VI. Nhóm đất xói mịn TSĐ 273,16 0,
2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh
2.3.1. Thuận lợi
Đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước hầu hết là những loại đất tốt với độ dốc nhỏ, tầng đất tương đối dày, độ phì cịn cao nên rất phù hợp với cây Keo lai. Có thể nói Bình Phước có thể trồng Keo lai trên hầu hết diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Đây là một lợi thế rất lớn của tỉnh trong việc phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ.
Khí hậu ở đây cũng rất thuận lợi cho cây Keo lai phát triển, khơng có bão, lũ, sương muối; nhiệt độ và lượng mưa phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây Keo lai. Vì vậy khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng thường cao hơn so với các vùng nguyên liệu tại các khu vực khác trong cả nước.
Lực lượng lao động dồi dào đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho việc phát triển nghành trồng rừng và chế biến gỗ.
Hệ thống giao thông khá phát triển và các nhà máy chế biến công suất cao, đảm bảo cho việc vận chuyển và chế biến gỗ nguyên liệu Bình Phước thuận lợi. Với vị trí địa lý cửa ngõ thơng thương với Cămpuchia qua các cửa khẩu quốc tế, như: Hoa Lư, Hoàng Diệu, Tà Vạt và là cầu nối giữa Tây nguyên với các tỉnh phía Nam nên tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ rừng trồng tương đối dễ dàng.
Nhu cầu thị trường lâm sản ngày một tăng mạnh; nền kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và
quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
Nhiều thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp và trồng rừng trên địa bàn tỉnh, nên khả năng thu hút đầu tư vào ngành trồng và chế biến gỗ khá thuận lợi.
2.3.2. Khó khăn
Mùa khơ khắc nghiệt kéo dài trong 6 tháng, khả năng cháy rừng rất cao, ngược lại mùa mưa tập trung trong 6 tháng với lượng lớn nên nguy cơ xói mịn cao. Vì vậy chi phí cho cơng tác phịng chống cháy và quản lý xói mịn, cỏ dại ln chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trồng rừng.
Do việc khai thác tập trung theo chu kỳ kinh doanh trong mùa khơ nên để đảm bảo phịng chống cháy, cành nhánh Keo lai phải được gom đốt. Do vậy sau khai thác đất trồng rừng không được che phủ. Điều này dẫn đến nguy cơ xói mịn đất trong mùa mưa sau khai thác là rất lớn. Vì vậy Keo lai chỉ phù hợp cho trồng rừng sản xuất trên những khu vực độ dốc nhỏ, không trồng tập trung trên những khu vực có độ dốc lớn.
Việc mở rộng diện tích trồng cây Keo lai đang bị cạnh tranh bởi một số loài cây khác. Với năng suất như hiện tại, thu nhập từ trồng Keo lai trung bình khoảng 25 triệu đồng/ha/năm. Mức thu nhập này khá thấp so với việc trồng các lồi cây cơng nghiệp và cây ăn trái khác, nên chưa thu hút được người dân tham gia trồng rừng.
Chương 3