Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học bài từ ngữ tiếng việt cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc theo hướng phân hóa (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Tiến trình thực nghiệm

3.4.3. Tổ chức thực nghiệm

Do khơng có điều kiện ghi âm lại tiết dạy TN nên ngƣời viết cố gắng dự giờ và ghi lại tiến trình của tiết học bằng các biên bản dự giờ, chụp lại các sản phẩm học tập của HS. Những thông tin ghi nhận lại thuộc các nội dung: bầu khơng khí lớp học, các hoạt động dạy và học, số HS phát biểu, thái độ học tập của HS…

Trƣớc khi HS học bài mới, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra 45 phút để làm cơ sở phân loại khả năng nhận thức, trình độ cũng nhƣ nhu cầu của HS đối với bài học. Những khi cần nhiều thời gian hơn để trao đổi với HS, chúng tôi gặp các em trong giờ tự học. Kết thúc bài học, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra trong vòng 45 phút để nắm đƣợc khả năng tiếp thu bài và mức độ tiến bộ của HS.

Đề kiểm tra trƣớc và sau bài học có thời lƣợng và cấu trúc tƣơng đƣơng nhau. Các đề kiểm tra đƣợc sử dụng nhƣ nhau ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cùng biểu điểm và cùng giáo viên chấm.

Ngay sau mỗi tiết dạy TN ngƣời viết cũng gặp GV bộ môn, GV dự giờ để trao đổi, lấy ý kiến về tiết dạy. Mọi ngƣời cùng thẳng thắn góp ý và ngƣời viết rút ra đƣợc những bài học bổ ích để TN tốt hơn cho các tiết học sau.

Cuối đợt TN, chúng tôi điều tra để lấy ý kiến của HS lớp TN về cách dạy học TV theo quan điểm giao tiếp mà các em đã đƣợc học trong thời gian vừa qua. Mục đích của việc làm này khơng chỉ để GV hiểu đƣợc nguyện vọng học tập của HS mà cịn để có thêm cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc TN.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả phân tích định tính

Căn cứ và mục đích của đề tài, ngồi việc tiến hành đánh giá HS thông qua việc phân tích kết quả định lƣợng các bìa kiểm tra, tác giả còn thăm dò và lấy ý kiến của GV tham gia dự giờ và HS lớp dạy thực nghiệm.

3.5.1.1. Kết quả đánh giá của GV dự giờ

Thông qua dự giờ các lớp đối chứng và thực nghiệm, các giáo viên đều đi đến một nhận định rằng HS ở lớp TN có nhận thức, thái độ tích cực, chủ động trong học tập cao hơn HS ở lớp ĐC, đặc biệt lớp TN thì có nhiều học sinh với học lực trung bình, yếu kém tích cự tham gia hoạt động xây dựng bài học.

- Ở lớp TN, HS tỏ ra hăng hái, tích cực trong các hoạt động học tập, bởi lẽ các hoạt động học tập đƣợc thiết kế theo nhu cầu và sở thích của HS nên các em cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn. Trong mỗi một hoạt động học tập, các câu hỏi, nhiệm vụ đƣợc GV thiết kế theo các mức độ từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ và nhận thức của HS. Vì thế những HS trung bình, yếu kém cũng tích cực trong phát biểu và xây dựng bài. Trình độ nhận thức của HS nói chung và đặc biệt là HS yếu, kém có sự thay đổi tích cực. Ở những tiết TN đầu, HS yếu, kém thƣờng chỉ trả lời đƣợc những câu hỏi ở mức độ thấp (mức nhận biết) nhƣng càng về những bài thực nghiệm sau, HS yếu kém đã trả lời đƣợc những câu hỏi ở mức độ cao hơn (mức độ thông hiểu và vận dụng) ngày càng nhiều hơn.

- Bên cạnh các lớp TN, chúng tơi cịn tham dự một số giờ học ở lớp đối chứng và thấy rằng: Mặc dù GV đã cố gắng trong việc truyền đạt kiến thức, song nội dung của giáo án chƣa thật phù hợp cho tất cả các HS nên không phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực của HS để làm cho giờ học trở nên sơi nổi. Có lẽ vì vậy mà giờ học không lôi cuốn đƣợc HS tham gia.

3.5.1.2. Kết quả đánh giá từ phía người học

Sau khi kết thúc bài giảng TN tác giả sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin phản hồi của HS ở lớp TN về các tiết dạy. Kết quả đƣợc phản ánh trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học bài từ ngữ tiếng việt cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc theo hướng phân hóa (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)