8. Cấu trúc của luận văn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh
“competentia”. Ngày nay, có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực.
Trường phái các nhà nghiên cứu Anh cho rằng năng lực được giới hạn bởi 3 yếu tố: kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) và thái độ (attitude); còn các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Mĩ lại quan niệm bất kì yếu tố nào dẫn đến thành cơng, đạt hiệu quả cao để hồn thành một cơng việc đều xem là năng lực.
Dưới góc độ tâm lí, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt hiệu quả.
Theo nhà nghiên cứu Trần Kiều trong bài viết “Phát triển năng lực người học trong giáo dục”, năng lực có 3 đặc điểm sau:
- Hình thành và bộc lộ trong hoạt động; - Gắn với một hoạt động cụ thể;
- Chịu sự chi phối bởi các yếu tố: bẩm sinh, di truyền, môi trường và hoạt động của cá nhân.
Năng lực có hai loại: năng lực chung (general capacity) và năng lực chuyên môn (specific ability). Năng lực chung cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chun mơn.
Trong chương trình dạy học định hướng năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
● Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu dạy học: mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
● Trong các mơn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
● Năng lực là sự kết hợp của tri thức, kĩ năng, thái độ, mong muốn, sự sẵn sàng hành động…;
● Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng, cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phương pháp;
● Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống; ● Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trong việc giáo dục và dạy học;
● Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nào đó, học sinh có thể, cần phải đạt được những gì?
Năng lực giải quyết vấn đề, theo I.Ia.Iecne thì: “Vấn đề là một câu hỏi
nảy sinh hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tịi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tịi đó”.
Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội, Hoàng Phê (chủ biên), 1992, vấn đề được hiểu: “là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết”.
Khi nghiên cứu các cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, V. Ơkơn cho rằng: “Vấn đề trong học tập hình thành từ một khó khăn về lí luận hay thực
tiễn mà việc giải quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của bản thân học sinh”. Tóm lại, vấn đề là một băn khoăn, một thách thức về
lí luận hay thực tiễn trong đó cái chưa biết được ẩn chứa trong cái đã biết. Nó kích thích chủ thể dựa vào tri thức đã biết tích cực tư duy tìm ra cách giải quyết.
Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà khơng có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực quan trọng, không thể thiếu trong nhân cách của HS ở mọi thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Khi có năng lực giải quyết vấn đề, HS sẽ có tư duy độc lập, nhạy bén, ln đặt cho mình những câu hỏi thích hợp, rõ ràng, chính xác về sự việc, tìm các nguồn thông tin khác nhau, cân nhắc những cách tiếp cận khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, những giả thuyết và những sự lựa chọn khác nhau để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Năng lực giải quyết vấn đề của HS được thể hiện qua các bước tiến hành giải quyết một vấn đề, bao gồm:
(1) Xác định vấn đề;
(2) Phân tích các nguyên nhân (3) Đưa ra các giải pháp
(4) Chọn giải pháp tối ưu (5) Thực hiện quyết định
(6) Đánh giá việc thực hiện quyết định
Để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, GV cần vận dụng quan điểm dạy học “Dạy học giải quyết vấn đề”. Trong dạy học
giải quyết vấn đề, HS được đặt vào một tình huống có vấn đề. Đây là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn biện chứng giữa các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã biết với những điều chưa biết. Thơng qua việc giải quyết vấn đề đó, HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo, sáng tạo được định nghĩa như thế nào là tùy thuộc
vào quan niệm, góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu.
Từ góc độ nhân cách, năm 1988 Pigpig, nhà tâm lí học Đức định nghĩa:
“Tính sáng tạo là thuộc tính nhân cách đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề; thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lí mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống và đưa ra giải pháp mới, độc đáo và thích hợp đối với vấn đề đặt ra.”
Dưới góc độ q trình, năm 1962 Torrance đưa ra định nghĩa như sau:
“Sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả… Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó.” Như vậy, dưới góc độ q trình, sáng tạo là một quá trình hoạt động
được kết thúc ở một sản phẩm mới, độc đáo được một nhóm người nào đó, ở một thời điểm tương ứng thừa nhận là có ích.
Định nghĩa của Ghiselin (1963) nhấn mạnh sản phẩm sáng tạo. Theo đó, “Sản phẩm sáng tạo là dạng cấu trúc mới nhất của thế giới kinh nghiệm
được tạo nên bằng sự cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm đã có trước đó, thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan hệ giữa anh ta với thế giới ấy”.
Từ góc độ mơi trường sáng tạo, Rogers (1954) nhấn mạnh tầm quan trọng của các tình huống trong đó sự an tồn và tự do về mặt tâm lí là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo. Một vài rào cản làm giảm sự sáng tạo là: học vẹt và thói quen tư duy nông cạn; tri giác và suy nghĩ không sâu; luật lệ và truyền thống hà khắc trói buộc con người trong xã hội…
Năng lực sáng tạo là năng lực nhận ra ý tưởng mới; đưa ra cách giải quyết mới, có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong học tập, đời sống; tìm ra những mối liên hệ mới giữa các tri thức, thông tin, kinh nghiệm hay các sự
vật hiện tượng đã biết… Đây là năng lực không thể thiếu được đối với HS
hiện nay. Bởi lẽ, một trong những nhiệm vụ và mục đích của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những học sinh năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao.
Sở dĩ, có thể kết hợp năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo vào thành một năng lực chung là vì: quá trình sáng tạo thực chất là một quá trình giải quyết vấn đề. Mỗi quá trình sáng tạo tương tự một quá trình giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề, tức để sáng tạo cái mới, người ta làm việc với những thơng tin đang có và dị lại những kinh nghiệm trước đây của mình, tổ hợp chúng, di chuyển chúng vào các cấu trúc mới mà trong cấu hình mới của nó thì vấn đề đặt ra được giải quyết và nhu cầu nào đó của cá nhân được thỏa mãn. Sự song hành giữa tình huống giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo là ở chỗ, cả hai quá trình này, cá nhân vừa hình thành, vừa vận dụng một chiến lược mới hoặc biến đổi các kích thích khơng phù hợp và áp dụng nó. Như vậy mỗi sự giải quyết vấn đề là một quá trình sáng tạo.
Khái niệm chủ đề trong Từ điển Tiếng Việt của Viện khoa họa xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992 có hai nghĩa: 1. Chủ đề là vấn đề chủ yếu dược quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. 2. Trong hoạt động chính trị xã hội, chủ đề là đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu của một đợt hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức.
Như vậy chúng ta có thể hiểu: chủ đề là một vấn đề chủ yếu được lựa chọn nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức hay các nội dung khác.
Dạy học theo chủ đề lịch sử là một kiểu/một hình thức tổ chức/một
PPDH mới, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đã đưa ra những quan điểm của mình về DHLS theo chủ đề trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch Sử ở trường THPT”, cụ thể: “Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa kiến thức Lich sử trong nhiều
chương, nhiều bài có nội dung liên quan đến nhau để có thể hình thành nên những chủ đề, chuyên đề khác nhau, theo một cấu trúc khác”.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó, GV chủ yếu hướng dẫn HS tự tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Dạy học theo chủ đề chú trọng những nội dung học tập có tính tổng qt, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề gắn liền với thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ...thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
Nội dung một chủ đề là tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ về những nội dung trong SGK, kiến thức gần gũi với thực tiễn xuất phát từ yêu cầu cập nhật thông tin liên tục khi thực hiện các chủ đề. Chính vì vậy việc lựa chọn các phương pháp để dạy học theo chủ đề đa dạng, hiệu quả hơn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Trong chương trình lịch sử THPT, đặc biệt là lớp 11, có nhiều nội dung, kiến thức lịch sử ở các chương, các bài có liên quan đến nhau… Đó là điều kiện để có thể tổng hợp và nhóm lại thành các chủ đề với một cấu trúc mới, mang tính tư duy, logic và dễ nắm bắt hơn. Nhờ đó mà GV có thể cung cấp cho HS những kiến thức mang tính tổng hợp, có hệ thống, những nội dung kiến thức lịch sử với những vấn đề, sự kiện lớn dễ dàng được HS nắm bắt hơn thông qua phương pháp xây dựng bài dạy theo chủ đề. Đồng thời kết hợp với sự hướng dẫn của GV, thơng qua phương pháp nhóm chủ đề, HS cịn được rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức và khả năng trình bày, giải quyết vấn đề một cách logic.
Đặc điểm của dạy học theo chủ đề gồm có hoạt động của GV và HS, trong đó GV phải ln là người chủ động trong việc xây dựng và tổ chức lớp
học theo các chủ đề. Đồng thời bằng cách thức tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khuyến khích và thúc đẩy HS tham gia vào việc giải quyết các vấn đề được đặt ra liên quan đến chủ đề học, từ đó kích thích sự tư duy, tìm tịi, sáng tạo của HS. Về phía HS, HS sẽ là người đóng vai trị quyết định và là trung tâm của bài học. Theo đó, HS sẽ dựa vào những gợi ý, hướng dẫn của GV mà chủ động trong tư duy giải quyết vấn đề và lĩnh hội kiến thức mới một cách đầy đủ, khoa học. Qua những bài học theo chuyên đề, chủ đề, mức độ làm việc của GV sẽ được giảm xuống, đồng thời thúc đẩy hoạt động và tăng sự hiểu biết của HS lên gấp nhiều lần.
Thông qua việc làm rõ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử là cách dạy mà ở đó GV xây dựng bài học lịch sử thành các chủ đề, áp dụng các biện pháp, kĩ thuật phù hợp, kích thích tính chủ động sáng tạo cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT
Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
* Về nhận thức:
Trước đây, chương trình dạy học truyền thống (có thể gọi là chương trình giáo dục “định hướng nội dung”) rất chú trọng đến việc truyền thụ hệ
thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Trong khi đó, lại sử dụng các PPDH truyền thống, ít chú ý đến khả năng ứng dụng. Bởi vậy, sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó, khơng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT sẽ góp phần đào tạo ra những con người mới,
năng động, sáng tạo, có năng lực hành động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông. Ở đây, người học đóng vai trị là trung tâm của q trình dạy học. Họ tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới và vận dụng nó vào trong học tập, đời sống.
Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT sẽ giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Bởi lẽ, việc học tập của HS diễn ra một cách biện chứng. HS thông qua việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để tự mình rút ra kiến thức. Rồi từ những kiến thức đã có, HS lại vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập, đời sống. Những kiến thức HS có được đều gắn với thực tiễn. Vì thế, nó có giá trị lâu dài.
Dạy học chủ đề lịch sử Việt Nam ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo đòi hỏi HS phải kết nối các kiến thức với nhau để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Điều này sẽ giúp HS hình thành, phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh... Đây là những kĩ