Vị trí, ý nghĩa của việc phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

Hình 2.13 Sơ đồ tư duy các thành tựu văn hóa của Ấn Độ

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Vị trí, ý nghĩa của việc phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin

cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử

Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, vì vậy việc phát triển NLSD CNTT cho HS trong dạy học nói chung, DHLS ở trường phổ thơng nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,

rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.

CNTT là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị - xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo, CNTT & TT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang được đẩy mạnh với các mơn Hố học, Vật lý, Sinh học, Địa lý,… và thu được kết quả cao, thì với bộ mơn Lịch sử việc ứng dụng này cịn rất hạn chế, chưa đem lại kết quả gì đáng kể. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như việc đánh giá chưa đúng đắn về vai trò của CNTT đối với bộ môn Lịch sử, sự thiếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các trường học, hoặc có trang bị nhưng chưa đồng bộ... Song, nguyên nhân cơ bản được chúng ta quan tâm hiện nay là “sự thiếu hiểu

biết” của đội ngũ GV lịch sử về CNTT.

NLSD CNTT là một trong những năng lực công cụ rất cần thiết đối với HS, việc phát triển cho HS năng lực này có thể giúp HS phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Việc phát triển năng lực CNTT cho HS có ý nghĩa to lớn trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS trong DHLS.

Về mặt giáo dưỡng: Đối với HS, khi được học tập lịch sử mà có sự hỗ trợ

của CNTT sẽ góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, tồn diện tri thức lịch sử của các em. Thơng qua phần trình diễn bài giảng của GV với những hiệu ứng, văn bản và hình ảnh lịch sử sinh động, sẽ cuốn hút HS vào bài giảng, giúp các em lĩnh hội kiến thức dễ dàng, chủ động. Việc GV sử dụng các thao tác giảng dạy linh hoạt trên máy, cung cấp thông tin đến HS nhanh chóng và đảm bảo tính sư phạm cao cũng giúp cho HS hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng, tránh được tình trạng

“hiện đại hoá lịch sử”. Thông qua việc GV ứng dụng CNTT vào việc DHLS thì việc phát triển NLSD CNTT cho HS cũng được cải thiện cụ thể đó là thơng qua các nhiệm vụ môn học, người GV cung cấp cho HS vốn kiến thức về công nghệ, kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập cũng như thái độ tích cực khi sử dụng các phần mềm tiện ích phục vụ cho việc học tập môn Lịch sử.

Về giáo dục: việc phát triển NLSD CNTT cho HS trong DHLS sẽ có tác

dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của HS. Thơng qua các nhiệm vụ trong q trình học tập dưới sự hỗ trợ của các phần mềm, cơng cụ cơng nghệ mọi tâm tư tình cảm, thái độ yêu ghét của HS sẽ được bộc lộ. Đây cũng chính là đặc trưng giáo dục của bộ mơn.

Về mặt phát triển: mục tiêu của giáo dục phổ thơng nói chung và DHLS nói

riêng nhằm phát triển toàn diện cho HS về kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ. Ngồi việc phát triển cho HSNLSD CNTT thì thơng qua việc DHLS, HS cũng sẽ được rèn luyện và phát triển các năng lực khác như năng lực tự học, năng lực giao tiếp…

1.1.2.2. Ý nghĩa

Việc phát triển NLSD CNTT cho HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng có các vai trị chủ yếu sau:

- Hỗ trợ việc tìm kiếm, sắp xếp, xử lý thơng tin trong q trình học tập cũng như hồn thành các nhiệm vụ học tập.

- Hỗ trợ trình bày, báo cáo sản phẩm học tập một cách dễ hiểu, sống động và thuyết phục.

- Hình thành ở HS các năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử đặc biệt là nâng cao NLSD CNTT, tiến tới mục tiêu trở thành cơng dân tồn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)