Khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 72 - 78)

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

2.4.2. Khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những điểm mạnh, đội ngũ giáo viên trường THPT Xn Trường cịn một số khó khăn, tồn tại:

- Về số lượng giáo viên của trường thì đủ nhưng lại thừa môn này, thiếu môn khác. Việc tuyển dụng giáo viên theo kế hoạch của Sở nên trường không chủ động trong việc tuyển chọn giáo viên phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường khơng đồng đều. Điều đó, được thể hiện ở các mặt sau: năng lực dạy học, giáo dục của một số giáo viên còn yếu, nên việc phối hợp các phương pháp giảng dạy chưa thật linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng học sinh, đơi khi chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh; một số giáo viên ứng xử sư phạm chưa thật hợp lý, còn cứng nhắc, quá khắt khe, thiếu sự độ lượng, khoan dung hoặc quá dễ dãi, buông xuôi nên hiệu quả giáo dục chưa cao; việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế, với tâm sinh lý học sinh hiện nay; việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện của một số giáo viên còn hạn chế; việc bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ dạy học ở một số giáo viên chưa đầy đủ theo quy định, chưa khoa học, chưa tạo thành một thói quen tốt hàng ngày.

- Thâm niên giảng dạy của phần lớn giáo viên trong trường cịn thấp (có đến 55 thầy cơ trong độ tuổi từ 22 - 30) nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Thêm vào đó, có nhiều cơ giáo đang trong thời kỳ sinh con và chăm con nhỏ nên việc tập trung cho cơng tác cịn gặp rất nhiều khó khăn, bị phân

- Một số giáo viên cao tuổi lại ngại tiếp cận công nghệ thông tin, ngại sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học và chậm đổi mới phương pháp giảng dạy nên chất lượng giáo dục còn thấp hơn so với mặt bằng của tổ, của trường ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.

2.4.3. Nguyên nhân

Đội ngũ giáo viên trường THPT Xn Trường cịn có những khó khăn và tồn tại so với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là do:

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Đội ngũ giáo viên rất trẻ về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, độ tuổi từ 22 đến 30 chiếm đến 62,5%. Thời gian công tác tại trường của phần lớn giáo viên là rất ngắn (khoảng 1 đến 7 năm) nên chưa thật sự nắm vững nội dung trường trình, chon lựa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa thật sự phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, việc kiểm tra đánh giá học sinh chưa có thước đo chuẩn và việc điều chỉnh nội dung, phương pháp và cách thức dạy học chưa kịp thời và thiếu tính sáng tạo.

- Một bộ phận không nhỏ giáo viên cho rằng họ vốn là những học sinh tốt ở các trường THPT, đỗ vào các trường Đại học với số điểm cao, lại được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học sư phạm có uy tín nên có tâm lý chủ quan, coi thường việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện.

- Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là điểm đầu vào lớp 10 của trường thấp (khoảng trên dưới 5đ/1 môn thi), nhu cầu học tập của khá nhiều học sinh chưa cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và công tác của đội ngũ giáo viên.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Sự phát triển số lượng các trường THPT của tỉnh trong một số năm gần đây diễn ra quá nhanh (từ 33 trường THPT công lập, năm 2001 lên 44 trường THPT công lập), dẫn đến sự đầu tư đội ngũ giáo viên theo chất lượng còn dàn trải.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường, nhất là các phòng chức năng, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, thực hành cịn nghèo nàn, lạc hậu.

- Đời sống của giáo viên hiện nay cịn nhiều khó khăn. Cùng chế độ, chính sách cho giáo viên còn nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường…, đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, tình cảm, ý thức nghề nghiệp; giảm sút ý chí phấn đấu của một bộ phận giáo viên, nhất là số giáo viên trẻ, mới ra trường.

Tiểu kết Chƣơng 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về đội ngũ và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Xuân Trường theo hướng chuẩn hóa, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Số lượng giáo viên tương đối đủ, nhưng còn thiếu cục bộ ở một số môn, đội ngũ không ổn định do số giáo viên ở nơi khác đến trường thường xuyên luân chuyển.

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Hiện nay trường có 5 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Từ năm 2011 đến 2013, mỗi năm đều có 02 giáo viên được chọn cử đi học Thạc sỹ. Tuy nhiên, số lượng giáo viên xếp loại tốt về chuyên môn chưa tăng rõ rệt.

- Về cơ cấu, trình độ, độ tuổi, tính ổn định về số lượng đang cịn là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Còn bị động về phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, giàu kinh nghiệm hiện đang ở tình trạng thiếu nghiêm trọng.

- Cơ chế quản lý, các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện hơn nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế ...

- Quản lý, kiểm tra chun mơn cịn nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc tìm các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Xuân Trường theo hướng chuẩn hóa là vấn đề

quan trọng, có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng của nhà trường.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG

TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục trung học phổ thông

* Ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị ban hành kết luận về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Theo đó, ngành giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, không duy trì các trường ĐH, CĐ có chất lượng kém...

Bộ Chính trị nhận định, giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục cịn thấp và khơng đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác; Các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển giáo dục đến năm 2020 bao gồm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

Trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, đã xác định, từ nay đến năm 2020, giáo dục Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau:

- Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Đối với giáo dục phổ thơng: Đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS; Tỷ lệ trẻ em người dân tộc trong độ tuổi được đến trường ở tiểu học là 90% và THCS là 85%; 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Đối với giáo dục trung học: học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nước trong khu vực.

- Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.

Các giải pháp phát triển giáo dục trong giai đoạn 2008-2020 đảm bảo các định hướng sau:

- Thể hiện rõ mục đích tạo động lực, phát huy nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho giáo dục; đồng thời có tính tồn diện và đột phá để thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu giáo dục;

- Thể hiện tinh thần phát huy cao độ nội lực, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong giai đoạn hội nhập;

Các giải pháp mang tính đột phá trong đó có giải pháp thứ 2 là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)