Nhận thức của cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo vị trí việc làm (Trang 40 - 42)

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng cán bộ trƣờng Cao

1.5.4. Nhận thức của cán bộ

Nhận thức của đội ngũ cán bộ trường Cao đẳng ANND đối với bồi dưỡng là yếu tố cơ bản và quyết định tới các kết quả của hoạt động bồi dưỡng. Bởi đó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu mỗi cán bộ đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nó có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng phương pháp làm việc của bản thân, học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, họ sẽ ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, học hỏi, tham gia các khóa bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả.

Để hồn thành tốt nhiệm vụ cán bộ trường Cao đẳng ANND phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc, mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn địi hỏi phải hồn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hồn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó địi hỏi họ phải khơng ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ. Nếu cán bộ trường Cao đẳng ANND xác định nhiệm vụ học tập là

dể nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ trong thời gian tới. Như vậy, họ sẽ có thái độ tích cực khi tham gia các khóa bồi dưỡng. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ cũng đạt được kết quả tốt. Bồi dưỡng cán bộ trường Cao đẳng ANND cũng đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ trường Cao đẳng ANND cho rằng việc đi bồi dưỡng chủ yếu là để đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên mơn theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được luân chuyển vị trí ... chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho cơng việc chun mơn. Họ sẽ có thái độ thờ ơ khi tham gia các khóa bồi dưỡng. Như vậy, sẽ gây nên tình trạng lãng phí do bồi dưỡng gây nên. Phải tốn thời gian, kinh phí để cử cán bộ tham gia bồi dưỡng nhưng kết quả là sau khóa học họ chẳng biết gì, năng lực làm việc của cán bộ không được cải thiện. Mục tiêu và kết quả của hoạt động bồi dưỡng sẽ không đạt được.

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, ở bất kỳ lĩnh vực nào thì nhân tố con người vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng. Đội ngũ cán bộ trường Cao đẳng ANNDI có vai trị, vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện chủ trương của Bộ, ngành Công an. Hoạt động của Nhà trường có hiệu quả hay khơng là phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ. Và một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là quản lý bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm nhằm giúp đối tượng tham gia bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, phát triển năng lực thực hiện các chức năng quản lý theo vị trí cơng việc được phân công một cách hiệu quả nhất thông qua thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Đây là một nội dung cơ bản, trọng tâm trong chiến lược và phát triển của Nhà trường cả hiện tại và trong tương lai.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo vị trí việc làm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)