Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực nghiệm sƣ phạm

2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm triển khai với chủ đề “Quá trình xâm lược của thực dân

Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta”. Giáo án thực nghiệm được thiết

kế dựa trên các thông tin điều tra sơ bộ về hứng thú, nhu cầu của người học về nội dung bài học, nhiệm vụ trong chủ đề. (Phụ lục 4).

Phương pháp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, GV soạn giáo án theo chương trình trong SGK và tiến hành dạy bình thường. Ở lớp thực nghiệm, GV cấu trúc lại nội dung kiến thức trong SGK thành một chủ đề và vận dụng các PPDH tích cực nhằm tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Sau khi thực hiện, GV thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi từ phía GV, HS về thái độ học tập, kết quả thực nghiệm, nhiệm vụ của HS; bài dạy thực nghiệm; ý kiến nhận xét của GV bài kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS. Phân tích, so sánh với kết quả của lớp đối chứng là cơ sở nêu ra những kết luận khái quát về vấn đề tổ chức, hướng dẫn dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường phổ thơng. Q trình thực nghiệm được tiến hành song song ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng nhằm so sánh, phân tích kết quả đạt được.

* Kế hoạch thực hiện: - Trước khi bắt đầu bài dạy:

GV chuẩn bị bài dạy thật chi tiết, có phương án dự phịng những tình huống có thể xảy ra, liệt kê những công việc cần thiết và yêu cầu hỗ trợ: phịng máy, các thiết bị có liên quan… cung cấp tài liệu hỗ trợ cho HS.

- Trong quá trình thực hiện (chuẩn bị và tiến hành trong 2 tuần): Chuẩn bị:

+ Tuần 1: GV giới thiệu bài dạy, định hướng cho HS về các bài tập. Giáo viên giao phiếu học tập cho HS để HS có sự chuẩn bị hiệu quả nhất. + Tuần 2: Các nhóm HS chuẩn bị, làm việc nhóm và hồn thành nhiệm vụ được giao.

Trình bày:

+ GV tiến hành dạy theo chủ đề đã chuẩn bị.

+ HS trình bày nội dung theo yêu cầu chuẩn bị của GV.

+ Cả lớp lắng nghe và nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. + GV nhận xét, tổng kết nội dung bài học.

- Chia nhóm HS và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 79 - 81)