Chương 3 : Áp dụng kinh nghiệm cho quản lý nợ công ở Việt Nam
2. Một số khuyến nghị nhằm tăng tính bền vững cho nợ cơng ở Việt Nam
2.2. Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ cơng thấp
Quản lý tốt nợ nước ngồi là chìa khóa thành cơng cho những quốc gia muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững mà vẫn khơng gặp khó khăn nào trong việc hoàn trả nợ nước ngoài. Việt Nam muốn tăng trưởng cần phải vay vốn bên ngoài nhưng đồng thời để tránh xảy ra khủng hoảng nợ như các nước Châu Âu, Việt Nam cần khéo léo học hỏi kinh
nghiệm từ các nước đi trước và đã thành cơng trong việc duy trì tính bền vững của nợ công như Nga và Indonesia kết hợp với thực trạng nợ công và nền kinh tế trong nước để có những chính sách phù hợp:
Tận dụng lợi thế trong nước: Vị trí địa kinh tế, địa chính trị, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người. Nga và Indonesia đã rất thành công trong việc phát huy tiềm năng sẵn có trong nước để góp phần giảm bớt gánh nặng nợ nần, từ đó quản lý nợ hiệu quả. Nga tận dụng nguồn nguyên liệu dầu mỏ và khí đốt nhằm tăng nguồn thu ngân sách cũng như ổn định đồng rup và duy trì nợ cơng bền vững trước bối cảnh tác động từ khủng hoảng kinh tế và chính sách cấm vận đến từ Mỹ và các nước Châu Âu. Indonesia cũng thành công trong việc phát huy tiềm năng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là năng lượng tái tạo. Đã đến lúc Việt Nam cần tìm ra và phát huy nguồn lực sẵn có trong nước để làm giàu cho ngân sách quốc gia cũng như bớt phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài.
Thận trọng trong việc vay vốn nước ngoài, tránh trường hợp “vung tay quá trán”. Nợ công vốn là con dao 2 lưỡi, nếu không thận trọng trong việc vay vốn sẽ rất dễ dẫn đến việc vay q nhiều mà khơng có khả năng trả nợ, nguy cơ vỡ nợ sẽ trở thành tương lai không xa.
Học hỏi kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Indonesia, cụ thể là 6 bước quản lý nợ nước ngồi, trong đó phải có sự giám sát chặt chẽ từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, ngoài ra kết hợp sử dụng hệ thống thiết bị tinh vi như mạng lưới Internet của riêng Chính phủ nhằm quản lý và phát hiện các trường hợp nợ xấu.
Tổ chức đào tạo đội ngũ am hiểu về quản lý nợ, bồi dưỡng cán bộ nhân viên có kiến thức cũng như về đạo đức, thái độ làm việc
Cần phối hợp giữa các phương pháp xử lý nợ chặt chẽ và linh hoạt như hoán đổi nợ, điều chỉnh nợ thông qua các câu lạc bộ như Paris, London, thành lập các tổ chức chuyên môn về xử lý nợ.
2.3. Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ cơng cao nhưng bền vững
Nợ cơng khơng xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh tốn nó, tuy nhiều nước đã thất bại đặc biệt những quốc gia ở châu Âu. Cần có một giải pháp hợp lí cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, mà Việt Nam đang có xu hướng trở thành nước có nợ cơng cao, cần phải học hỏi kinh nghiệm để duy trì tính bền vững như của Nhật, Trung Quốc, Mỹ :
Thực hiện công khai minh bạch báo cáo nợ công: Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều
biện pháp để thượng tơn tính minh bạch, giúp cho các đơn vị được kiểm toán nhận thấy rõ trách nhiệm của mình, hướng tới cơng khai minh bạch trong các hoạt động.
Việc công khai kết quả kiểm tốn nợ cơng đồng nghĩa với việc các thơng tin về tính trung thực, tin cậy của các báo cáo về nợ cơng và tình hình quản lý nợ cơng sẽ được công bố rộng rãi đến các đối tượng sử dụng thơng tin. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào kết quả kiểm toán để ra các quyết định quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn đối với nợ cơng. Thực tế cho thấy ở Việt Nam cũng mắc những vấn đề tương tự Trung Quốc trong việc công khai minh bạch. Việt Nam cần nâng cao trong tính minh bạch như sử dụng thông tin sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực hiện giám sát, chất vấn và phản biện xã hội, qua đó tạo áp lực tác động ngược trở lại đối với công tác quản lý và sử dụng các khoản nợ công. Công khai kết quả kiểm toán cũng là kênh phản biện cần thiết để kinh tế Nhà nước không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm tốn. Kinh tế Nhà nước ngồi việc cơng khai như hiện nay, tiến tới khi thực hiện kiểm tốn nợ cơng thành những cuộc riêng biệt, kiểm toán chuyên đề về nợ thì có thể phát hành riêng bản tin về kết quả kiểm tốn nợ cơng. Đây cũng là giải pháp quan trọng để đưa công tác quản lý nợ công của Việt Nam vào nề nếp, minh bạch và hiệu quả.
Tăng thu ngân sách Nhà nước bằng công cụ thuế: Nước Mỹ đang gặp vấn đề vẫn
gây tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đảng Cộng hịa chủ trương sẽ khơng tăng thuế, mặc dù mức thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công cao tới mức báo động, yêu cầu phải có những nguồn thu nhập mới. Cịn Đảng Dân chủ thì chỉ xem xét việc tăng thuế thu nhập, mà khơng có ý định sửa chữa, điều chỉnh hệ thống thuế hiện đã trở nên phức tạp, bị bóp méo và đang phá hoại sự tăng trưởng. Điều này thấy rõ ở Việt Nam, một hệ thống thuế trồng chéo, khó kiểm sốt. Biến thuế là một nguồn thu nhập mới cho chính phủ nhưng cũng phải phù hợp với những người thu nhập thấp để không phải là gánh nặng thuế sẽ dẫn đến việc thu thuế kém hiệu quả. , hệ thống thuế cần được cải cách bảo đảm các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, cơng bằng và minh bạch. Khuyến khích tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng nhát là những mặt hàng xa xỉ nhập khẩu
Định hướng cắt giảm chi tiêu cơng: Mặc dù khó có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ
cơng, Chính phủ Mỹ vẫn cơng bố chương trình cắt giảm ngân sách mạnh mẽ nhằm giảm nợ cơng và chi tiêu cơng trong đó riêng chương trình y tế chăm sóc sức khỏe đã cắt giảm 700 tỷ USD. Cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế là biện pháp tình thế của nước Mỹ để tránh khỏi khủng hoảng trong tương lai, để tránh ngay những sai lầm đó Việt Nam cũng cần cắt giảm chi tiêu công. Đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng, nhiều dự án tốn kém mà không mang lại hiệu quả trong khi đó có những dự án cần thiết mà chưa được triển khai, quả thực là vấn đề lớn cho sự phát triển đất nước. Cần cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chương trình/dự án chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp, hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm tốt. Bên cạnh
việc phân bổ lại chi đầu tư theo hướng hiệu quả hơn, chi thường xuyên, dự toán gấp hơn 3,6 lần chi đầu tư trong năm 2012, cũng phải là đối tượng được rà soát và cắt giảm quyết liệt.
Phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước: Từ đầu thập niên 1990,
khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD, phần lớn trái phiếu chính phủ hướng tới người mua là dân chúng Nhật Bản (chiếm tới 95% trái phiếu chính phủ). Khoảng 50% tài sản chính trị (khoảng 1.400 nghìn tỷ yên) được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 14%), trong đó, phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ thơng qua hệ thống ngân hàng. triển vọng đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản hiện ổn định và Nhật Bản “không quá gần” với khủng hoảng, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ 3 yếu tố cơ bản: (1) Cán cân thanh toán quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1000 tỷ USD; (2) Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn lớn hơn nợ công; (3) Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Do ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, nên Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ gặp thách thức trong vấn đề vay nợ khi các nhà đầu tư trong nước khơng cịn mặn mà với trái phiếu Nhật Bản. Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được thị trường trái phiếu bình ổn. Đây là bài học mà Việt Nam nên làm theo,vì thực tế Việt Nam đang có xu hướng giống những nước đã thất bại khi để nợ nước ngoài quá cao. Phát triển thị trường nợ trong nước, cả sơ cấp và thứ cấp, trái phiếu chính phủ trong nước. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể phải chấp nhập chi phí vay mượn trong nước cao nhằm phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, Chính phủ có thể huy động được vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của thị trường TPCP sẽ giúp cho Chính phủ huy động được vốn với kì hạn dài, lãi suất cố định và đặc biệt là bằng nội tệ. Do vậy, các rủi ro liên quan đến lãi suất, tỉ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường TPCP thứ cấp còn giúp kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì TPCP là tiêu chuẩn để xác định rủi ro của các công cụ nợ khác.
KẾT LUẬN
Hiện nay, mỗi người dân Việt Nam đang gánh khoảng 1000$ nợ cơng trong khi mức thu nhập bình qn đầu người chưa đến 2000$/năm, và dự kiến mức nợ sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Con số này cùng với bài học mới nhất từ đất nước Hy Lạp đang gióng lên một hồi chng cảnh báo về thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nợ cơng khu vực đồng tiền chung châu Âu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình nợ cơng của Việt Nam cả về quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả nợ, các chỉ số an tồn nợ cơng. Dù rằng được đánh giá là khơng có khả năng vỡ nợ trong tương lai gần, nhưng nợ công của Việt Nam vẫn ở mức cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với việc nợ cơng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế nhận định rằng Việt Nam sẽ bị suy giảm dần khả năng hấp thụ những cú sốc trong tương lai.
Đặc biệt là trong bối cảnh bội chi luôn ở mức cao, nguồn thu thuế sắp sụt giảm mạnh vì kí kết các thỏa thuận thương mại tự do; cộng thêm việc đầu năm nay, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là gạo và dầu thơ đang mất giá, thì nguy cơ Việt Nam lâm vào khủng hoảng nợ là rất cao nếu Chính phủ khơng kịp thời thi hành những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả.
Theo WB biện pháp khả thi nhất lúc này, là Chính phủ Việt Nam phải củng cố tài khóa. Cụ thể là giảm tốc độ tăng chi ngân sách, tăng khả năng huy động thu ngân sách nhà nước, từ đó giảm bớt thâm hụt ngân sách, cũng như nhu cầu vay nợ, đồng thời có những biện pháp tồn diện để khắc phụ những lỗ hổng chính sách trong nước, …
Chỉ khi Chính phủ thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp này thì Việt Nam mới có cơ hội kiềm chế sự gia tăng của nợ công trong tương lai gần, và tăng tính bền vững của nợ cơng trong một tương lai xa hơn. Để từ đó ổn định nền kinh tế vĩ mơ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng đất nước, vì mục tiêu xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bản tin nợ công (số 3) – Bộ tài chính, nước CHXHCN Việt Nam, tháng 8/2014 (ngày cập nhật:
20/4/2015)
NỢ CƠNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN NỀN KINH TẾ - GS.TS Ngô Thế Chi
Giám đốc Học Viện Tài Chính. (ngày cập nhật: 23/4/2015)
http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/995-qun-ly-n-cong-bng-4-cong-c-.html (ngày cập nhật: 21/4/2015) http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail &document_id=165278 (ngày cập nhật: 21/4/2015) http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chinh-phu-lap-quy-tich-luy-tra-no-ung-tra-thay-nguoi-duoc-bao- lanh-683279.htm (ngày cập nhật: 21/4/2015) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID= 333&TabIndex=1 (ngày cập nhật: 21/4/2015) http://www.baomoi.com/Giam-ganh-no-cho-quoc-gia/126/15082337.epi (ngày cập nhật: 22/4/2015) http://nld.com.vn/kinh-te/no-cong-chinh-xac-bao-nhieu-20141021231313761.htm (ngày cập nhật: 22/4/2015) http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/pgs-ts-dao-van-hung-no-cong-van-chua- duoc-tinh-du-3126873.html (ngày cập nhật: 23/4/2015) http://www.sav.gov.vn/2497-1-ndt/no-cong-%E2%80%93-thuc-trang-va-nhung-van-de-can- quan-tam.sav (ngày cập nhật: 23/4/2015) http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-cong-tang-thu-ngan-sach-1214nam-moi-dam-bao-tra-no- 886086.htm (ngày cập nhật: 23/4/2015) http://www.thesaigontimes.vn/126836/Dau-la-van-de-cua-ngan-sach.html (ngày cập nhật: 23/4/2015) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-dire-state-of-public-debt-04072015081401.html (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://www.doimoi.org/detailsnews/1426/352/no-cong-va-hieu-qua-cua-dau-tu-cong.html (ngày cập nhật: 24/4/2015)
http://vov.vn/kinh-te/no-cong-se-som-vuot-tran-do-vo-ky-luat-375358.vov (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2015/31453/De-bao-dam-an- toan-va-ben-vung-no-cong-o-Viet.aspx (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://dhktna.edu.vn/Images/userfiles/33/files/19_6.pdf (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://songoaivu.binhphuoc.gov.vn/3cms/dot-pha-trong-giai-ngan-von-oda-nam-2014.htm (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://www.tecos.com.vn/news/detail/viet-nam-se-vo-no (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://www.tradingeconomics.com/country-list/government-debt-to-gdp (ngày cập nhật: 24/4/2015) https://www.imf.org/external/pubs/ft/dsa/ (ngày cập nhật: 24/4/2015) http://www.sav.gov.vn/2497-1-ndt/no-cong-%E2%80%93-thuc-trang-va-nhung-van-de-can- quan-tam.sav (ngày cập nhật: 25/4/2015) http://www.statista.com/statistics/268177/countries-with-the-highest-public-debt/ (ngày cập nhật: 25/4/2015) http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-moi-quan-he-giua-nguong-no-va-tang-truong-kinh-te-van-de- quan-ly-no-cong-o-viet-nam-44894/ (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://www.economist.com/content/global_debt_clock (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://www.bi.go.id/en/ruang-media/siaran-pers/Pages/sp_168014.aspx (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?ZID1=22&ID1=1&ID8=35981 (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns060825154913?navBatchSta rt=30 (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://vneec.gov.vn/tin-tuc/chinh-sach-nang-luong/t14341/indonesia-su-dung-dien-nang-luong- mat-troi-de-cat-giam-no-cong.html (ngày cập nhật: 26/4/2015) https://www.stratfor.com/analysis/russia-weighs-its-options-managing-regional-debts (ngày cập nhật: 26/4/2015) http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-de-su-kien/20141025/tang-tinh-chu-dong-cua-quoc- hoi/661594.html (ngày cập nhật: 26/4/2015)