ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện chợ gạo năm 2019 (Trang 27 - 31)

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Người dân đến tiêm ngừa tại Phòng tiêm ngừa- TTYT huyện Chợ Gạo.

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn

- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu - Khơng phân biệt giới tính.

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu -Những người lớn tuổi, bệnh tật,… không thể giao tiếp.

2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-Từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2019.

-Tại Phịng tiêm ngừa, khoa Kiểm sốt bệnh tật, TTYT huyện Chợ Gạo.

2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.

2.2.2 Cỡ mẫu:

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mơ tả: n=

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có

- Z: Hệ số tin cậy ở mức xác xuất 95%( =0,05) tương ứng với

- p là tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế.

Theo nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng và cộng sự tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 [13], tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế là 74,2%.

-d: là sai số tối đa cho phép tương ứng với độ tin cậy 95% thì d=0,05.

Thay số vào cơng thức trên, ta tính được cỡ mẫu là 294 người. Lấy thêm 10% hao hụt và làm tròn số, ta được tổng số cỡ mẫu nghiên cứu là 330 người.

Chọn mẫu thuận tiện: Các đối tượng đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa đồng ý tham gia nghiên cứu.

Để hạn chế sai số hệ thống, chúng tôi quy ước ở mỗi gia đình đến tiêm ngừa chỉ phỏng vấn một đối tượng (nếu có nhiều đối tượng tiêm ngừa trong gia đình), trong trường hợp có nhiều đối tượng thì chọn phỏng vấn cha (mẹ) hoặc người ≥15 tuổi.

2.2.4 Các biến số nghiên cứu:

2.2.4.1 Thông tin chung của đối tượng được phỏng vấn:

- Tuổi : trong nghiên cứu chia thành các nhóm tuổi 17-35, 36-55 và 56-86. - Giới tính: có 2 giá trị : nam và nữ

- Dân tộc: có 4 giá trị: kinh, hoa, khơme và nhóm dân tộc khác (khơng thuộc 3 nhóm trước)

- Nghề nghiệp: Được ghi nhận khi cơng việc đối tượng dành nhiều thời gian nhất và là nghề thu nhập chính, gồm các giá trị: nội trợ, nơng dân, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, cơng nhân, bn bán và nhóm khác. - Trình độ học vấn: có 4 giá trị:

1. Mù chữ : khơng biết đọc và viết chữ.

2. Cấp 1: từ tốt nghiệp cấp 1 trở xuống hoặc đã biết đọc, viết chữ. 3. Cấp 2 và cấp 3: đang học hoặc đã tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3.

4. Trên cấp 3: đã tốt nghiệp hoặc đang học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường nghề khác.

- Tình trạng kinh tế gia đình: có 3 giá trị: Hộ nghèo, cận nghèo khi hộ gia đình đó có mức thu thập bình qn đầu người/tháng từ đủ 1.300.000 đồng trở xuống. Hộ có mức sống trung bình khi hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Các hộ gia đình khơng thuộc diện trên sẽ thuộc diện khá, giàu.

2.2.4.2 Thang đo sự hài lịng của người dân

Sự hài lịng được tính theo tỷ lệ % và giá trị trung bình theo thang điểm Likert gồm 5 mức độ:

- Rất khơng hài lịng/ Hồn tồn khơng hài lòng/ Rất lạnh nhạt - Khơng hài lịng/ Khơng hài lịng lắm/ Lạnh nhạt

- Tạm hài lịng/ Bình thường/ Khá - Hài lịng/ Tốt/ Quan tâm, chu đáo

- Rất hài lòng/ Rất tốt/ Rất quan tâm, chu đáo Mức độ hài lịng được tính như sau:

(Số người rất hài lòng+Số người hài lòng)/Cỡ mẫu x 100

Các số liệu cần thu thập

+ Thông tin về tiêm ngừa của người dân

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo

2.2.5 Thu thập số liệu

2.2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.

2.2.5.2 Công cụ thu thập số liệu

- Bộ câu hỏi soạn sẵn

2.2.5.3 Các bước tiến hành thu thập dữ liệu:

- Trình Lãnh đạo khoa Kiểm sốt dịch bệnh và Lãnh đạo TTYT cho phép thực hiện thu thập số liệu.

- Tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên y tế trực tiếp lấy mẫu trên bộ câu hỏi soạn sẵn trước khi tiến hành khảo sát.

- Tiến hành lấy mẫu hằng ngày cho đến khi đủ cỡ mẫu 330 người, cuối ngày sẽ tổng hợp các mẫu lấy được và kiểm tra tính chính xác của số liệu.

2.2.6 Phương pháp kiểm soát sai lệch

2.2.6.1 Sai lệch thông tin do điều tra và người được phỏng vấn

- Tập huấn, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, thống nhất về kỹ thuật tiếp cận, phỏng vấn đối tượng và nội dung phỏng vấn.

- Tổ chức điều tra thử 30 mẫu và hiệu chỉnh lại bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng và điều kiện nghiên cứu trước khi chính thức thu thập số liệu.

- Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ thơng tin của từng bộ câu hỏi sau mỗi buổi phỏng vấn.

2.2.6.2 Sai lệch thông tin do chọn mẫu

- Định nghĩa rõ ràng đối tượng nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại ra.

2.3 Xử lý và phân tích số liệu2.3.1 Xử lý số liệu : 2.3.1 Xử lý số liệu :

- Số liệu sau khi thu thập về sẽ được kiểm tra từng phiếu trước khi nhập liệu để đảm bảo đầy đủ thông tin mong muốn, nếu có sai xót thì sẽ tiến hành thu thập số liệu bổ sung hoặc liên hệ đối tượng để chỉnh sửa.

2.3.2 Phân tích số liệu

- Áp dụng phương pháp thống kê mô tả tần số và tỷ lệ mức độ hài lòng của người dân và tỷ lệ tiếp cận thông tin cũng như các yếu tố liên quan.

- Thống kê phân tích mối liên quan dựa vào tỷ số chênh (OR), khoảng tin cậy 95% của OR và phép kiểm định ở mức ý nghĩa thống kê 5% .

2.4 Y đức trong nghiên cứu

- Đề cương được hội đồng khoa học của TTYT huyện Chợ Gạo thông qua và đồng ý cho tiến hành nghiên cứu.

- Khi thu thập số liệu có xin phép và được sự chấp thuận của trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh và người dân đến tiêm ngừa.

- Các đối tượng được yêu cầu tham gia nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được mã hóa và giữ bí mật.

- Các thơng tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, khơng sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện chợ gạo năm 2019 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)