VI. Nhóm đất xói mịn TSĐ 273,16 0,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước” được tiến hành theo hướng lấy sinh trưởng và năng suất cây trồng làm cơ sở để phân hạng đất đai. Đề tài đưa ra một số kết luận sau:
1.1. Đất trồng Keo lai ở Bình Phước chủ yếu gồm 5 loại : đất xám trên phù sa cổ (X), đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs) và đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). Nhìn chung, đất khá tốt, địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, hàm lượng mùn ở mức trung bình. Đặc điểm thổ nhưỡng ở các khu vực có sự biến động mạnh.
1.2. Khí hậu ở Bình Phước thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa mùa, nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở các khu vực trồng Keo lai biến đổi từ 23,6 đến 28,7 0C và lượng mưa dao động từ 1800 đến 2700 mm/năm. Sự khác biệt về chế độ nhiệt và mưa ở các khu vực tương đối rõ, song đều nằm trong giới hạn thuận lợi cho cây Keo lai.
1.3. Các chỉ tiêu cấu trúc rừng Keo lai ở Bình Phước biến động trong phạm vi rộng và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể sử dụng chiều cao vút ngọn làm chỉ tiêu phản ảnh đặc điểm sinh trưởng của cây rừng và chỉ tiêu để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng Keo lai ở khu vực nghiên cứu.
1.4. Sinh trưởng Keo lai phụ thuộc nhiều vào tuổi rừng và điều kiện lập địa. Những yếu tố lập địa chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng Keo lai gồm bề dày tầng đất, tỷ lệ kết von, độ xốp đất, hàm lượng mùn trong đất và tỷ lệ đá lẫn. Điều kiện lập địa thuận lợi có thể làm tăng sinh trưởng đến 40% và điều kiện
lập địa không thuận lợi có thể làm giảm sinh trưởng đến 30% so với mức trung bình.
1.5. Có thể phân chia đất trồng Keo lai ở Bình Phước thành 3 cấp hay 3 hạng là:
- Đất hạng nhất với sức sinh trưởng trung bình của Keo lai trên 110% mức trung bình, gồm đất nâu đỏ trên đá bazan,
- Đất hạng hai với sức sinh trưởng trung bình của Keo lai trên 90 - 110% mức trung bình, gồm đất xám trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên đá bazan,
- Đất hạng ba với sức sinh trưởng trung bình của Keo lai dưới 90% mức trung bình, gồm đất đỏ vàng trên đá phiến.
1.6. Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất áp du ̣ng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước liên quan đến nghiên cứu này gồm :
- Cày xới đất để trồng rừng, nên áp du ̣ng phương pháp cày ngầm để phá vỡ tầng kết von, gia tăng đô ̣ dày tầng đất cho bô ̣ rễ phát triển,
- Bón phân hữu cơ cho những nơi đất bạc màu, - Chọn đất thích hợp để trồng rừng.