CÂY CÀ
I. kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua
Nguồn: Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thốt nước tốt, đất có pH = 6.0 - 6.5. Nếu đất chua hơn phải bón thêm vơi.
1. Thời vụ
Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1- 2 năm sau.
62
Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.
Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông- Tây.
3. Gieo hạt và ương cây con
Lượng giống dùng gieo trồng cho 1 ha tùy thuộc vào mật độ trồng, trọng lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm (mật độ trồng khỏang 17 ngàn đến 23 ngàn cây/ha, 1 gr hạt có khoảng 300 đến 400 hạt). Trước khi ngâm ủ nên phơi hạt giống ra nắng khoảng 1-2 giờ.
Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 - 7 giờ. Vớt hạt ra để ráo nước, gói vào khăn ẩm, cho gói hạt vào túi nilon (buộc miệng túi để chống thoát, hơi nước) và đem ủ ở nhiệt độ 26 – 280C. Sau thời gian ủ khoảng 72 giờ thì hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nhú mầm thì tiến hành gieo ngay, các hạt chưa nảy mầm thì tiến hành cung cấp đủ ẩm và ủ tiếp. Có thể gieo hạt ra luống hoặc gieo trong bầu đất. Hiện nay đa phần bà con gieo hạt vào trong bầu đất để dễ vận chuyển khi trồng và đảm bảo chất lượng cây con tốt hơn. Đất luống gieo, đất bầu gồm 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro trấu + 0,2% lân. Nếu đất chua phải xử lý thêm vôi. Gieo hạt đều trên luống hoặc bầu sau đó rải 1 lớp đất mỏng lên trên mặt. Nên làm giàn che chắn và cung cấp đủ ẩm thường xuyên. Khi cây được 2 - 3 lá thật thì đem trồng.
4. Mật độ trồng và khoảng cách trồng
Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:
Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.
Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh. Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.
Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.
63 Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay
5. Phân bón
Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như Agrodream, WEHG…
Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau: 300 kg phân chuồng + 4 kg đạm Urê + 15 kg Supe lân + 5 kg Kali + 8 kg NPK Đầu Trâu( 16-16-8-13S)
- Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi
lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali
+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 ngày tưới các chế phẩm kích thích ra rễ
xung quanh gốc như: Start Vitamin B1, Grow more Vitamin B1 …
+ Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK Đầu
Trâu( 16-16-8-13S) hồ nước tưới xung quanh gốc.
+ Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vơ hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali + 2 kg NPK Đầu Trâu ( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.
Ngồi ra có thể bổ sung các loại phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.
6. Chăm sóc
Nhu cầu nước
Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
64
Vun xới
Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.
Làm giàn
Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.
Bấm ngọn và tỉa cành
Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng ni quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.
Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Tỉa lá già
Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.
7. Thu hoạch
Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc.
65
Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha.
II. Kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây cà tím
Nguồn:http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=37&Lang
ID=1&NewsID=1365
1. Thời vụ:
Vụ đơng - xn có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè-thu trồng từ tháng 4 đến tháng 7. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5, tháng 6), các tỉnh phía Bắc khơng nên trồng vào các tháng 12, tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian cây cho thu hoạch.
2. Gieo ươm cây giống
Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24 -30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 500C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) 1 giờ, ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu. Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 1.000 m2
là từ 30 - 40g. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4 - 5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5 - 6 lá thật, cao 6 – 8 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng.
3. Làm đất, bón lót, trồng cây:
Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thốt nước, có độ pH từ 6,8 - 7,2 là thích hợp nhất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống mui luyện rộng 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 cm. Lượng phân bón lót cho 1.000 m2 bao gồm: 800kg phân chuồng hoai mục + 30 kg supe lân + 5 kg phân kali + 50kg tro bếp. Bổ hốc sâu 10-15cm thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 70cm (mật độ khoảng 2000 - 2.500 cây/1.000 m2).Trộn đều các loại phân trên với nhau, bón theo hốc, trộn đều với đất, lấp bằng để 3 - 4 hôm mới trồng cây. Mùa mưa nên trồng thưa hơn sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày. Kinh nghiệm bà con Hải Dương, Nam Định là có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn đầu.
4. Chăm sóc:
Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5 – 6 kg phân urê, 3 – 4 kg phân KCl, 20 - 25 kg khô dầu hoặc xác mắm; lần 2 (25 - 30 ngày sau trồng): 7 – 8 kg urê, 4
66
- 5 kg KCl; lần 3 (45 - 50 ngày sâu trồng): 8 – 10 kg urê, 5 – 6 kg KCl, 25 – 30 kg bánh khô dầu hoặc xác mắm. Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5 kg urê, 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc bã mắm, khô dầu cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, ni quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.
Tỉa nhánh, cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thơng thống. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.
Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xun để có biện pháp phịng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent... để phun trừ. Hạn chế độ ẩm trong luống, tránh để bị úng ngập nhằm tránh các bệnh hại do nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc, chết ẻo, chết nhát... Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Validacin, Score, Topsin M, Ridomil, Aliette... để phòng trừ ngay từ khi mới có triệu chứng ban đầu.
5. Thu hoạch
Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già kém chất lượng.
Để giống: Chọn những quả lớn đều, không sâu bệnh ở lứa quả thứ 2, thứ 3 để lại trên cây cho chín già làm giống. Thu về để thêm 1 tuần nữa cho chín hồn tồn rồi mới bổ lấy hạt rửa sạch, phơi nơi thoáng mát cho khô hẳn để làm giống cho vụ sau. Mỗi quả cà cho khoảng 1.000-1.500 hạt, cứ khoảng 800 quả cà tím cho 1,5kg hạt giống.
III. Kỹ thuật trồng cà pháo, cà dĩa
Nguồn:http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonnnt/Pages/Ky-thuat-trong-
ca-phao,-ca-dia,-ca-tim.aspx
67
Cà pháo, cà dĩa gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
2. Giống và chuẩn bị vườn ươm:
- Đối với cà pháo, cà dĩa thường dùng các giống ở địa phương;
+ Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.
+ Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm.
Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
3. Chuẩn bị đất, trồng cây:
Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và khơng được trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các cây thuộc họ khác.
Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước.
Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20-25 cm. Khoảng cách trồng: 60 x 80cm.
Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35 - 45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 - 5 giờ trước lúc nhổ cho cây khơng bị đứt rễ và chóng bén.
4. Chăm sóc:
Bao gồm tất cả các khâu tác động đến cây cà từ sau cấy cho đến khi thu hoạch.
68
Bón phân:
Lượng phân: Đơn vị tính Ha
Loại phân Tổng số Bón lót Bón thúc Lần 1(7- 10NST) Lần 2(20- 25NST) Lần 3(40- 45NST) Phân chuồng hoai mục (tấn) 10 - 15 10-15 / / / Phân HC vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Phân lân vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / / Urea (kg) 100 20 40 40 Kali (kg) 80 20 30 30
Lượng phân vơ cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10 - 20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …
Tưới nước và tỉa cành:
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất khơng đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cây cà sau khi mọc được 7 - 9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây khơng thơng thống, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây khơng thơng gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
69
Các loại sâu hại chính: * Sâu xanh đục trái
Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối.
Phòng trừ
dùng các loại thuốc vi sinh như như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP, Biocin 16WP, Aztron 7000DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ), Spinosad (Success 25SC)…, dùng luân phiên với thuốc hoá học gốc Deltamethrin ( Decis 2.5EC, Delta 2.5EC)...; hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc.
*Sâu ăn lá
Bao gồm các loại sâu như sâu khoang, sâu đo,… là loại sâu ăn tạp, cắn phá hại lá. Để hạn chế tác hại của chúng dùng các loại thuốc như sâu xanh.