Hợp chất của Ru và Os

Một phần của tài liệu Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hệ đại học trong phạm vi kim loại nhóm VIIIB (Trang 32 - 33)

3.2 .Đơn chất

3.3.Hợp chất của Ru và Os

3.3.1. Hợp chất cacbonyl kim loại:

Các nguyên tố Ru và Os tạo nên những hợp chât cacbonyl kim loại giống như sắt. Ru(CO)5 và Os(CO)5 đều là những chất khơng màu. Ngồi ra, nó có thể tạo những cacbonyl nhiều nhân khác như: Ru3(CO)12 là chất rắn màu lục, Os3(CO)12 là chất rắn màu vàng.

3.3.2. Các đi oxit:

Ruteni dioxit (RuO2) và osmi dioxit (OsO2): những chất ở dạng tinh thể màu đen có kiến trúc kiểu rutin.

Khi đun nóng bị H2 khử thành kim loại.

Không tan trong nước, chỉ tan trong HCl đặc tạo nên phức chất hexacloro: MO2 + 6HCl → H2MCl6 + 2H2O

Ruteni dioxit được điều chế bằng cách nung bột kim loại ruteni trong khí oxi ở 600oC hoặc đốt cháy ruteni(IV) sunfua trong dịng khí oxi:

Ru + O2 to RuO2 RuS2 + 3O2 to RuO2 + 2SO2

Osmi dioxit được điều chế bằng cách nung bột kim loại osmi trong hơi OsO4.

3.3.3. Hợp chất của Ru(VI) và Os(VI):

Osmi hexaflorua (OsF6): chất dạng tinh thể màu vàng, nóng chảy ở 34,5oC và sôi ở 47,5oC, hơi của nó khơng màu và độc.

Osmi hexaflorua hoạt động mạnh về mặt hoá học tác dụng với nước tạo nên OsO4, OsO2 và HF. Tác dụng với thuỷ tinh, với nhiều kim loại và nguyên tố không kim loại.

Osimi hexaflorua được tạo nên cùng với OsF4 và OsF2 khi đun nóng osmi kim loại trong khí flo.

Monohidrat kali rutenat (K2RuO4.H2O): là chất dạng tinh thể màu lục tan trong nước,

mất nước ở trên 200oC và phân huỷ ở trên 400oC. Khi đun nóng nó bị khí H2 khử đến RuO2. Bị khí clo oxi hố trong dung dịch tạo thành RuO4:

Thuỷ phân trong axit sufuric theo phản ứng:

2K2RuO4 + 2H2SO4 → 2K2SO4 + 2RuO2 + O2 + 2H2O

Kali rutenat được tạo nên khi nấu chảy ruteni kim loại hay ruteni đioxit trong hỗn hợp của KOH và KClO3 (hay KNO3):

Ru + 2KOH + KClO3 → K2RuO4 + KCl + H2O RuO2 + 2KOH + KNO3 → K2RuO4 + KNO2 + H2O

Một phần của tài liệu Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hệ đại học trong phạm vi kim loại nhóm VIIIB (Trang 32 - 33)