Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.3. Cơ sở logic học của kỹ năng diễnđạt kết quả thu nhận và xử lý
Nhận thức là một hoạt động được thực hiện bởi các biện pháp, thao tác logic như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái qt hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa. Cụ thể, theo Vương Tất Đạt trong giáo trình "Logic học
đại cương" (NXB. ĐHQG Hà Nội, tr 27) thì:
- Phân tích: Là sự phân chia trong tư tưởng đối tượng nào đó thành các bộ phận hợp thành nó
- Tổng hợp: Là sự kết hợp trong tư tưởng các bộ phận thành đối tượng hồn chỉnh do phân tích tách ra.
- So sánh: Là thiết lập được sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng hiện thực.
- Trừu tượng hóa: Là việc tách ra các dấu hiệu cơ bản khác biệt và bỏ qua các dấu hiệu khác của đối tượng.
- Khái quát hóa: Là thao tác mà mà nhờ đó kết hợp các đối.tượng riêng biệt có các dấu hiệu chung vốn có thành lớp.
Như vậy, rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thơng tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống chính là việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, rèn luyện cho HS tư duy logic. Vì để diễn đạt đúng được kết quả học tập HS phải sử dụng các thao tác của tư duy logic: phân tích, so sánh…để tìm tịi, khám phá ra các yếu tố cấu thành đối tượng, nhận ra mối quan hệ lgic giữa chúng; biết cách khái quát hóa dấu hiệu bản chất và chung của các đối tượng cùng loại. Qua đó, kiến thức diễn đạt được chính là những kiến thức cơ bản nhất được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống.Mặt khác, theo logic học thì "tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ…nhờ ngôn ngữ con người biểu thị, diễn đạt củng cố các kết quả tư duy của mình." [5, tr.8] Do đó, có thể khẳng định diễn đạt kết quả học tập chính là thể hiện sản phẩm của hoạt động tư duy và những kiến thức thu được thông qua diễn đạt sẽ được ghi nhớ một cách bền chặt.
1.2.4. Cơ sở lý luận dạy học của biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin