Những yêu cầu và định hướng phát triển năng lực sử dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 33)

Hình 2.13 Sơ đồ tư duy các thành tựu văn hóa của Ấn Độ

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Những yêu cầu và định hướng phát triển năng lực sử dụng công nghệ

thông tin trong dạy học lịch sử

1.1.3.1. Yêu cầu

Yêu cầu về nội dung kiến thức.

Khi tiến hành tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển NLSD CNTT cho HS hay nói cách khác là hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm, các công cụ để thiết kế các sản phẩm học tập GV cần đảm bảo các nội dung kiến thức sau:

Trong dạy học nói chung và đặc biệt là DHLS nói riêng GV phải ln đảm bảo mọi kiến thức cung cấp cho HS là chính xác mang tính khoa học cao về tài liệu, quan điểm và phương pháp luận.

Khi hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập thì GV phải định hướng cho HS những nội dung bám sát SGK, phải căn cứ vào mục tiêu, cấu trúc nội dung của từng bài học cụ thể trong SGK để lựa chọn các hình ảnh, sự kiện phù hợp với các phần mềm và những kiểu thiết kế khác nhau. Trong thực tế rất nhiều sản phẩm của HS khi thiết kế vẫn giữ nguyên những nội dung dàn trải trong SGK, thiếu trọng tâm và làm cho bài học trở nên nặng nề, rời rạc, thiếu loogic. Hoặc một số khác có lược bỏ nội dung trong SGK nhưng đôi khi các em chưa biết xác định trọng tâm của bài học nên đã bỏ qua các sự kiện quan trọng, khơng hệ thống hóa được kiến thức. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên, trước khi giao nhiệm vụ cho HS,GV cần định hướng những nội dung kiến thức quan trọng mà các em cần thể hiện trong sản phẩm học tập của mình để đảm bảo tính khoa học, chính xác và hệ thống của kiến thức. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo tính vừa sức, ngắn gọn súc tích, cụ thể hóa được những kiến thức cơ bản choHS dễ nhớ, dễ hiểu.

Tóm lại, việc đảm bảo tính khoa học, chính xác hệ thống khi lựa chọn nội dung bài học khơng chỉ là ngun tắc giáo dục mà cịn là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả bài học nhất là đối với mơn Lịch sử. Nó đảm bảo cho HS được đáp ứng đầy đủ về nội dung kiến thức cũng như về kỹ năng, tư tưởng tình cảm.

- Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh và sinh động.

Xuất phát từ quy luật nhận thức của V.I.Lê-nin: “Từ trực quan sinh động đến tư

duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” cho nên tính trực quan sinh

động là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Do đặc trưng của lịch sử nên HS không thể trực tiếp quan sát được các sự kiện, hiện tượng và cũng khơng thể tiến hành thí nghiệm để khơi phục lại q khứ. Bởi vậy, việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển NLSD CNTT cho HS dưới sự trợ giúp của các phần mềm/ cơng cụ cơng nghệ sẽ giúp HS cụ thể hóa được kiến thức bài học, lưu lại những biểu tượng thơng qua các hình ảnh cụ thể. Khi GV hướng dẫn HS thiết kế các sản phẩm học tập trên các phần mềm cần phải định hướng cho HS phải có hệ thống kênh hình phong phú, hình ảnh sinh động để phát triển tư duy tưởng tượng và tăng hứng thú cho HS đối với bộ môn Lịch sử.

Khi GV hướng dẫn HS sử dụng các sản phẩm học tập phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực trí tuệ, tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp cho HS. Ngồi ra, nó cịn phải phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại, với quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng ta, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Mặc dù các phần mềm có ưu thế trong việc sử dụng màu sắc, hình ảnh, âm thanh song GV phải định hướng cho HS sử dụng phù hợp với nội dung bài học phải đảm bảo tính thẩm mỹ, dễ khai thác, cơ đọng, súc tích và dễ hiểu.

Yêu cầu về phương pháp.

Một trong những yêu cầu tất yếu của tất cả các PPDH đó là phải phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS. Bởi vậy, GV khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm cần phải thiết kế: “một tập hợp các hoạt động nhằm làm

chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ động tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”. Do vậy, khi tổ

chức các hoạt động học tập GV cần vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp cho phù hợp với nội dung của bài học và hình thức tổ chức giờ học để đạt hiệu quả cao. Khi hướng dẫn HS sử dụng phần mềm thiết kế sản phẩm học tập GV cần:

- Phải giúp HS nắm vững kiến thức của bài học.

- Phải thể hiện tính vừa sức với HS tùy thuộc vào điều kiện và trình độ của mỗi đối tượng HS mà GV sử dụng phương pháp khác nhau và đưa ra những yêu cầu phù hợp.

- Đặc biệt, phải góp phần phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Muốn làm được những điều đó GV cần biết tổ chức các hoạt động, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả trong giờ học, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS.

Yêu cầu về kiểm tra đánh giá:

Việc tiến hành kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả môn học. Cùng với kiểm tra đánh giá định kỳ thì việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được tiến hành trong suốt tiến trình dạy học trên lớp như là một thành tố của PPDH. Bởi việc tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm thì vai trị của HS là chủ động tìm kiếm kiến thức dựa trên những định hướng của GV, cho nên GV phải thường xuyên kiểm tra đánh giá xem HS lĩnh hội được những gì và các sản phẩm mà HS làm ra có đáp ứng các yêu cầu

về kiến thức, kỹ năng và tư tưởng khơng. Ngồi ra, GV cần cung cấp cho HS các công cụ hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá của HS như: Bảng hướng dẫn có đưa ra các tiêu chí đánh giá về các sản phẩm của HS, biên bản và hợp đồng học tập..., như vậy sẽ giúp HS đánh giá được mức độ đạt mục tiêu của mình. Đây là một việc làm vơ cùng quan trọng bởi: “Tự kiểm tra, đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của kiểm tra đánh giá. Tự kiểm tra, đánh giá trong DHLS là q trình người học tự thu thập, xử lí những thơng tin về việc lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của mình so với u cầu đặt ra… chính vì vậy tự kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa to lớn đối với HS về mặt nhận thức, giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển kỹ năng”.

Yêu cầu về kỹ thuật và quan niệm của GV khi tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển NLSD CNTT cho HS.

Trước hết, GV cần có trình độ, khả năng sử dụng nhất định về tin học. Đối với tất cả các mơn học nói chung và mơn Lịch sử nói riêng để có thể phát triển NLSD CNTT cho HS thì trước hết người GV cần phải được đào tạo về kiến thức tin học nói chung và các PMDH nói riêng.

Thứ hai, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố quyết định để có thể thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học và phát triển NLSD CNTT cho HS. Bởi vậy, các nhà trường cần phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho tất cả các môn học trong đó có mơn Lịch sử. Bên cạnh đó nhà trường cần khuyến khích GVtham gia vào phong trào đổi mới PPDH, trong đó có ứng dụng CNTT và GV cần phải tích cực học tập khai thác các tính năng của PMDH để có thể hướng dẫn HS sử dụng phục vụ mục đích học tập của các em, làm như vậy GV mới không lạm dụng CNTT và giúp HS tăng hứng thú và có trách nhiệm với việc học của mình. Đặc biệt, khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDHGV cần nắm vững “nguyên tắc 3Đ” khi hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm để thiết kế sản phẩm học tập đó là: đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ. Việc sử dụng phần mềm vào dạy học có rất nhiều các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích của mỗi GV. Có GV sử dụng PMDH như là một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy của mình, trong trường hợp đó sẽ khơng phát huy được tính tích cực chủ động của HS. Xu hướng thứ hai GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập, trong trường hợp này HS sẽ phải chủ động tìm kiếm kiến thức hồn thành mục tiêu học tập, phát huy được vai trị chủ động tích cực của các em.

1.1.3.2. Định hướng

- Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Lịch sử. - Phải xuất phát từ quy luật phát triển tâm lý, nhận thức và cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển năng lực.

- Phải đảm bảo phát triển một số năng lực cần đạt của con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Chú ý khai thác đặc thù bộ môn Lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)