VI. Nhóm đất xói mịn TSĐ 273,16 0,
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Diện tích và phân bố Keo lai ở tỉnh Bình Phước
4.1. Diện tích và phân bố Keo lai ở tỉnh Bình Phước
Keo lai được trồng rải rác trên các huyện trong tỉnh, nhưng diện tích tập trung nhiều nhất là tại hai huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh, tổng hợp số liệu về diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Diện tích trồng Keo lai phân theo các huyện trên địa bàn tỉnh
Huyện, thị xã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Huyện Đồng Phú 450 10.3 Huyện Hớn Quản 2.445 56.0 Huyện Lộc Ninh 570 13.1 Huyện Bù Đốp 100 2.3 Huyện Bù Gia Mập 200 4.6 Huyện Bù Đăng 600 13.7 Tổng cộng 4.365 100.00 (Nguồn: Sở NN & PTNT, 2011)
Tổng diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tồn tỉnh chiếm 2,45 % diện tích quy hoạch lâm nghiệp và chiếm 4,27 % diện tích quy hoạch rừng sản xuất, được trồng trên tất cả các huyện có đất lâm nghiệp. Tuy nhiên về diện tích thì có sự chênh lệch tương đối lớn lớn, huyện Hớn Quản có 2.445 ha (chiếm 56 %), trong khi đó huyện Bù Đốp lại chỉ có 100 ha (chiếm 2,3 %). Những huyện còn lại là Bù Đăng, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Gia Mập có diện tích từ 200 đến 600 ha (chiếm từ 4,6 đến 13,7 %).
Đặc điểm lập địa là một trong những yếu tố chính tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ phân bố diện tích rừng Keo lai tại các huyện. Vì hầu hết diện tích các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá ba zan trên địa bàn tỉnh được tập trung chủ yếu tại các huyện: Bù Đăng, Bù Đốp và Bù Gia Mập. Đây là những loại đất có chất lượng tốt và được ưu tiên lựa chọn để trồng những
loại cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, theo chiến lược phát triển của ngành nơng lâm nghiệp.
Có thể nói diện tích trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước chiếm tỷ lệ cịn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, và cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh.