Một số kiến nghị với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh TP

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh tp bắc giang (từ năm 2019 2021) (Trang 58 - 62)

Giang

- Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động, sử dụng vốn của khách hàng: Có thể nói hoạt động giám sát tín dụng thường xun sẽ tạo ra cảm giác khó chịu cho khách hàng, nhưng việc giám sát tín dụng là rất quan trọng trong khi khoản tín dụng chưa tất tốn, vì nó giúp phát hiện sớm rủi ro trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng, giúp ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường và với từng khách hàng:

Một số khách hàng hiện nay đang lo ngại vì lãi suất cho vay của ngân hàng còn cao hơn so với lãi suất cho vay của từng loại vay vốn, trên thực tế việc tăng lãi suất cho vay của ngân hàng khơng duy trì được khách hàng lâu năm và cũng khơng thu hút được

59

những khách hàng lớn, có uy tín, có tình hình sản xuất kinh doanh tốt. Vì vậy, để duy trì việc thu hút khách hàng, ngân hàng cần điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với thị trường cũng như từng khách hàng, cần có mức lãi suất ưu đãi hơn đối với khách hàng tốt, có uy tín.

- Phân tán rủi ro khi cho vay:

Hoạt động cho vay không những mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh mà bản thân nó cũng có những rủi ro tiềm ẩn, vì vậy để hạn chế rủi ro, chi nhánh có thể tham khảo một số đề xuất như sau:

- Bổ sung thêm nhân viên và nâng cao dịch vụ chăm sóc KH:

Hiện tại số lượng nhân viên của Chi nhánh TP Bắc Giang ít mà lượng KH lại rất đơng. Vì vậy nên tăng cường hỗ trợ thêm nhân viên của Chi nhánh, đặc biệt là tăng thêm nhân viên tín dụng cá nhân, doanh nghiệp. Vì hiện tại, mỗi nhân viên đảm nhận một bộ phận riêng biệt nên áp lực cơng việc rất cao. Bên cạnh đó lại khơng có ia hỗ trợ nên rất dễ mắc sai sót trong cơng việc, khi Chi nhánh đã có đủ nhân viên thì hoạt động sẽ càng hiệu quả hơn.

Nâng cao dịch vụ chăm sóc KH đối với KH truyền thống, KH đã có quan hệ với Chi nhánh TP Bắc Giang. Những KH này phải được hưởng những ưu đãi về các khoản phí và chính sách chăm sóc khách hàng như thiệp chúc mừng khách hàng nhân dịp lễ, tết, sinh nhật, các voucher giảm giá,.. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt điều này và nhận được nhiều thiện cảm từ phía khách hàng, vì vậy trong tương lai Chi nhanh TP Bắc Giang nên tiếp tục phát huy mạnh mẽ chính sách này để thu hút khách hàng hơn nữa.

Chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trên báo chím các tờ rơi để tiếp thị sản phẩm đến với KH mới, tạo ấn tượng với KH bằng các chương trình khuyến mãi đặc biệt. Đối với những KH cũ thì ngân hàng cần có những biện pháp bán chéo sản phẩm, dành nhiều ưu đãi cho những KH này. Bên cạnh đó, ngân hàng nên thường xuyên giới thiệu những sản phẩm mới đến những KH này.

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận, các đánh giá và nhận xét về thực trạng hoạt động cho vay KHCN cũng như chất lượng của việc cho vay KHCN đã được phân tích trong chương I và chương II. Từ đó, chương III đã đưa ra được các nhóm giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển hoạt động cho vay lành mạnh, an toàn, hiệu quả hạn chế tối đa những rủi ro khơng đáng có cũng như đảm bảo lợi ích cho tồn xã hội tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

61

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay KHCN vẫn là hoạt động cơ bản, chủ chốt và mang lại lợi nhuận lớn đến cho NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang nói riêng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế. Chất lượng hoạ động cho vay KHCN được nâng cao sẽ góp phần khơi thơng tín dụng hiện đang bị nghẽn trong nền kinh tế, đồng thời sẽ giúp quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương ,ại trở nên nhanh chóng hơn nhờ xử lý được tài sản đảm bảo của khoản vay. Chi nhánh Bắc Giang trong thời gian qua đã nỗ lực cải thiện công tác thẩm định cũng như bảo quản, xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay có tài sản đối với khách hàng cá nhân. Chi nhánh đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của pháp luật và sự chỉ đạo từ Ban điều hành ngân hàng, nhờ vậy nên đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn cịn gặp phải một số những vướng mắc. Để giải quyết được những vướng mắc này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu khách hàng tạo bước thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường KHCN, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và có sự phát triển bền vững trong hoạt động cho vay KHCN, thực hiện mục tiêu đã đề ra.

62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Thăng Long, Hà Nội.

2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2013, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 4. Bộ luật Dân sự 2005 nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng

6. Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch đảm bảo

7. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh tp bắc giang (từ năm 2019 2021) (Trang 58 - 62)