10. Dự kiến cấu trúc luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dƣỡng cán bộ theo vị trí
việc làm của trƣờng Cao đẳng ANNDI
2.6.1. Ưu điểm của hoạt động quản lý bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm
Được sự quan tâm của Đảng ủy, BGH nhà trường trong những năm qua cơng tác bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, từng bước tiêu chuẩn hóa chức danh, ngạch bậc theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an; đảm bảo cho công tác quy hoạch gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ sau khi được bồi dưỡng nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên rất rõ. Bộ phận cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm hầu hết phát huy tốt chức trách của mình trên cương vị mới. Hiện tại Trường Cao đẳng ANNDI có 147 cán bộ khối phịng, trung tâm bao gồm: 05 tiến sỹ, 39 thạc sỹ, 12 đang học cao học, 63 đại học, 6 cán bộ có trình độ Cao đẳng, 23 cán bộ có trình độ trung cấp; 21 cán bộ có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 100 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Để có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực song song với việc bồi dưỡng cán bộ, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ hàng năm trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí u cầu cơng việc; đảm bảo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh lãnh đạo chỉ huy trong CAND. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được trang bị, cập nhật kiến thức mới, có định hướng cụ thể nhằm bổ sung, nâng cao trình độ, năng lực cơng tác kỹ năng lãnh đạo chỉ huy đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình hiện nay. Cơng tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng theo vị trí việc làm của Nhà trường được tiến hành một cách khoa học, có hệ thống nhằm thiết lập một quy trình bồi dưỡng khép kín, đáp ứng u cầu hoạt động của nhà trường đồng thời đáp ứng nguyện vọng của cá nhân cán bộ trong việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó trong những năm gần đây Nhà trường tăng cường liên kết trong lĩnh vực bồi dưỡng cán bộ trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như động lực để công tác bồi dưỡng của nhà trường đạt kết quả tốt. Nhà trường đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài ngành để mở các lớp bồi dưỡng như: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm; Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ...
Công tác chỉ đạo các hình thức, biện pháp bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm của nhà trường đã đi đúng hướng mang lại được những hiệu quả nhất định.
2.6.2. Những hạn chế của hoạt động quản lý bồi dưỡng cán bộ theo vị trí
việc làm
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ trường Cao đẳng ANNDI cịn có những hạn chế nhất định.
Về cơng tác xây dựng kế hoạch mặc dù đã được nhà trường thực hiện hàng năm tuy nhiên kế hoạch còn chung chung, phần lớn các lớp bồi dưỡng mới chỉ tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý, bồi dưỡng chức danh, lãnh đạo chủ chốt, các vị trí việc làm của cán bộ khối phòng, ban chưa thực sự được quan tâm.
Chưa xác định được nhu cầu bồi dưỡng một cách chính xác: Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng một cách thụ động, chưa có kế hoạch rõ ràng. Do đó việc bồi dưỡng không theo kịp yêu cầu của vị trí việc làm mà cán bộ đó đang đảm nhận. Việc bồi dưỡng hoàn thành chưa đúng kế hoạch. Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ chưa phù hợp với các yêu cầu của vị trí việc làm, cũng như với sự phát triển của cán bộ.
Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng còn yếu: Hầu hết các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của bồi dưỡng. Nội dung và hình thức bồi dưỡng chưa hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Theo đánh giá của cán bộ thì nội dung bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng khi tham gia một chương trình bồi dưỡng. Theo điều tra khảo sát thì có 103/147 cán bộ (chiếm 70%) cho rằng nội dung bồi dưỡng là yếu tố quan trọng khi tham gia một chương trình bồi dưỡng. Việc nội dung bồi dưỡng không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại mà cán bộ đang đảm nhiệm sẽ tạo nên tâm lý chán nản, sự tiếp thu của các cán bộ khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cũng bị hạn chế… Do đó, việc đổi mới nội dung bồi dưỡng, gắn chặt nội dung bồi dưỡng với những yêu cầu mà công việc hiện tại của cán bộ đang đảm nhiệm.
Công tác chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ ở trường Cao đẳng ANNDI còn nhiều hạn chế, lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm. Cụ thể trong việc chỉ đạo lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với nhiều vị trí và từng vị trí việc làm để tránh lãng phí về thời gian, kinh phí và nguồn lực con người tuy nhiên tại trường Cao đẳng ANNDI công tác này chưa thực sự triệt để.
Chưa chú trọng việc giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng: Chưa thực hiện chương trình đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng, do đó tổ chức không xác định được các hiệu quả mang lại sau bồi dưỡng, cũng như khơng có được kế hoạch bồi dưỡng bổ sung tiếp theo, nhằm phát huy tối đa năng lực của cán bộ.
2.6.3. Nguyên nhân
Hiện nay việc bồi dưỡng lãnh đạo, cán bộ trường Cao đẳng ANNDI cịn có những bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn trong đó có thực tiễn lãnh đạo, quản lý. Bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng cán bộ khác nhau về giới tính, tộc người, độ tuổi, thế hệ, năng lực (trình độ nhận thức, học vấn) và môi trường (ngành nghề, điều kiện công tác)… Hơn nữa, sự thay đổi công việc/cơng tác, thay đổi vị trí/chức vụ lãnh đạo quản lý làm cho người cán bộ đã được đào tạo vẫn bộc lộ thiếu hụt những kiến thức, chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Tình trạng cán bộ làm việc khơng theo chun mơn đào tạo cịn khá phổ biến. Chương trình, giáo trình, nội dung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa thật phù hợp với yêu cầu thực tiễn của bộ phận, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của từng vị trí việc làm của cán bộ. Nội dung cịn nặng về lý thuyết, ít tính ứng dụng, ít chú ý đến tính đặc thù của từng vị trí việc làm của cán bộ; ít chú ý bồi dưỡng về kỹ năng (năng lực/khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết/kiến thức/kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong muốn trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn.
Do vậy, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri thức lý luận và thực tiễn mới, sát hợp giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
Kết luận chƣơng 2
Thực trạng cơng tác bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm tại trường Cao đẳng ANNDI đã được triển khai và thu được một số kết quả nhất định. Qua đó có thể thấy rằng cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện, nhờ đó mà chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt. Có thể nói hoạt động bồi dưỡng cán bộ của nhà trường bước đầu mang tính hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, trong từng khâu thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân gây nên: nhận thức hạn chế, thiếu thực tế và cơ sở vật chất, điều
kiện làm việc, khâu kiểm tra giám sát cịn chưa chặt chẽ…Chính vì vậy việc tìm ra biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục những hạn chế trên là rất cần thiết trước u cầu của Bộ Cơng an nói chung, trường Cao đẳng ANNDI nói riêng.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ
TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I