Tổng hợp học sinh được khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

TT Các tiêu chí Năm học 2007-2008 Năm học 008-2009 Năm học 2009-2010 1 Số lượng HS 768 718 788 2 Khen thưởng học tập: 90 62 83 - Loại xuất sắc 0 0 0 - Loại giỏi 1 0 0 - Loại Khá 89 12 83

3 Khen thưởng phong trào 175 162 178

4

Được cấp học bổng KKHT 4 4 10

- Loại xuất sắc 0 0 0

- Loại giỏi 0 2 0

- Loại khá 4 2 10

(Nguồn: Phịng CTHS Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Cơng tác khen thưởng được tiến hành bình xét, khen thưởng sau mỗi năm học qua đó cũng tạo động lực thúc đẩy học sinh thi đua trong học tập và rèn luyện. Qua kết quả trong bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy, nhà trường đã đánh giá qua từng năm học phân loại kết quả học tập, rèn luyện, cơng tác phong trào của học sinh tồn trường trên cơ sở đánh giá kết quả phấn đấu học tập, rèn luyện và việc chấp hành quy chế học sinh ngoại trú của cá nhân và tập thể học sinh.

Việc tổ chức học tập “Tuần giáo dục cơng dân - HS” đầu khố học, đầu năm học, nhà trường triển khai thực hiện cho toàn bộ học sinh toàn trường.

Tuần sinh hoạt cơng dân đầu khố, đầu năm giúp học sinh hiểu và nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước; truyền thống của nhà trường, các nội quy, quy chế công tác học sinh; quy chế đào tạo; quy chế quản lý công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú; chế độ chính sách đối với học sinh; các cuộc vận động và phong trào do tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo, của trường, của Đồn TNCSHCM triển khai.

Hàng tháng, hàng kỳ phịng CTHS tổ chức họp BCS lớp để phổ biến và triển khai các nội dung công tác trong từng tháng, qua các buổi họp đó nhằm nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia các hoạt động trong các tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị, xã hội và các hoạt động phong trào khác có liêm quan đến học sinh để học sinh có thể học hỏi, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Hàng năm Đoàn trường đã lựa chọn, giới thiệu đồn viên ưu tú lên Chi bộ xem xét cơng nhận đối tượng Đảng. Tuy nhiên do thời gian học sinh học tập tại trường không đủ (thời gian học của hệ TCCN là 2 năm) nên học sinh không đủ thời gian phấn đấu, theo dõi đã tốt nghiệp ra trường, bên cạnh đó phong trào hoạt động Đồn trường khơng nhiều khơng có cơ hội để đoàn viên thể hiện, phấn đấu và thử thách. Chính vì vậy trong thời gian từ 2007 đến nay chưa có học sinh nào được kết nạp trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Công tác tổ chức tư vấn, giáo dục và giới thiệu việc làm cũng được nhà trường quan tâm gắn việc học đi đôi với hành. Ngoài học tập theo chương trình giáo dục và đào tạo của trường học sinh được tham gia trong các buổi triển lãm xúc tiến việc làm, các cơ quan, danh nghiệp qua đó học sinh có cơ hội học tập, giao lưu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường phối hợp các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển lao động để giúp học sinh có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

2.5.2.3. Công tác y tế thể thao.

Công tác y tế thể thao được nhà trường quan tâm ngay từ đầu năm học, Nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ đặc biệt khám sức khoẻ cho học sinh mới nhập học, tư vấn cho học sinh sức khỏe không đảm bảo cho việc học tập đi kiểm tra ở bệnh viện. Tư vấn cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể để đảm bảo quyền lợi cho học sinh thông qua các nội dung học tập ngay từ đầu nhập học, kết quả 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể. Cơng tác phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và y tế học đường, công tác giáo dục thể chất được nhà trường quan tâm triển khai thực hiện nhằm phát triển toàn diện cho học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường đang trong thời kỳ xây dựng, nhà trường nhỏ khơng có bãi tập, sân chơi thể thao nên việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao bị hạn chế và thiếu chủ động các hoạt động này đều phải tổ chức ở ngồi trường do vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động TDTT luyện tập sức khoẻ phục vụ cho việc học tập của học sinh.

2.5.2.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh.

- Về học bổng và trợ cấp xã hội: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật

tỉnh Lạng Sơn là trường được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nên việc cấp học bổng chỉ cấp cho các lớp thuộc diện cử tuyển hay các lớp đề án, các lớp ngân sách của tỉnh.

- Miễn, giảm học phí: Trường thực hiện nghiêm túc việc miễn giảm học

phí cho các học sinh diện chính sách xã hội (con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, con người có cơng với cách mạng, con của người nhiễm chất độc màu da cam, học sinh mồ côi cả cha và mẹ không nơi nương tựa).

- Việc thực hiện cho học sinh vay quỹ tín dụng đào tạo: Trường đã phổ biến và tạo điều kiện cho học sinh để vay tiền từ quỹ tín dụng đào tạo, như: cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giấy cam kết trả nợ cho học sinh chuẩn bị ra trường.

2.5.2.5. Thực hiện công tác quản lý học sinh ngoại trú.

- Quản lý học sinh ngoại trú là một trong những công tác trọng tâm thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do điều kiện về cơ sở vật chất như đã trình bày ở trên học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đều phải trọ học ngoại trú, trong đó một số học sinh ở cùng với gia đình, số học sinh cịn lại phải th nhà ở chiếm khoảng 80%. Số học sinh đến học từ 10 huyện trong tỉnh phải thuê nhà trọ ở các phường trong Thành phố Lạng Sơn. Nhà trọ luôn khơng đủ tiện nghị, điều kiện sinh hoạt khó khăn, vệ sinh kém, công tác an ninh đôi khi khơng được bảo đảm an tồn.

- Học sinh ngoại trú luôn thay đổi địa điểm, chỗ ở nên rất khó khăn trong việc theo dõi và quản lý học sinh. Chính vì vậy ngay tư đầu năm học thông qua nội dung học tập trong “Tuần giáo dục công dân - HS” nhà trường đã quán triệt theo nội dung Quy chế công tác học sinh ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giáo dục cho học sinh về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quyền hạn và trách nhiệm của học sinh thực hiện đúng quy định. Công tác này dần đi vào nề nếp học sinh thực hiện đúng quy định về việc làm đơn xin ở ngoại trú vào đầu các kỳ học hoặc khi thay đổi chỗ ở mới, nộp giấy xác nhận học sinh ngoại trú khi kết thúc kỳ học, năm học, lập danh sách trích ngang học sinh, sổ theo dõi học sinh ngoại trú theo lớp để nhà trường theo dõi và quản lý. Thơng qua đó nhà trường nắm bắt được diễn biến tư tưởng, tình hình chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường cũng như ở địa phương nơi học sinh đăng ký ngoại trú. Những trường hợp học sinh không chấp hành hay có biểu hiện vi phạm các quy định của Quy chế hay không nộp giấy xác nhận ngoại trú khi kết thúc học kỳ hay năm học nhà trường không xét điểm rèn luyện hay khen thưởng, mặc dù vậy một số học sinh ở ngoại trú không chấp hành các quy định cịn nhiều, hoặc gia đình có học sinh trọ học

khơng đăng ký tạm trú cho học sinh do vậy không xin được giấy xác nhận của công an phường.

2.5.3. Phân Tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơng tác học sinh.

2.5.3.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường hiện nay. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn có 3 phịng và 5 tổ bộ mơn. Trong đó, phịng CTHS được giao nhiệm vụ làm đầu mối giúp BGH phụ trách các vấn đề liên quan đến nội dung công tác học sinh. Với số lượng cơng việc lớn, trong khi đó cán bộ phụ trách về quản lý công tác học sinh ít so với các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, trình độ đào tạo về nghiệp vụ quản lý của cán bộ phòng chưa qua đào tạo, tập huấn dẫn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả không cao.

Tại Điều 14 quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy quy định trách nghiệm của Hiệu trưởng về việc quản lý công tác học sinh. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu và phải đích thân chỉ đạo cơng tác HSSV của trường. Nhưng, trên thực tế Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn phụ trách chính quản lý cơng tác học sinh được giao cho một phó Hiệu trưởng nhà trường do vậy cũng là vẫn đề hạn chế của quản lý công tác học sinh khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Cơng tác phối kết hợp giữa các phịng ban, tổ bộ môn chức năng, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng khác trong quản lý công tác học sinh chưa được đồng bộ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý công tác học sinh.

- Nhà trường đang xây dựng, khu ký túc xá đang được thi cơng, dự tính đến năm 2012 hoàn thành và đưa vào sử dụng, trường đang trong đề án nâng cấp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác học sinh của nhà trường.

2.5.3.2. Về công tác tuyển sinh.

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn là trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một trường đào tạo đa ngành, nên quản lý công tác học sinh của nhà trường cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của cơng tác tuyển sinh. Từ năm 2007 đến nay việc tuyển sinh của trường được thực hiện theo cách xét tuyển căn cứ vào kết quả học lực THPT 2 mơn văn và tốn lớp 12. Chính vì vậy mà kết quả tuyển sinh đầu vào nhìn chung khơng đồng đều. Mặt khác do trình độ nhận thức của học sinh có nhiều hạn chế nên trong quá trình học tập và rèn luyện, quản lý cơng tác học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.

Bảng: 2.16. Kết quả tuyển sinh của nhà trường

TT Hệ đào tạo

Năm 2007-2008 Năm 2008-2009 Năm 2009-2010

Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % Chỉ tiêu tỉnh giao Số HS nhập học tỷ lệ % 1 TCCN 400 418 104,5 550 466 84,73 630 390 61,9

(Nguồn: Phòng ĐT&NCKH Trường TCKTKT tỉnh Lạng Sơn)

Căn cứ bảng kết quả tuyển sinh năm 2007-2008 cho thấy, chi tiêu đăng ký tuyển sinh với Sở Giáo dục và Đào tạo là 400 học sinh, kết quả học sinh trúng tuyển đến nhập học là 418 học sinh vượt 4,5% so với chỉ tiêu đăng ký. Nhưng đến năm 2008-2009 và năm 2009-2010 đã không đạt chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh đầu năm.

2.5.3.3. Đặc điểm học sinh.

Học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đến từ 11 huyện, thành phố chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số trong tỉnh, nhận thức của học sinh không đồng đều. Mặt khác do điều kiện tuyển sinh đầu vào thấp rất ảnh hưởng đến công tác học sinh của nhà trường. Bên cạnh đó do xu hướng phát triển và nhu cầu học tập của học sinh, nên khơng ít học sinh chưa an tâm học tập tại trường mà xem đây chỉ là tạm thời trong khi chờ đợi thời cơ khác trong thời gian tiếp theo khi đỗ các trường đại học, cao đẳng khác, số

học sinh này sẽ thôi học và đi nhập học các trường đại học, cao đẳng đó. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý học sinh về mặt tổ chức cũng như chất lượng giáo dục và đào tạo.

Do điều kiện về cơ sở vất chất của nhà trường hẹp và đang xây dựng khu ký túc xá nên 100% học sinh phải ở ngoại trú dẫn đến học sinh chưa thật sự an tâm học tập và rèn luyện. Từ đó dẫn đến một số học sinh bị ngừng học, lưu ban, buộc thôi học do vi phạm nội quy, quy chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý công tác học sinh.

2.5.3.4. Năng lực và phương pháp quản lý của đội ngũ quản lý công tác học sinh.

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật nông lâm nghiệp, để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội địi hỏi đội ngũ cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề cao. Trước hết quá trình đào tạo của trường phải đạt, nâng cao được hiệu quả và chất lượng đào tạo. Trong điều kiện thực tế nhiệm nay, do một số yếu tố khách quan và chủ quan nên quản lý công tác học sinh chưa được quan tâm một cách đúng mức, như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bố trí số lượng đội ngũ quản lý, phương pháp, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, số lượng cán bộ quản lý công tác học sinh thiếu như đã nêu ở phần trên, chuyên mơn đào tạo chính lại thuộc các chuyên ngành khác, nghiệp vụ quản lý công tác học sinh chủ yếu qua các đợt tập huấn hàng năm của Bộ GD&ĐT tổ chức, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế từ quản lý công tác học sinh. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý công tác học sinh.

2.6. Thực trạng quản lý công tác học sinh tại Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn.

Quản lý công tác học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã từng bước đi dần vào nề nếp và đã đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, tình trạng học sinh vi phạm nội quy, quy chế, vi phạm pháp luật, tâm lý chưa ổn định, tuy theo học tại trường nhưng vẫn có nguyện vọng tiếp tục thi, đi học các trường đại học, cao đẳng khác. Do vậy ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo nên cần được nhà trường nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ trong thời gian tới để góp phần làm tốt quản lý công tác học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và xu thế phát triển của nhà trường trong tương lai khi được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn. Việc đáng giá thực trạng quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua trên cơ sở phân tích và chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu tồn tại cần khắc phục của cơng tác này từ đó đề xuất biện pháp quản lý cơng tác học sinh phù hợp sát với thực tế của nhà trường để đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp. Cần đáng giá trên các mặt sau:

2.6.1. Về công tác kế hoạch.

* Mặt mạnh - Cơ hội: Quản lý công tác học sinh được xác định là một nội dung trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)