Biến động CVTD theo thời hạn qua các năm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN PHÚ (Trang 31)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Dư nợ ngắn hạn 53 114 155

Chênh lệch tuyệt đối 61 41

Chênh lệch tương đối 115,09% 67,2%

Dư nợ trung dài hạn 287 519 660

Chênh lệch tuyệt đối 232 141

Chênh lệch tương đối 80,84% 27,17%

Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank An Phú (2011 – 2013)

Từ bảng số liệu 2.3, dễ thấy năm 2012 cùng với sự tăng trưởng mạnh chung về tín dụng của chi nhánh, CVTD cũng có sự tăng lên mạnh mẽ cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối,đặc biệt CVTD ngắn hạn tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011. Sang năm 2013, tuy CVTD vẫn được đẩy mạnh nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn hiện nay con số tăng 67,2% với CVTD ngắn hạn và 27,17% với CVTD dài hạn vẫn là con số vơ cùng đáng khích lệ.

2.1.3.3 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích:

Qua bảng 2.4, ta thấy cho vay mua sửa chữa nhà và cho vay mua xe ô tô luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CVTD. Sở dĩ như vậy là do hai loại sản phẩm này đã ra đời từ khá sớm và cho đến nay nó đã thu hút được một lượng khách hàng khá lớn.Nhưng trong khi vay để mua/ sửa nhà ổn định qua 3 năm về tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD và không ngừng tăng lên về số tuyệt đối thì vay mua xe ơ tơ tuy vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng ngày càng giảm trong tỷ trọng dư nợ CVTD. Bởi theo tâm lý người Việt Nam, có an cư mới lạc nghiệp, vì thế, ưu tiên hàng đầu của phần lớn người dân khi có một khoản tiền là mua nhà. Ngược lại, trong tình hình khó khăn hiện nay, xe ơ tô được xem như một mặt hàng xa xỉ, bởi vậy người dân chỉ mua khi thực sự cần thiết và dư dả về tài chính. Nhưng bên cạnh đó giai đoạn này cũng là giai đoạn mà thị trường xe gắn máy đã bảo hòa, tâm lý “chơi sang” của một bộ phận dân khiến cho nhu cầu mua xe ô tô gia tăng, người ta mua xe vừa nhằm mục đích đi lại vừa để kinh doanh chuyên chở khiến cho vay mua ô tô tuy giảm về tỷ trọng nhưng tăng về số tuyệt đối.

Bàng 2.4: Tình hình CVTD theo mục đích Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mua/ sửa nhà 107,44 31,6% 210,47 33,25% 261,20 8 32,05% Mua xe ô tô 116,688 34,32% 190,22 30,05% 239,20 3 29,35% Du học và XKLĐ 50,252 14,78% 99,381 15,7% 130,4 16% TD khác 65,62 19,3% 131,929 21% 184,18 9 22,6% Dư nợ CVTD 340 100% 633 100% 815 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank An Phú ( 2011- 2013 )

Cũng theo bảng 2.3, ta thấy cho vay du học và đi xuất khẩu lao động là một sản phẩm đã ra đời từ khá sớm tuy nhiên tỉ trọng của nó trong tổng dư nợ CVTD

ln thấp nhất và thấp hơn nhiều so với các sản phẩm còn lại, cụ thể tăng từ 14,78% năm 2011, đến năm 2012 nó chiếm 15.70% và năm 2013 là 16.00% trong tổng dư nợ CVTD, dù năm sau có tăng hơn năm trước một chút nhưng nhìn chung tỉ trọng này vẫn khá thấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ dù gì thì du học vẫn là một thứ quá xa xỉ đối với người dân Việt Nam, chỉ có những người nào thật sự có điều kiện thì mới cho con cái đi du học, do đó mà nhu cầu đi du học trong xã hội vẫn chưa cao. Xuất khẩu lao động lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, vì vậy NH tỏ ra thận trọng với các khoản vay này.

CVTD khác bao gồm các khoản cho vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, mặt dầu nó bao gồm các sản phẩm chỉ mới ra đời gần đây tuy nhiên đã được khách hàng nhanh chóng tiếp cận và sử dụng nhiều, theo bảng 2.3 ta thấy tỉ trọng của loại cho vay này cao hơn cho vay du học, xuất khẩu lao động và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 là 19,3%, năm 2012 nó chiếm 21.00% và qua năm 2013 thì tăng lên 22.60% trong tổng dư nợ bình quân CVTD, sở dĩ loại cho vay này ngày càng chiếm ưu thế là do nó chỉ là những khoản cho vay nhỏ, ngắn hạn rất phù hợp với những nhu cầu tiêu dùng nhỏ luôn tồn tại trong dân chúng, đồng thời thời hạn cho vay của các sản phẩm loại này thường ngắn điêu đó giúp NH có thể quay vịng vốn nhanh hơn kéo theo đó là lợi nhuận cũng nhiều hơn vì thế NH cũng tích cực đẩy mạnh việc bán các sản phẩm này do đó mà nó thu hút được khách hàng một cách nhanh chóng.

Tóm lại xét trên khía cạnh từng loại sản phẩm của CVTD, qua 3 năm tất cả các sản phẩm đều tăng về số tuyệt đối. Về tỷ trọng, vay mua/ sửa nhà giữ được sự ổn định, trong khi vay mua ơ tơ giảm thì vay du học, xuất khẩu lao động và TD khác đều có sự tăng trưởng.

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank An Phú ( 2011- 2013 )

2.1.3.4 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo tính chất đảm bảo:

Qua bảng 2.5 ( trang sau), cho thấy vay tín chấp liên tục tăng qua các năm, khoản vay này chủ yếu dành cho các CBCNV trong chi nhánh cũng như tồn hệ thống, vì vậy độ an tồn rất cao. Cụ thể nó tăng từ 14,9% năm 2011, đến năm 2012 nó chiếm 14,89%, năm 2013 là 18,6%. Đây là chính sách vơ cùng hợp lý của chi nhánh khi vừa giúp tăng dư nợ tín dụng vừa tạo điều kiện cho CBCNV có thể vay vốn với lãi suất hợp lý mục vụ phục đích tiêu dùng.

CVTD có thế chấp có sự giảm về tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD, tuy có sự tăng lên về số tuyệt đối. Điều này là do tài sản thế chấp thường là bất động sản, trong điều kiện bất động sản đóng băng và khó khăn như hiện nay, giá bất động sản có thể tiếp tục đi xuống hoặc khó thanh lý khi khoản vay khơng thu hồi được, gây rủi ro lớn NH. Vì vậy NH tỏ ra thận trọng với các khoản vay có thế chấp, mà ưa thích khoản vay tín chấp và cầm cố hơn.

Nhìn chung CVTD có cầm cố, ổn định về tỷ trọng qua 3 năm và có sự tăng trưởng trong số tuyệt đối. Tài sản cầm cố thường là động sản như: xe, hàng hóa... đặc biệt là các sổ tiết kiệm của KH mở ngay tại NH. Động sản như xe, hàng hóa khơng thể tránh khỏi rủi ro cho NH khi thanh lý, bên cạnh đó cịn là chi phí lưu giữ kho và các chi phí khác. Ngược lại các sổ tiết kiệm vừa đơn giản gọn nhẹ, lại an toàn cao cho NH. Cân nhắc rủi ro và an toàn giữa các tài sản cầm cố trên, NH chọn mức tỷ trọng của CVTD có cầm cố trong tổng dư nợ CVTD như hiện nay là hợp lý.

Bảng 2.5: Tình hình CVTD theo tính chất đảm bảoĐơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Tín chấp 50,7 14,9% 113,24 17,89% 151,62 18,6% Thế chấp 200,1 58,85% 357,16 56,42% 441,11 54,12%

Cầm cố 89,2 26,25% 162,6 25,69% 222,27 27,28%

Dư nợ CVTD 340 100% 633 100% 815 100%

Nguồn: Báo thường niên Agribank An Phú 2011 - 2013

2.1.4 Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng tại chi nhánh:

Trong hoạt động của ngân hàng, có thể nói dư nợ quá hạn là một vấn đề khơng thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất chứ khơng thể nói là triệt tiêu hồn tồn được nó. Giống như các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế, đơi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ q hạn và nợ khó địi. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, ở những nước có nền tài chính phát triển, một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1 – 2% tổng dư nợ của ngân hàng

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn trong CVTDĐơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nợ quá hạn 9,52 24,678 24,45 Dư nợ CVTD 340 633 815 Nợ quá hạn/ Dự nợ CVTD 2,8% 3,9% 3%

Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank An Phú ( 2011 – 2013 ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu về nợ quá hạn tại Agribank An Phú từ năm 2011 đến năm 2013 nợ quá hạn mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong dư nợ CVTD nhưng lại có xu hướng gia tăng. Năm 2011, nợ quá hạn là 9,52 tỷ đồng chiếm 2,8% so với dư nợ cho vay, lên năm 2012 là 24,687 tỷ đồng chiếm 3,9% , và tỷ trọng này là 3% trong năm 2013 tương đương với 24,45 tỷ đồng. So với nợ quá hạn toàn ngành ngân hàng theo các ngân hàng báo cáo khoảng 3,6% - 3,8% tổng dư nợ năm 2011, và đã tăng lên 4,08% vào cuối năm 2012 theo NHNN công bố, đến cuối năm 2013 tỷ lệ này là 3,79%, thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm ở mức chấp nhận được. Năm 2012 nợ quá hạn tăng lên là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biễn xấu. Bên

cạnh đó là chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng trong nhiều năm, sự mất cân đối giữa tổng dư nợ tín dụng và tổng huy động hầu như khơng được giải quyết cũng đã làm tăng nợ quá hạn. Ngoài ra, do chi nhánh chủ động đẩy mạnh cho vay nói chung và CVTD nói riêng vào thời gian này dẫn tới nhiều khoản vay chưa được thẩm định chính xác cũng là nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn tăng cao. Sang năm 2013 nhờ nỗ lực kiềm soát, đồng thời thận trọng hơn trong CVTD mà tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm, tuy nhiên gần như giữ nguyên về số tuyệt đối. Vì vậy cần phải tích cực đẩy mạnh cơng tác thu nợ trong thời gian tới.

Nhiều người cho rằng, nguyên nhân gây ra tỷ lệ nợ quá hạn cao là do lỗi từ phía ngân hàng, và phải chăng đó là một phần nguyên nhân tại sao nợ quá hạn có khuynh hướng bị che đậy hay ít được cơng khai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nợ quá hạn không phải mới phát sinh mà nó được tích lũy trong một khoảng thời gian dài. Môi trường kinh tế vĩ mơ khó khăn cũng chắc chắn phản ánh vào nợ quá hạn ở ngân hàng. Nợ quá hạn tăng nhanh gần đây phản ánh chính sách minh bạch hóa quan hệ tín dụng của NH và KH: Tình huống nợ quá hạn gia tăng phản ánh một điều rằng, NHNN đã và đang chủ trương minh bạch hóa quan hệ tín dụng, thơng tin tài chính. Nợ quá hạn gia tăng trong thời gian dài, mặc nhiên về phía NHTM cũng phản ánh các ngân hàng yếu kém về quản trị rủi ro nói chung: Tình trạng, che giấu nợ quá hạn có thể là nguyên nhân của động cơ để được lương- thưởng cao, chia cổ tức, giữ giá cổ phiếu ngân hàng (đối với ngân hàng niêm yết); tình trạng sở hữu chéo cũng đã tồn tại và đang được kiểm sốt chặt chẽ hơn cũng có thể làm lộ rõ những khoản tín dụng có vấn đề từ quan hệ này. Nắm bắt tình hình hiện nay Agribank An Phú cũng đang thực hiện những chính sách về lâu về dài nhằm giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ nợ này.

Biểu đồ 2.: Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD qua các năm

Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank An Phú ( 2011 – 2013 ).

2.1.5 Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng qua các năm:

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số khách hàng có quan hệ tín dụng 152 308 382

Số chênh lệch tuyệt đối 156 74

Số chênh lệch tương đối 102,63% 24,03%

Nguồn: Phòng Marketing Agribank chi nhánh An Phú.

Với số lượng KH trong khu vực đang tăng lên theo từng năm thì Agribank An Phú cũng dần lấy được lòng tin từ các KH này, dẫn chứng tiêu biểu là số lượng KH có quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày càng tăng. Năm 2011 NH có quan hệ tín dụng về vay tiêu dùng với 152 KH. Đến năm 2012 tăng lên 308 KH với mức tăng so với 2011 là 102,63%, gấp hơn 2 lần. Năm 2013, với 382 KH đã tăng 24,03% so với năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc mở rộng CVTD tại Agribank An Phú.

2.2. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: 2.2.1 Những kết quả NH đạt được:

Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, chi nhánh đã tích cực cho vay tiêu dùng. NH đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao uy tín, thương hiệu, cạnh tranh lành lạnh với các NHTM bằng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá rẻ. Từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong việc cho vay đặc biệt là cho vay tiêu dùng:

Về cơng tác kiểm sốt và thu hồi nợ: nhờ thực hiện tốt cộng việc kiểm sốt sau khi vay, tăng cường phịng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỉ lệ nợ quá hạn CVTD đã giảm mạnh và chỉ còn chiếm tỉ lệ nhỏ, 3% năm 2013. Tỉ lệ này là khá tốt so với tình trạng chung của các NH hiện nay.

Ban lãnh đạo chi nhánh cùng các CBTD luôn bám sát khách hàng, kiểm tra kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của khách hàng… Để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quan hệ tín dụng. Đặc biệt với các khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời, Agribank An Phú sẽ có nhiều biện pháp hộ trợ khách hàng.

Thực hiện cơng việc đánh giá, phân tích khách hàng tại Agribank An Phú nhằm làm nâng cao chất lượng tín dụng và tìm ra những giải pháp để hạn chế và khắc phục các khoản nợ quá hạn. Bên cạnh đó NH đã chủ động kiểm sốt mức độ tăng trưởng tín dụng và thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng. Trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh luôn ở mức tốt.

Các khoản vay đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ, thực hiện đúng theo quy chế cho vay của Agribank, trong đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của CBTD, trưởng phòng kinh doanh, ban lãnh đạo đối với từng khoản vay

Ngoài ra, Agribank An Phú đã từng bước sử dụng hữu hiệu hơn cơng tác Marketing để thu hút khách hàng. Tồn bộ các hoạt động hướng tới khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng của chi nhánh nhằm nắm rõ mong muốn của khách hàng từ đó có thể đưa đến khách hàng những sản phẩm tín dụng và dịch vụ phù hợp nhất, luôn tạo cho khách hàng sự thoải mái, thuận tiện trước, trong và sau khi giao dịch với NH…

Đã xây dựng chính sách lãi suất, phí, chính sách cho vay , thời hạn vay vốn… phù hợp với từng loại khách hàng trong đó có khách hàng vay tiêu dùng. Thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn đối với các KH gặp khó khăn tạm thời.

Xây dựng chính sách KH cụ thể, thường xuyên giải quyết tốt nhất mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của NH và lợi ích của KH thơng qua các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và KH.

Thông qua việc mở rộng cho vay đối với KH vay tiêu dùng, Agribank An Phú đã tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Thực hiện theo chủ trương của NH là không tập trung vào một đối tượng nhất định để dễ phân tán rủi ro,. Điều này giúp NH tạo được mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN PHÚ (Trang 31)