2.3. Kết quả khảo sát
2.3.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục
sống, kỹ năng sống cho học sinh
2.3.3.1. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong việc tích hợp vào các mơn học của GV
Nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện tích hợp vào các bộ mơn văn hóa. Để đánh giá việc tích hợp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống của GV vào các môn học, tác giả đã tiến hành khảo sát 32 giáo viên của nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống thơng qua việc tích hợp vào các mơn học của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục GTS, KNS vào nội dung chương trình của mơn học
0 0 5 15,6 8 25 19 59,4
2
Có lựa chọn nội dung giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với nội dung của từng chương, từng bài dạy 0 0 3 9,4 13 40,6 16 50 3 Tổ chức q trình dạy học có sự tích hợp giáo dục GTS, KNS 0 0 6 18,8 10 31,2 16 50 4
Chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho hoạt động tích hợp giáo dục GTS, KNS
0 0 2 6,3 4 12,5 26 81,2
5
Đánh giá kết quả nhận thức về GTS, KNS của
học sinh sau giờ học 0 0 2 6,3 3 9,4 27 84,3
6
Có đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, GTS, KNS, phương pháp lên lớp hiệu quả
Như vậy, đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào mơn học, chỉ có 40,6% được hỏi tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình.
Có 50% GV được hỏi tự đánh giá tổ chức q trình dạy học có sự tích hợp giáo dục GTS, KNS ở mức độ trung bình và khá, tuy nhiên việc lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với từng bài dạy chưa được giáo viên chú trọng, việc chuẩn bị phương tiện tài liệu cho hoạt động cịn yếu, chỉ có 18,8% GV làm việc này, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau các tiết dạy cũng rất ít GV thực hiện 15,7%, việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 9,4%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS vào bài học. Phương tiện tài liệu của nhà trường cho hoạt động này lại nghèo nàn, GV phải tự sưu tầm là chủ yếu, bởi vậy họ chưa tích cực. Mặt khác chưa có văn bản quy định bắt buộc GV bộ mơn phải thực hiện tích hợp giáo dục GTS, KNS vào các mơn học. Cán bộ quản lý nhà trường mới chỉ phát động mà chưa yêu cầu GV bộ mơn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục GTS, KNS vào môn học. Công tác dự giờ thăm lớp của CBQL, của tổ, nhóm chun mơn, cũng chỉ tập trung các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên mơn là chủ yếu, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục GTS, KNS vào giờ dạy, vì vậy GV có tâm lý “làm cũng được, không làm cũng được” nên kết quả còn hạn chế.
2.3.3.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của GV
Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của GV, tác giả đã tiến hành khảo sát 20 GV chủ nhiệm, kết quả thu được ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD giá trị sống, kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV
Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa tơt SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS
phù hợp với đặc điểm của từng lớp 0 0 3 15 7 35 10 50 Triển khai kế hoạch hoạt động Giáo
dục GTS, KNS đến học sinh trong lớp 2 10 6 30 5 25 7 35 Chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho
hoạt động Giáo dục GTS, KNS 8 40 6 30 6 30
Phân công học sinh chuẩn bị các hoạt
động theo chủ đề, giáo dục GTS, KNS. 1 5 6 30 7 35 6 30 Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với nội
dung Giáo dục GTS, KNS phong phú 3 15 5 25 10 50 2 10 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự
điều khiển các hoạt động giáo dục GTS, KNS của học sinh
4 20 6 30 8 40 2 10
Đánh giá kết quả tham gia hoạt động
Giáo dục GTS, KNS của học sinh 1 5 4 20 9 45 6 30 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 2 10 3 15 8 40 7 35 Phối hợp với GV bộ môn để giáo dục
GTS, KNS cho học sinh 3 15 6 30 10 50 1 5 Phối hợp với BPT Đội giáo dục GTS,
KNS cho học sinh 3 15 6 30 10 50 1 5
Phối hợp với hội CMHS giáo dục
GTS, KNS cho học sinh 1 5 5 25 12 60 2 10 Kết quả điều tra việc thực hiện giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của GVCN cho thấy:
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai kế hoạch hoạt động đến học sinh trong lớp còn yếu. GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong lớp, nhưng cơng tác này cũng chưa làm tốt và ít được tiến hành thường xuyên, đội ngũ cán bộ lớp cũng ít được bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động.
- Việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp GVCN chưa được tốt, GVCN chủ yếu sử dụng giờ sinh hoạt lớp để kiểm điểm, phê bình học sinh mắc khuyết điểm.
- Qua điều tra học sinh là cán bộ lớp tôi nhận thấy: đa số GVCN không triển khai kế hoạch trước tập thể lớp mà chủ yếu gặp riêng cán bộ lớp để trao đổi công việc. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN ít rút kinh nghiệm và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, GVCN ít khi cho các tổ nhóm học sinh tự đánh giá, nếu có thì cũng khơng cơng bố kết quả đánh giá, vì vậy hiệu quả thực hiện kế hoạch của GVCN chưa cao.
- Việc phối hợp giáo dục của GVCN với GV bộ môn và với PHHS cũng thực hiện chưa tốt, chủ yếu tập chung nắm bắt tình hình thực hiện nội quy học đường trong các giờ học, chưa quan tâm đến việc lựa chọn tích hợp GTS, KNS vào giáo dục cho học sinh lớp mình. Đối với PHHS, GVCN cũng chủ yếu phản ánh tình hình học tập các mơn văn hóa và việc rèn luyện ý thức đạo đức chứ chưa khai thác ở PHHS sự giúp đỡ để tổ chức hoạt động, lý do mà GVCN đưa ra là ngại không muốn làm phiền PHHS, một phần là PHHS khơng nhiệt tình, bận rộn, phần nữa là một bộ phận PHHS còn kém hiểu biết…
Như vậy nhận thức của một số GVCN còn chưa đúng, đa số GVCN chưa thực sự dành tâm huyết cho việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh. Một nguyên nhân có thể kể đến là cơng tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh còn lỏng lẻo, chưa sát sao, chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc, chặt chẽ, chưa có kế hoạch thống nhất nội dung tiết sinh hoạt trong từng tháng cho từng khối lớp. Vì vậy việc thực hiện giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh của GVCN chưa đạt hiệu quả cao.
2.3.3.3. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp
Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát 40 CBQL và GV, kết quả thu được ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD giá trị sống, kỹ năng sống của BPT Đội qua HĐ GD NGLL
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung
bình Chƣa tốt
SL % SL % SL % SL %
Xây dựng kế hoạch tuần, tháng,
năm của HĐ GD GTS, KNS 18 45 15 37,5 7 17,5
Triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS đến giáo viên và học sinh trong trường
4 10 25 62,5 8 20 3 7,5 Tổ chức giáo dục GTS, KNS cho
học sinh thông qua các buổi
chào cờ đầu tuần 4 10 30 75 4 10
2 5
Tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh theo
chủ điểm, chủ đề 7 17,5 16 40 12 30 5 12,5
Tổ chức GD GTS, KNS thông qua các giờ sinh hoạt hoạt chi đội, lớp nhi đồng
3 7,5 20 50 9 22,5 8 20 Bồi dưỡng năng lực tổ chức và
điều khiển các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho cán bộ chi đội và lớp
6 15 17 42,5 14 35 3 7,5
Sử dụng các trang thiết bị và
phòng chức năng 3 7,5 26 65 10 25 1 2,5
Phối hợp với các lực lượng trong
và ngoài nhà trường 1 2,5 24 60 10 25 5 12,5
Theo dõi, đánh giá kết quả thi
đua của các lớp 4 10 22 55 12 30 2 5
Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch GD GTS, KNS sau khi
Kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy BPT Đội đã xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS lồng ghép với kế hoạch hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, triển khai kế hoạch hoạt động đến giáo viên và học sinh trong trường, tổ chức nhiều hoạt động theo chủ điểm, chủ đề để tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thực tiễn, theo dõi, đánh giá thi đua của các khối lớp cụ thể từng tuần, từng tháng và từng đợt thi đua. Tuy nhiên BPT Đội của trường chưa xây dựng riêng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS mà chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch cơng tác Đồn và phong trào thiếu nhi, bởi vậy kế hoạch không chi tiết. Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các tiết sinh hoạt Đội và các lớp sao nhi đồng từng tháng chưa tốt, vì vậy HS chưa hưởng ứng tích cực. Nội dung các buổi chào cờ đầu tuần còn sơ sài, nặng về phổ biến và phê bình kiểm điểm, chưa huy động được lực lượng giáo viên trong chi đoàn giáo viên và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động giáo dục của Đội, nên hiệu quả giáo dục GTS, KNS thông qua hoạt động này cũng chưa cao.
Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân chủ yếu là BPT Đội ít được tập huấn về việc tổ chức hoạt động GD GTS, KNS cho HS; Công tác GD GTS, KNS được Phịng giáo dục, Thị Đồn đề ra nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Mặt khác kinh phí hoạt động của Đội của trường còn nhiều hạn chế, đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống chưa đạt kết quả cao.
Bảng 2.7: Thống kê các hoạt động GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS thơng qua HĐ GD ngồi giờ lên lớp
TT Nội dung hoạt động
1 Tổ chức mít tinh nhân các ngày kỷ niệm lớn
2 Tổ chức viết, vẽ thi về các chủ đề bảo vệ mơi trường, an tồn giao thông, thi sáng tạo trẻ thơ…
3 Tổ chức nghe nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe học đường, An tồn giao thơng và phịng chống các tệ nạn xã hội
4 Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chủ đề giờ chào cờ về các GTS như: giá trị trung thực, đoàn kết…
5 Tổ chức tuyên truyền và biểu diễn tiểu phẩm GD KNS
6 Tổ chức thi văn nghệ, thi khéo tay hay làm giữa các khối lớp 7 Tổ chức thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian giữa các lớp
8
Tổ chức tham quan và kết nạp Đội ở điểm di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử giám; tham quan các bảo tàng như : Bảo tàng quân đội, bảo tàng phịng khơng, khơng quan, bảo tàng dân tộc học
9 Tổ chức lễ báo công dâng Bác và thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh…
10 Tổ chức cho HS đi thăm làng nghề truyền thống Bát Tràng và trải nghiệm tập làm thợ gốm
11 Tổ chức cho HS tham gia chăm sóc cụm di tích lịch sử Đền và lăng Ngô Quyền, tổ chức chợ quê…
12 Tổ chức xem biểu diễn văn nghệ thuật như: rối nước, kịch, hát, xiếc…
13 Phân cơng cơng trình măng non là các bồn cây hoa để HS trồng và chăm sóc
14 Tổ chức các hoạt động từ thiện
Các hoạt động trên đã thu hút được đông đảo HS tham gia. Sau mỗi chương trình các em thấy vui hơn, tự tin hơn, nhanh nhẹn hơn, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng và hiểu biết thêm về cách bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn cho bản thân, biết cách chuẩn bị đồ dùng cá nhân, tập thể cho các chuyến đi xa, có hiểu biết thêm các giá trị văn hóa, lịch sử, biết cách ứng xử khi ở mỗi nơi các em được đến.
Đánh giá chung về hiệu quả của công tác Đội trong việc giáo dục GTS, KNS cho HS có những thành cơng đáng khích lệ, tuy nhiên việc tổ chức các HĐ trên chưa thường xuyên, tính chuyên nghiệp chưa cao do vậy hiệu quả còn đạt ở mức khiêm tốn.
* Việc quản lý chương trình, nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH nhà trường có nhiều hạn chế. Việc quản lý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống qua hoạt động GD NGLL được chú ý hơn; Việc quản lý nội dung, chương trình giáo dục GTS, KNS dạy tích hợp vào bài học và GD thơng qua công tác chủ nhiệm của BGH nhà trường bị đánh giá ở mức độ thấp. Với đặc thù riêng ở tiểu học là GVCN đảm nhận dạy hầu hết tất cả các môn, việc soạn giáo án và giảng dạy sao cho vừa đảm bảo mục tiêu về nội dung chương trình, phương pháp phù hợp với lứa tuổi học sinh vừa phải lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS qua bài dạy là một việc làm khó. Thêm vào nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS qua công tác chủ nhiệm lớp cũng làm GV ngại thực hiện. BGH chưa quan tâm đến việc quản lý nội dung, chương trình giáo dục GTS, KNS dạy tích hợp vào bài học và GD thơng qua cơng tác chủ nhiệm một cách thích đáng nên kết quả giáo dục GTS, KNS cho HS của nhà trường chưa đạt kết quả như mong muốn.