LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm về bệnh lao (Trang 62 - 67)

B 3RHZ/4RH C 2RHZ/4RH

LAO TIẾT NIỆU SINH DỤC

1. Quan niệm nào sau đây không đúng về lao tiết niệu sinh dục ngày nay: A. Lao tiết niệu sinh dục là một thể lao thứ phát.

.B. Điều trị lao tiết niệu sinh dục hiện nay chủ yếu là ngoại khoa.

C. Tiên lượng bệnh lao tiết niệu sinh dục đã cải thiện nhiều nhờ các thuốc kháng lao. D. Chẩn đoán sớm lao tiết niệu sinh dục hiện nay còn khó khăn.

E. Điều trị lao tiết niệu sinh dục hiện nay chủ yếu là nội khoa.

2. Thông tin về dịch tể nào trong các thông tin sau không đúng về lao tiết niệu sinh dục:

.A. Lao tiết niệu sinh dục là một bệnh hiếm ở Việt Nam.

B. Theo GS. Ngô Gia Hy (năm 2000) tỷ lệ lao tiết niệu sinh dục xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 21 – 40 tuổi.

C. Theo Lê Ngọc Hưng ( Bệnh học lao 2002 ) không có sự khác biệt nhiều về giới tính trong bệnh lao tiết niệu sinh dục.

D. Các yếu tố làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi của lao tiết niệu sinh dục. E. HIV/AIDS làm gia tăng tình hình dịch tể lao trong đó có cả lao tiết niệu sinh dục. 3. Trực khuẩn gây bệnh lao tiết niệu sinh dục chủ yếu ở người là:

.A. Mycobacterium Tuberculosis. B. Mycobacterium Avium.

C. Mycobacterium Bovis D. Mycobacterium Africanum.

E. Mycobacterium Avium – Intracellulare ( MAI ).

4. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố thuận lợi của lao tiết niệu sinh dục: A. Sử dụng Corticoid.

B. Lao động nặng. C. Đái tháo đường

.D. Sỏi tiết niệu và u xơ tử cung. E. Suy dinh dưỡng.

5. Quan niệm sinh bệnh học nào sau đây không đúng với lao tiết niệu sinh dục:

.A. Trực khuẩn lao từ các tổn thương tiên phát theo đường bạch huyết đến gây bệnh lao tại cơ quan tiết niệu sinh dục.

B. Lao tiết niệu sinh dục chủ yếu do trực khuẩn lao người ( M. Tuberculosis ) gây bệnh.

C. Tổn thương ban đầu của lao tiết niệu sinh dục chỉ khu trú ở vỏ thận.

D. Ở nam giới có sự liên quan chặt chẻ giữa đường tiết niệu và đường sinh dục về giải phẩu.

E. Ở nữ giới ít có sự liên quan chặt chẽ giữa đường tiết niệu và đường sinh dục về giải phẩu.

6. Triệu chứng lâm sàng phổ biến của lao thận: A. Viêm bàng quang cấp tính và đái ra máu. .B. Viêm bàng quang mạn và đái ra máu. C. Cơn đau quặn thận và đái ra máu. D. Đau vùng thắt lưng và đái ra máu.

E. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc lao và đái ra máu. 7. Đặc điểm đái ra máu nào sau đây không có trong lao thận: .A. Đái ra máu cuối bãi.

C. Đái ra máu không kèm theo đau. D. Đái ra máu hay tái đi tái lại.

E. Đái ra máu có thể đại thể hoặc vi thể.

8. Triệu chứng lâm sàng nào trong các triệu chứng sau không có trong lao tiết niệu A. Đái rắt, đái buốt kéo dài và từng đợt.

B. Đái ra mủ kèm gầy sút và sốt kéo dài.

C. Đau thật sự hoặc chỉ có cảm giác nặng vùng thắt lưng. .D. Đái ra mủ kèm triệu chứng nhiễm trùng cấp tính. E. Đái ra máu toàn bãi, hay tái đi tái lại.

9. Tổn thương lao sinh dục nữ ít gặp ở: A. Nội mạc tử cung.

B. Phần phụ. .C. Âm đạo. D. Ống dẫn trứng. E. Cổ tử cung.

10. Lao sinh dục nữ thường dẫn đến: A. Sẩy thai.

.B. Vô sinh. C. Đa thai.

D. Thai ngoài tử cung. E. Thai trứng.

11. Tiêu chuẩn vàng ( Gold Standart ) để chẩn đoán lao tiết niệu là: .A. Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn lao.

B. Chụp X quang hệ tiết niệu tìm tổn thương ở thận, niệu quản, bàng quang. C. Soi bàng quang để tìm tổn thương lao đặc hiệu.

D. Phản ứng Mantoux dương tính mạnh.

E. Công thức máu có lymphocyte chiếm ưu thế.

12. Do đặc điểm về giải phẩu, ở nam giới, lao tiết niệu thường phối hợp với: A. Lao tinh hoàn.

.B. Lao mào tinh hoàn. C. Lao túi tinh.

D. Lao ống dẫn tinh. E. Lao tiền liệt tuyến.

13. Lao sinh dục ở nam giới thường thấy tổn thương phổ biến ở: A. Tiền liệt tuyến.

B. Túi tinh.

.C. Mào tinh hoàn. D. Tinh hoàn. E. Ống dẫn tinh.

14. Lao thận thường phối hợp với: .A. Lao mào tinh hoàn.

B. Lao nội mạc tử cung. C. Lao phần phụ.

D. Lao cổ tử cung. E. Lao âm đạo.

15. Bệnh nhân có tinh hoàn to gần giống khối u, lâm sàng sơ bộ phân biệt giữa lao tinh hoàn với ung thư tinh hoàn, thì bác sĩ cần phải kiểm tra:

.B. Huyết áp.

C. Hạch ngoại biên. D. Màu sắc nước tiểu. E. Cơ quan tiết niệu.

16. Yếu tố quan trọng thường dùng trong lâm sàng để chẩn đoán lao tiết niệu là: A. Tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu.

B. Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị. .C. Chụp X quang hệ tiết niệu có chuẩn bị ( UIV ). D. Siêu âm hệ tiết niệu.

E. Chụp bể thận niệu quản ngược dòng.

17. Bệnh cảnh lâm sàng hướng đến chẩn đoán lao tiết niệu là: A. Sốt cao và thận to.

.B. Hội chứng viêm bàng quang mà điều trị kháng sinh tích cực không khỏi. C. Hội chứng viêm bàng quang và gia đình có nguồn lây.

D. Hội chứng viêm bàng quang trên bệnh nhân đang điều trị lao phổi. E. Cơn đau quặn thận và huyết áp cao.

18. Hình ảnh có giá trị chẩn đoán lao tiết niệu khi chụp UIV là: A. Thận sưng to, nhu mô dày lên, phù nề bể thận và niệu quản. .B. Hình một hay nhiều hang ở đài thận.

C. Khối ngấm thuốc thì nhu mô và hình ảnh cắt cụt các đài bể thận.

D. Hình khuyết thành, bờ không đều có chân rộng bám vào thành đường bài xuất, có hình u xâm lấn nhu mô.

E. Hình ảnh một chùm đài thận giãn rộng và hình ảnh chít hẹp hay giãn rộng niệu quản.

19. Bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là đái ra máu, cần chẩn đoán phân biệt lao tiết niệu với:

A. Ung thư thận.

B. Sỏi thận - niệu quản. C. Viêm đường tiết niệu. .D. Viêm cầu thận cấp. E. Thận đa nang.

20. Tiên lượng của lao tiết niệu sinh dục chủ yếu phụ thuộc vào: A. Điều trị nội khoa hay ngoại khoa.

B. Tuổi và giới của bệnh nhân. C. Bệnh phối hợp kèm theo.

.D. Phát hiện bệnh sớm hay muộn và điều trị đúng nguyên tắc hay không. E. Điều trị nội trú hay ngoại trú.

21. Biến chứng nào sau đây không phải của lao tiết niệu sinh dục: A. Suy thận mạn do chít hẹp niệu quản.

B. Vô sinh.

C. Tăng huyết áp do thiếu máu cục bộ ở thận. .D. Hội chứng thận hư.

E. Suy thận cấp.

22. Thuốc kháng lao cần thận trong khi chỉ định trong điều trị lao tiết niệu sinh dục A. Isoniazid.

B. Rifampicin. .C. Streptomycin. D. Ethambutol.

E. Pyrazinamid.

23. Phân biệt lao tinh hoàn với viêm tinh hoàn chủ yếu dựa vào: A. Bìu sưng to và đau.

B. Mào tinh hoàn đau.

.C. Điều trị thử bằng kháng sinh. D. Da bìu căng nóng đỏ.

E. Tràn dịch tinh mạc.

24. Bệnh nhân già, thận to và sờ có bề mặt lổn nhổn, toàn trạng suy sụp, chẩn đoán lao tiết niệu, cần phân biệt với:

A. Viêm thận bể thận. B. Thận đa nang. .C. Ung thư thận. D. Sỏi thận.

E. Viêm cầu thận mạn.

25. Phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia áp dụng trong điều trị lao tiết niệu sinh dục là: A. 2SHRZ/6RH. B. 3SHZ/ 6S2H2. C. 3RHE/6R2H2E2. D. 2RHZ/4RH. .E. 2SHRZ/6HE.

26. Thái độ hoặc hành động nào không nên có trong tư vấn và giám sát điều trị lao tiết niệu sinh dục:

A. Đưa bệnh nhân xem các thuốc kháng lao trong phác đồ điều trị.

B. Lập đi lập lại cho bệnh nhân nhớ cách dùng và liều lượng thuốc kháng lao. .C. Chỉ cấp đủ liều dùng đúng với số ngày theo lịch hẹn.

D. Có thái độ cảm thông khi bệnh nhân trể hẹn.

E. Vận động gia đình giúp đỡ và giám sát bệnh nhân dùng thuốc theo đúng phác đồ. 27. Liều lượng trung bình hàng ngày của Isoniazid trong điều trị lao tiết niệu sinh dục: .A. 5mg/kg/ngày.

B. 10mg/kg/ngày. C. 15mg/kg/ngày. D. 20mg/kg/ngày. E. 25mg/kg/ngày.

28. Liều lượng trung bình hàng ngày của Rifampicin trong điều trị lao tiết niệu sinh dục: A. 5mg/kg/ngày. .B. 10mg/kg/ngày. C. 15mg/kg/ngày. D. 20mg/kg/ngày. E. 25mg/kg/ngày.

29. Liều lượng trung bình hàng ngày của Pyrazinamid trong điều trị lao tiết niệu sinh dục: A. 5mg/kg/ngày. B. 10mg/kg/ngày. C. 15mg/kg/ngày. D. 20mg/kg/ngày. .E. 25mg/kg/ngày.

30. Liều lượng trung bình hàng ngày của Ethambutol trong điều trị lao tiết niệu sinh dục: A. 5mg/kg/ngày. B. 10mg/kg/ngày. .C. 15mg/kg/ngày. D. 20mg/kg/ngày. E. 25mg/kg/ngày

31. Đặc điểm đái ra máu trong lao thận là đái ra máu toàn bãi. .A. Đúng

B. Sai

32. Một trong những nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ là lao sinh dục. .A. Đúng

B. Sai

33. X. quang hệ tiết niệu có sửa soạn ( UIV ) là xét nghiệm không cần thiết trong chẩn đoán lao tiết niệu.

A. Đúng .B. Sai

34. Streptomycin là thuốc kháng lao ưu tiên chọn lựa trong điều trị lao tiết niệu. A. Đúng

.B. Sai

35. Điều trị lao tiết niệu - sinh dục hiện nay chủ yếu là. . .

36. Tiêu chuẩn chẩn đoán quyết định lao tiết niệu là tìm thấy. . . trong nước tiểu.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm về bệnh lao (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w