Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học trần phú, thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 36)

nhà trƣờng tiểu học

Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục GTS, KNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học không thể tách khỏi các chức năng của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.

Việc quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu học gồm những hoạt động quản lý sau:

1.3.1. Quản lý chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Đối với việc giáo dục GTS, KNS cho học sinh, lựa chọn chương trình và nội dung phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Việc quản lý chương trình, nội dung giáo dục GTS, KNS bao gồm từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình, nội dung cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và đánh giá kết quả đạt được. Hiện nay nội dung giáo dục GTS, KNS cho học sinh tiểu

học chưa được đưa thành khung chương trình thống nhất mà mỗi trường tùy theo mục tiêu và điều kiện của trường mình mà “định hướng” đưa ra nội dung, chương trình cho riêng mình. Ở trường tiểu học hiện nay nội dung giáo dục GTS, KNS dạy lồng ghép trong các môn học, bài học và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.3.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống năng sống

Kế hoạch hay kế hoạch hành động hướng tới mục tiêu trước mắt và các

biện pháp cụ thể để đạt tới các mục tiêu. Kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn chính là sự sắp xếp cơng việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch hoạt động GD GTS KNS là trình tự những nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.

Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GTS, KNS.

Để quá trình giáo dục GTS, KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình GD GTS, KNS.

1.3.3. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động GD GTS, KNS nhà

quản lý cần phải bám sát vào mục tiêu đề ra, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Cụ thể là:

Về loại hình đánh giá: Việc đánh giá thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS theo cách phân loại chủ thể đánh giá, đó là tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài.

Tự đánh giá: Là hoạt động đánh giá của chủ thể đánh giá đối với chính bản thân mình, tổ chức của mình trên cơ sở đối chiếu với hệ chuẩn được xác định từ trước. Mỗi đối tượng GVCN, BPT, BGH thực hiện tự đánh giá đối với việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS. Hoạt động tự đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ về bản thân, về tổ chức của mình, giúp tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn. Tự đánh giá cũng giúp chủ thể có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc của bản thân và nhờ vậy hoạt động của tổ chức có chất lượng và hiệu quả hơn. Đánh giá từ bên ngoài: được tiến hành bởi các cơ quan cấp trên hoặc từ một tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở một bộ chuẩn đã được xác định từ trước. Với việc đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS có thể sử dụng đánh giá của PHHS, các lực lượng cán bộ chính quyền địa phương, BGH đánh giá BPT Đội, GVCN, GV bộ môn và ngược lại. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của nhà trường về việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS.

Về đối tượng đánh giá: Tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS.

Về nội dung đánh giá: Thực hiện đánh giá các nội dung từ việc lập kế hoạch thực hiện chương trình GD GTS, KNS đến nội dung các hoạt động, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức tiến hành hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động GD GTS, KNS cho HS…

Về phương pháp đánh giá: Sử dụng cả 2 phương pháp đánh giá theo định lượng và đánh giá theo định tính. Đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn…kết quả đánh giá được lượng hóa qua các bảng thống kê, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ…

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, q trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay khơng, đó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

1.3.4. Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh năng sống cho học sinh

Giáo dục GTS, KNS cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Các em học sinh chịu sự giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường, song người có trách nhiệm lớn nhất, có ảnh hưởng trực tiếp tới các em học sinh là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên tổng phụ trách. Họ chính là người trực tiếp truyền đạt tri thức, kinh nghiệm của mình, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại, giúp các em học tập hiệu quả hơn; giao tiếp, ứng xử với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn, biết tự điều chỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu...

Nhà trường tiểu học cần quản lý chỉ đạo phối hợp tốt các lực lượng sau:

+ Quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh

Đối với bậc học tiểu học, GVCN tham gia dạy hầu hết các môn học trong chương trình. Vì vậy GVCN có thể giúp học sinh khơng chỉ nắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn nhận thức được các giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành các thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống.

Hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học, việc dạy từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống người giáo viên phải tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trị cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội…

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đội. Giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thành viên năng động và sáng tạo… Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt.

Với vai trị đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cơ và trị, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đội, với hội cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi gặp các tình huống trong của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai.

GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động GD GTS, KNS cho học sinh. Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình,

nhà quản lý cần lý phải chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của học sinh; Quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động thường xuyên của giáo viên như: soạn bài, giảng bài có lồng ghép GD GTS, KNS, xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội (nội dung có đúng u cầu khơng, hình thức tổ chức, thời gian, vai trò của GV, ý thức tự quản của HS?)

+ Quản lý đội ngũ Ban phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện giáo dục GTS, KNS

Ban phụ trách Đội TNTP HCM trong nhà trường tiểu học gồm cán bộ quản lý, tổng phụ trách và các giáo viên phụ trách chi đội, sao nhi đồng. Họ chính là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động của Đội TNTP HCM trong nhà trường. Đó là các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, giáo dục đạo đức, GTS, KNS, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…

Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động BPT Đội TNTP Hồ Chí Minh thực sự là đội ngũ tích cực trong cơng tác giáo dục, rèn luyện học sinh.

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục GTS, KNS của BPT Đội, nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc giáo dục GTS, KNS thông qua các hoạt động Đội ở nhà trường, từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đội, sinh hoạt sao nhi đồng, các tiết chào cờ đầu tuần,

các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với PHHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo BPT Đội xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua về mức độ tham gia hoạt động của các chi đội và sao nhi đồng.

+ Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục khác

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục GTS, KNS cho các em nói riêng, nhà trường cần huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như Hội cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi học sinh cư trú, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn như cơng an, y tế, đồn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm TDTT … Mỗi lực lượng đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GD GTS, KNS chính là thực hiện XHH GD, tạo mơi trường GD tốt nhất cho học sinh. Có như vậy nhân cách và lý tưởng sống của các em được giáo dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã được học trên lớp, mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy để cơng tác giáo dục GTS, KNS cho học sinh nhà trường đạt hiệu quả cao nhà trường cần tạo dựng được sự chung tay ủng hộ và tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.

1.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống giá trị sống, kỹ năng sống

Cũng như trong dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dục GTS, KNS cần có điều kiện về nguồn lực tài chính, CSVC gồm các trang thiết bị, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả giáo dục mong muốn.

* Về tài liệu: Sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học - Tài liệu dùng cho giáo viên tiểu học” là cẩm nang dành cho GVCN, Ban giám hiệu, BPT Đội những lực lượng nịng cốt thực hiện chương trình GD GTS, KNS. Trong thư viện của nhà trường cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo bổ trợ các môn học, sách GD đạo đức, pháp luật...để GV lựa chọn nội dung cho các hoạt động.

* Về trang thiết bị: Hoạt động giáo dục GTS, KNS rất cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để hoạt động đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn. Điều kiện tổ chức và phương tiện tốt sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: âm ly, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Trong khi kinh phí dành cho hoạt động khơng nhiều thì việc GV cần có ý tưởng sáng tạo, tìm tịi các phương tiện phù hợp với điều kiện của lớp, của trường là rất cần thiết. Về phía nhà trường ngồi việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của hội PHHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

1.4.1. Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học

* Mục tiêu giáo dục tiểu học

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho cơng tác GD GTS, rèn luyện KNS cho HS tiểu học. Nếu không bám sát mục tiêu GD ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học trần phú, thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)