.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi

Một phần của tài liệu Nhóm sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ thuật trồng trọt các loại rau (Trang 75 - 77)

Nguồn:http://www2.bacninh.gov.vn/Story/NongNghiepKhuyenNong/KHC

NNongNghiep/2008/3/11102.html

1. Thời vụ

Ở đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa (mùa sớm và xuân) nên thời vụ thích hợp trồng là 25/9 - 5/10 dương lịch, thu hoạch 30/1 - 5/2 dương lịch vẫn đảm bảo đủ thời gian sinh trưởng và không ảnh hưởng đến thời vụ của lúa. Tuy nhiên vì khơng có thời gian cho đất nghỉ nên việc làm đất phải tính tốn kỹ, từ chọn ruộng trồng đến việc chủ động chế độ nước cho lúa mùa. Nếu để tỏi giống với thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, tỏi phải trồng đất bãi ven sông, không cấy lúa xuân.

Ở khu vực miền Trung, tỏi trồng vào tháng 9 – 10 dương lịch , thu hoạch củ vào tháng 1 – 2 dương lịch.

2. Làm đầt, bón phân, trồng củ

Đất trồng tỏi chọn chân vàm cao, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2 - 1,5m , rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5 - 6 hàng, khoảng cách hàng 20 cm.

Mỗi hecta tỏi bón 20 tấn phân chuồng, 300 kg đạm urê, 500 kg supe lân và 240 kg kali sunphat (tính ra 1 sào Bắc Bộ hết 740 kg phân chuồng, 11 kg đạm urê, 18,5 kg supe lân và 9 kg kali sunphat). Đất chua cần bón thêm vơi bột. Khối

76

lượng vơi tùy theo độ chua của đất. Tồn bộ vơi bột, phân chuồng, lân và, 1/3 số đạm kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ số đạm và kali cịn lại dùng để bón thúc. Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 - 15g, có 10 - 12 nhánh. Mỗi hecta cần 1 tấn tỏi giống (370 kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi nhánh 8 - 10 cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên. Sau khi trồng dùng rơm, rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc.

3. Chăm sóc

Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.

Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).

4. Phòng trừ sâu bệnh

Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:

 Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.)

Xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm khơng khí cao.

Phịng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Bcđơ 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vơi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 80%, hoặc Ziram 90% pha 2 - 4 phần nghìn và phun với lượng 18 - 20 lít/sào Bắc Bộ. Trồng 1 sào tỏi cần chuẩn bị 2 kg phèn xanh hoặc 8 kg thuốc Zineb.

Ngồi ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.

 Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.).

Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 80% để phun trừ.

5. Thu hoạch, để giống

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo

77

quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.

Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, khơng bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thống mát hoặc trên gác bếp.

Một phần của tài liệu Nhóm sinh kế CPO tiếp tục sưu tầm, biên soạn và gửi đến các anh, chị, em cán bộ dự án một số quy trình kỹ thuật trồng trọt các loại rau (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)