưởng phong trào 175 162 178

4

Được cấp học bổng KKHT 4 4 10

- Loại xuất sắc 0 0 0

- Loại giỏi 0 2 0

- Loại khá 4 2 10

(Nguồn: Phịng CTHS Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Cơng tác khen thưởng được tiến hành bình xét, khen thưởng sau mỗi năm học qua đó cũng tạo động lực thúc đẩy học sinh thi đua trong học tập và rèn luyện. Qua kết quả trong bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy, nhà trường đã đánh giá qua từng năm học phân loại kết quả học tập, rèn luyện, cơng tác phong trào của học sinh tồn trường trên cơ sở đánh giá kết quả phấn đấu học tập, rèn luyện và việc chấp hành quy chế học sinh ngoại trú của cá nhân và tập thể học sinh.

Việc tổ chức học tập “Tuần giáo dục cơng dân - HS” đầu khố học, đầu năm học, nhà trường triển khai thực hiện cho toàn bộ học sinh toàn trường.

Tuần sinh hoạt cơng dân đầu khố, đầu năm giúp học sinh hiểu và nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước; truyền thống của nhà trường, các nội quy, quy chế công tác học sinh; quy chế đào tạo; quy chế quản lý công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú; chế độ chính sách đối với học sinh; các cuộc vận động và phong trào do tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo, của trường, của Đoàn TNCSHCM triển khai.

Hàng tháng, hàng kỳ phòng CTHS tổ chức họp BCS lớp để phổ biến và triển khai các nội dung công tác trong từng tháng, qua các buổi họp đó nhằm nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia các hoạt động trong các tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị, xã hội và các hoạt động phong trào khác có liêm quan đến học sinh để học sinh có thể học hỏi, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Hàng năm Đoàn trường đã lựa chọn, giới thiệu đồn viên ưu tú lên Chi bộ xem xét cơng nhận đối tượng Đảng. Tuy nhiên do thời gian học sinh học tập tại trường không đủ (thời gian học của hệ TCCN là 2 năm) nên học sinh không đủ thời gian phấn đấu, theo dõi đã tốt nghiệp ra trường, bên cạnh đó phong trào hoạt động Đồn trường khơng nhiều khơng có cơ hội để đoàn viên thể hiện, phấn đấu và thử thách. Chính vì vậy trong thời gian từ 2007 đến nay chưa có học sinh nào được kết nạp trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Công tác tổ chức tư vấn, giáo dục và giới thiệu việc làm cũng được nhà trường quan tâm gắn việc học đi đôi với hành. Ngoài học tập theo chương trình giáo dục và đào tạo của trường học sinh được tham gia trong các buổi triển lãm xúc tiến việc làm, các cơ quan, danh nghiệp qua đó học sinh có cơ hội học tập, giao lưu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường phối hợp các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển lao động để giúp học sinh có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

2.5.2.3. Cơng tác y tế thể thao.

Công tác y tế thể thao được nhà trường quan tâm ngay từ đầu năm học, Nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ đặc biệt khám sức khoẻ cho học sinh mới nhập học, tư vấn cho học sinh sức khỏe không đảm bảo cho việc học tập đi kiểm tra ở bệnh viện. Tư vấn cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể để đảm bảo quyền lợi cho học sinh thông qua các nội dung học tập ngay từ đầu nhập học, kết quả 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể. Cơng tác phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và y tế học đường, công tác giáo dục thể chất được nhà trường quan tâm triển khai thực hiện nhằm phát triển toàn diện cho học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường đang trong thời kỳ xây dựng, nhà trường nhỏ khơng có bãi tập, sân chơi thể thao nên việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao bị hạn chế và thiếu chủ động các hoạt động này đều phải tổ chức ở ngồi trường do vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động TDTT luyện tập sức khoẻ phục vụ cho việc học tập của học sinh.

2.5.2.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh.

- Về học bổng và trợ cấp xã hội: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật

tỉnh Lạng Sơn là trường được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nên việc cấp học bổng chỉ cấp cho các lớp thuộc diện cử tuyển hay các lớp đề án, các lớp ngân sách của tỉnh.

- Miễn, giảm học phí: Trường thực hiện nghiêm túc việc miễn giảm học

phí cho các học sinh diện chính sách xã hội (con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, con người có cơng với cách mạng, con của người nhiễm chất độc màu da cam, học sinh mồ côi cả cha và mẹ không nơi nương tựa).

- Việc thực hiện cho học sinh vay quỹ tín dụng đào tạo: Trường đã phổ biến và tạo điều kiện cho học sinh để vay tiền từ quỹ tín dụng đào tạo, như: cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giấy cam kết trả nợ cho học sinh chuẩn bị ra trường.

2.5.2.5. Thực hiện công tác quản lý học sinh ngoại trú.

- Quản lý học sinh ngoại trú là một trong những công tác trọng tâm thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do điều kiện về cơ sở vật chất như đã trình bày ở trên học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đều phải trọ học ngoại trú, trong đó một số học sinh ở cùng với gia đình, số học sinh cịn lại phải thuê nhà ở chiếm khoảng 80%. Số học sinh đến học từ 10 huyện trong tỉnh phải thuê nhà trọ ở các phường trong Thành phố Lạng Sơn. Nhà trọ ln khơng đủ tiện nghị, điều kiện sinh hoạt khó khăn, vệ sinh kém, công tác an ninh đôi khi khơng được bảo đảm an tồn.

- Học sinh ngoại trú luôn thay đổi địa điểm, chỗ ở nên rất khó khăn trong việc theo dõi và quản lý học sinh. Chính vì vậy ngay tư đầu năm học thông qua nội dung học tập trong “Tuần giáo dục công dân - HS” nhà trường đã quán triệt theo nội dung Quy chế công tác học sinh ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giáo dục cho học sinh về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quyền hạn và trách nhiệm của học sinh thực hiện đúng quy định. Công tác này dần đi vào nề nếp học sinh thực hiện đúng quy định về việc làm đơn xin ở ngoại trú vào đầu các kỳ học hoặc khi thay đổi chỗ ở mới, nộp giấy xác nhận học sinh ngoại trú khi kết thúc kỳ học, năm học, lập danh sách trích ngang học sinh, sổ theo dõi học sinh ngoại trú theo lớp để nhà trường theo dõi và quản lý. Thơng qua đó nhà trường nắm bắt được diễn biến tư tưởng, tình hình chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường cũng như ở địa phương nơi học sinh đăng ký ngoại trú. Những trường hợp học sinh khơng chấp hành hay có biểu hiện vi phạm các quy định của Quy chế hay không nộp giấy xác nhận ngoại trú khi kết thúc học kỳ hay năm học nhà trường không xét điểm rèn luyện hay khen thưởng, mặc dù vậy một số học sinh ở ngoại trú không chấp hành các quy định cịn nhiều, hoặc gia đình có học sinh trọ học

khơng đăng ký tạm trú cho học sinh do vậy không xin được giấy xác nhận của công an phường.

2.5.3. Phân Tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác học sinh.

2.5.3.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường hiện nay. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn có 3 phịng và 5 tổ bộ mơn. Trong đó, phịng CTHS được giao nhiệm vụ làm đầu mối giúp BGH phụ trách các vấn đề liên quan đến nội dung công tác học sinh. Với số lượng cơng việc lớn, trong khi đó cán bộ phụ trách về quản lý công tác học sinh ít so với các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, trình độ đào tạo về nghiệp vụ quản lý của cán bộ phòng chưa qua đào tạo, tập huấn dẫn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả không cao.

Tại Điều 14 quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy quy định trách nghiệm của Hiệu trưởng về việc quản lý công tác học sinh. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu và phải đích thân chỉ đạo cơng tác HSSV của trường. Nhưng, trên thực tế Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn phụ trách chính quản lý cơng tác học sinh được giao cho một phó Hiệu trưởng nhà trường do vậy cũng là vẫn đề hạn chế của quản lý công tác học sinh khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Cơng tác phối kết hợp giữa các phịng ban, tổ bộ môn chức năng, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng khác trong quản lý công tác học sinh chưa được đồng bộ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý công tác học sinh.

- Nhà trường đang xây dựng, khu ký túc xá đang được thi cơng, dự tính đến năm 2012 hoàn thành và đưa vào sử dụng, trường đang trong đề án nâng cấp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác học sinh của nhà trường.

2.5.3.2. Về công tác tuyển sinh.

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn là trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một trường đào tạo đa ngành, nên quản lý công tác học sinh của nhà trường cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của công tác tuyển sinh. Từ năm 2007 đến nay việc tuyển sinh của trường được thực hiện theo cách xét tuyển căn cứ vào kết quả học lực THPT 2 mơn văn và tốn lớp 12. Chính vì vậy mà kết quả tuyển sinh đầu vào nhìn chung khơng đồng đều. Mặt khác do trình độ nhận thức của học sinh có nhiều hạn chế nên trong quá trình học tập và rèn luyện, quản lý cơng tác học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.

Bảng: 2.16. Kết quả tuyển sinh của nhà trường

TT Hệ đào tạo

Năm 2007-2008 Năm 2008-2009 Năm 2009-2010

Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % 1 TCCN 400 418 104,5 550 466 84,73 630 390 61,9

(Nguồn: Phòng ĐT&NCKH Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Căn cứ bảng kết quả tuyển sinh năm 2007-2008 cho thấy, chi tiêu đăng ký tuyển sinh với Sở Giáo dục và Đào tạo là 400 học sinh, kết quả học sinh trúng tuyển đến nhập học là 418 học sinh vượt 4,5% so với chỉ tiêu đăng ký. Nhưng đến năm 2008-2009 và năm 2009-2010 đã không đạt chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh đầu năm.

2.5.3.3. Đặc điểm học sinh.

Học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đến từ 11 huyện, thành phố chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số trong tỉnh, nhận thức của học sinh không đồng đều. Mặt khác do điều kiện tuyển sinh đầu vào thấp rất ảnh hưởng đến công tác học sinh của nhà trường. Bên cạnh đó do xu hướng phát triển và nhu cầu học tập của học sinh, nên khơng ít học sinh chưa an tâm học tập tại trường mà xem đây chỉ là tạm thời trong khi chờ đợi thời cơ khác trong thời gian tiếp theo khi đỗ các trường đại học, cao đẳng khác, số

học sinh này sẽ thôi học và đi nhập học các trường đại học, cao đẳng đó. Đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)