Đánh giá chung về thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh tp bắc giang (từ năm 2019 2021) (Trang 49)

hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam Chi nhánh TP Bắc Giang.

50

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh Bắc Giang thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định.

Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN ổn định, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2019 – 2021. Tính đến năm 2021, dư nợ cho vay đối với KHCN của Chi nhánh đã đạt mức cao là 298.507 triệu đồng.

Tỷ lệ thu lãi của Chi nhánh luôn giữ ở mức cao trên 90% và ổn định trong giai đoạn 2019 – 2021. Hệ số thu nợ tuy có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng cũng đang ở mức cao trên 80%.

Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ của Chi nhánh và mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu có tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và lượng tăng lên nhỏ nên cũng cho thấy được những cố gắng khắc phục và hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh.

Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ở mức cao, là một trong những chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn, tránh rủi ro mất vốn. Theo đó nên thu nhập từ hoạt động CVKHCN của Chi nhánh cũng tăng mạnh qua các năm từ 26.611 triệu đồng năm 2019 lên đến 57.596 triệu đồng năm 2021.

Không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không ngừng cải thiện về chất. Mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với quản lý và giám sát của Ban điều hành.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MSB Bắc Giang vẫn cịn tồn tại đó là chất lượng hoạt động này vẫn còn chưa cao. Mặc dù dư nợ cho vay KHCN liên tục được mở rộng đi đôi với việc kiểm soát chất lượng hoạt động cho vay, độ an toàn vốn vẫn được đảm bảo, song đây vẫn chưa phải là mức độ chất

51

lượng tốt nhất mà bộ phận quản lý KHCN MSB Bắc Giang có thể đạt được. Cho thấy hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh vẫn còn nhiều khuyết điểm:

- Tổng dư nợ cho vay KHCN tăng mạnh qua các năm trong khi số lượng cán bộ nhân viên KHCN lại tăng không đáng kể, so phải quản lý nhiều tài khoản vay với khách vay, khối lượng công việc phải giải quyết nhiều nên dễ dẫn đến những sai sót khơng đáng có. - Hạn chế trong cơng tác chăm sóc khách hàng và Marketing.

Mặc dù Ngân hàng Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang đã thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng và marketing nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết đến ngân hàng này.

- Hạn chế nguồn nhân lực của ngân hàng

Hiện nay, số lượng nhân viên của chi nhánh cịn ít. Mỗi người đảm nhận một bộ phận khách nhau nên áp lực công việc tăng cao. Nếu một nhân viên xin nghỉ việc một hay hai ngày vì lý do nào đó thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng.

- Hạn chế trong nguồn thông tin đánh giá khách hàng.

Nhân viên tín dụng MSB – chi nhánh Bắc Giang chưa thực sự quan tâm đến việc thu thập thông tin từ nguồn khác nhau để phục vụ cho việc phân tích tín dụng.

Để phân tích khả năng và ý chí trả nợ của KH, NH thường tập chung dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin lưu trữ tại ngân hàng hiện rất nghèo nàn, trong khi đó thơng tin mà khách hàng cung cấp thường thiếu tính trung thực vì các số liệu này có thể được khách hàng chỉnh sửa lại nên nhận định về ý chí và khả năng trả nợ thường sai lệch.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

+ Chất lượng hoạt động Marketing tại chi nhánh chưa cao vì chưa tạo ra đặc trưng riêng để làm khách hàng nhớ đến khi có nhu cầu vay vốn hay kể cả gửi tiền tiết kiệm do

52

địa bàn hoạt động của Chi nhánh Bắc Giang tập trung nhiều ngân hàng TMCP với cơ chế hoạt động chuyên nghiệp, thu hút khách hàng bằng nhiều ưu đãi.. khiến cho vốn huy động không được ổn định, lại có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách hàng đến Chi nhánh để vay tiền.

+ Về chính sách tín dụng: Ngân hàng vẫn chưa có được sự cụ thể hố dẫn đến hoạt động cho vay vẫn cịn thiếu tính đồng bộ. Chính sách khách hàng mới dừng lại ở chỗ chấm điểm tín dụng chứ chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể. Do đó, gây lúng túng trong việc tiếp cận khách hàng ở những lĩnh vực mới.

+ Về công tác giám sát khách hàng: Việc thu thập thơng tin để lưu trỡ trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng ở xa Chi nhánh do nhân viên tín dụng khơng có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực.

+ Về tổ chức bộ máy: Các CVQHKH phải thực hiện tất cả các cơng việc từ tìm kiếm, giao dịch, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Cơng việc này sẽ ngày càng khó khăn hơn khi món vay nhiều, địa bàn rải rác.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách tín dụng của Hội sở chính ban xuống.

+ Tính minh bạch, chính xác và kịp thời thơng tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thơng tin là trung tâm tín dụng CIC của NHNN nhưng thơng tin khơng được cập nhật thường xuyên hay không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.

53

+ Khách hàng cung cấp sai sự thật về tình hình tài chính, đảo ngược phương án kinh doanh từ không hiệu quả đến hiệu quả. Cố tình lừa gạt ngân hàng thẩm định trên cơ sở thơng tin sai đó xét duyệt gây thiệt hại cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang. Ngồi ra, chương II cịn nêu lên những thông tin tổng quan, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh về công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay) và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ việc dẫn chứng cơ sở lý luận, chương này đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh Bắc Giang thông qua một số chỉ tiêu như: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số, tỷ lệ thu lãi, hệ số thu nợ, các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, vòng quay vốn, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN. Qua những phân tích, ta có thể thấy được một phần thực trạng hoạt động cho vay KHCN của ngân và tìm ra những hạn chế cịn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang trong chương III.

54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM MARITIME – CHI NHÁNH BẮC GIANG 3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng

3.1.1. Định hướng phát triển riêng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Nằm trong định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng là cần tăng trưởng tín dụng ở mức xác định, Chi nhánh Bắc Giang cũng đã định hướng cho sự phát triển các dịch vụ của mình theo hướng:

Ngân hàng Bán lẻ hướng tới các mục têu thách thức hơn với mức tăng trưởng TOI trên 30%, tăng trưởng lợi nhuận vượt mốc 228%. Để đạt được các mục tiêu này, khách hàng chính là cơ sở. Theo đó, Ngân hàng Bán lẻ đặt ra kế hoạch cho năm 2021 là tìm kiếm và phát triển hơn 600.000 khách hàng mới, tương đương tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2020. Bên cạnh tăng trưởng khách hàng, việc tăng thu thuần trên một khách hàng vẫn còn dư địa lớn để tếp tục khai thác. Tăng trưởng 250% thu thuần/1 khách hàng với phân khúc khách hàng thu nhập cao chính là mục têu tham vọng mà Ngân hàng bán lẻ đặt ra để nỗ lực chinh phục. Việc tăng trưởng năm 2021 của Ngân hàng Bán lẻ vẫn dựa trên 4 trụ cột: • Định vị giá trị khác biệt dựa trên am hiểu khách hàng ở phân khúc mục têu từ đó xây dựng định vị giá trị phù hợp cho phân khúc;

- Mạng lưới phân phối đa kênh;

- Lực lượng bán hiệu quả và hệ sinh thái đối tác.

- Phát triển hệ sinh thái số, kênh số và chiến lược chuỗi. Đây là cơ hội để RB tăng trưởng nhanh về số lượng khách hàng, tạo ra các phương tện để duy trì và giữ chân khách hàng giao dịch cùng MSB.

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh TP Bắc Giang Nam – Chi nhánh TP Bắc Giang

55

Việt Nam với dân số đông và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng cường của các loại hình doanh nghiệp. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với mức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng cần phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới cơng nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Trước tình hình đó, Maritime Bank – Chi nhánh Bắc Giang cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tạo sự khác biệt của ngân hàng.

3.2.1. Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn lực

Con người là yếu tố trung tâm quyết định đến sự thành bại của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Đối với NHTM thì yếu tố con người là quan trọng hơn cả. Muốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quan tâm và đưa ra chiến lược con người phù hợp, bắt đầu từ khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí cơng tác, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng.

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố khơng thể thiếu được đó là cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, am hiểu khách hàng, là người hiểu rõ năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Cán bộ tín dụng có vốn hiểu biết về lĩnh vực mà khách hàng dùng vốn của ngân hàng kinh doanh vì nó liên quan đến chất lượng món vay và khả năng trả gốc và lãi của ngân hàng.

Hiệu quả của hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ. tính năng động sáng tác và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tín dụng. Do đó, để góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng thì đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính là một

56

giải pháp rất quan trọng và c ó giá trị trong giai đoạn phát triển của ngân hàng. Để có một đội ngũ cán bộ tín dụng đáp ứng yêu cầu đặt ra, chi nhánh ngân hàng cần phải tiến hành các biện pháp:

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm đến cán bộ tín dụng, rèn luyện các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng, kỹ năng thẩm định khách hàng.. cho cán bộ tín dụng.

- Cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho cán bộ tín dụng đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ tín dụng vừa giỏi về chun mơn, vừa có đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết cho sự phát triển chung của ngân hàng là điều kiện tiên quyết mang lại thành công cho ngân hàng.

- Đi đôi với tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chi nhánh phải có các chính sách ưu đãi, khen thưởng và kỷ luật xứng đáng. Thực hiện gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả hoạt động, điều này khuyến khích được cán bộ nhân viên hết lịng làm việc và cũng ràng buộc họ phải có trách nhiệm với những hoạt động của chính mình.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thơng tin cho vay tiêu dùng

Thu thập thông tin là bước quan trọng khơng thể thiếu để hỗ trợ q trình phân tích và ra quyết định cho vay. MSB – Bắc Giang cần xem xét nguồn thông tin và việc tiến hành thu thập.

Về nguồn thông tin, đề xuất xây dựng một kho dữ liệu nội bộ của Hàng Hải để cải thiện tính tồn vẹn và chất lượng thơng tin. Trong đó, sẽ bao gồm cả thơng tin chủ chốt về cho vay, sẽ cung cấp một nền tảng mạnh mẽ hơn để xây dựng các mơ hình cho vay và kỹ thuật tiến tiến về theo dõi khoản vay. Khi cần thiết với những khoản vay lớn hoặc nghi ngờ có vấn đề, các thơng tin có thể do Giám Đốc hay trưởng phòng xem xét trực tiếp thực hiện để đạt được chất lượng chính xác nhất.

57

Về việc tiến hành thu thập thông tin phải được tiến hành từ ngay khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, và khi ngân hàng yêu cầu bổ sung do thiếu sót, thơng tin chưa hợp lý, hoặc cần bổ sung theo yêu cầu của Giám Đốc, ban Kiểm sốt hoặc Thanh tra NHNN.

Để có được thơng tin từ khách hàng chính xác và đầy đủ hơn, NVTD cần phải có sự chắc chắn từ những bước đầu tiến hành. Một phương pháp được xem là đáng tin cậy, khá nhanh chóng là phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên NVTD cần quan tâm, tìm hiểu về kỹ thuật phỏng vấn để khai thác, kiểm tra được những thông tin từ KH, NVTD phải như một “chuyên gia phân tích tâm lý” người đi vay, như vậy thông tin sẽ thật sự đáng giá hơn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng cho vay

Nâng cao chất lượng cho vay trên cơ sở thẩm định với từng khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. CBTD cần thực hiện thẩm định chắc chắn với các món vay, thường xuyên kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay. Món vay phải kiểm sốt nhiều lần để có thể xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro.

Chi nhánh TP Bắc Giang phải thực hiện đúng và đầy đủ quy trình cho vay theo văn bản chế độ tín dụng của ngành, cũng như của Ngân hàng TMCP Hàng Hải, các quy định của NHNNVN về phịng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải làm tốt cơng tác thẩm định khách hàng cá nhân, ngân hàng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Phải nâng cao chất lượng thu thấp và xử lý thông tin, các thồn tin phải được xác minh tính chính xác trước khi phân tích. Muốn vậy, các thơng tin cần được lấy từ nhiều

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh tp bắc giang (từ năm 2019 2021) (Trang 49)