10. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.3. Biện pháp quản lý bồi dƣỡng cán bộ trƣờng Cao đẳng an ninh nhân
3.3.3. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng
* Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu chủ yếu của bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cán bộ là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất của cán bộ, giúp cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực. Việc xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở thực tiễn của đơn vị trường, xuất phát từ thực trạng cán bộ của từng vị trí việc làm, căn cứ vào tiêu chí đối với từng loại cán bộ để có các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính đảm bảo về chất lượng và số lượng.
* Nội dung và cách thực hiện
Xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý (trưởng, phó các phịng ban, khoa, bộ mơn, tổ) có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đồn kết, hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tơn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực tiễn, có phong cách làm việc khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng,
đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa và phát triển, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ.
Nhà trường phải thực hiện đánh giá năng lực cán bộ theo đề án vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ nhà trường.
Công tác quy hoạch cán bộ cần chú trọng hơn đến việc xác định các hoạt động bồi dưỡng có mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức và tiến độ cụ thể. Trên cơ sở đó phân tích, xem xét đồng bộ thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ.
Đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn thì cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với chun mơn và vị trí cơng việc đang và sẽ được đảm nhận.
Việc xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng theo vị trí việc làm sẽ là định hướng cho công tác bồi dưỡng được thực hiện một cách khoa học hơn. Trong quá trình thực hiện, các nhà lãnh đạo, quản lý cần phải bám sát mục tiêu, tránh để tình trạng chệch hướng mục tiêu đã đề ra.
Về mội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ cần xem xét và nghiên cứu một cách có hệ thống. Nội dung, chương trình đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý điều hành, các kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thực thi nhiệm vụ, cơng vụ theo vị trí việc làm, nội dung bồi dưỡng phải sát hợp với tình hình đặc điểm của nhà trường. Nội dung phải đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng cán bộ.
Phương châm đặt ra cho việc bồi dưỡng cán bộ ở trường Cao đẳng ANNDI là những gì tại vị trí việc làm cần thì cán bộ phải đi học. Yêu cầu về bồi dưỡng nói trên nhằm nâng cao chất lượng cán bộ theo vị trí việc làm phải thơng qua việc kết hợp nhiều phương thức, hình thức bồi dưỡng. Hiện nay, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào những vấn đề sau: Một là, trên cơ sở các kiến thức cơ bản, cần bổ sung thêm một số kiến thức thực tiễn tại vị trí việc làm nhằm giúp cán bộ có thể đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu thực tiễn ở vị trí mình đảm nhận.
Hai là, bồi dưỡng phải chú trọng đến kỹ năng thực hành, kỹ năng tác nghiệp, đặc biệt là các phương án trong xử lý tình huống cụ thể ln diễn ra sinh động. Bảo đảm mỗi cán bộ phải nắm chắc chuyên môn, lĩnh vực công tác.
Ba là, phải chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng kỹ thuật tác nghiệp, kiến thức về quản lý nhà nước, nhằm tăng cường khả năng tổng hợp, phân tích đối với các tình huống quản lý ở cơ sở.
Bồi dưỡng có mục đích là để cán bộ áp dụng vào thực tế cơng tác. Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn là nhân tố quan trọng để hình thành, hồn thiện và củng cố phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Vì thế, việc bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm thơng qua hoạt động thực tiễn là cơ sở rất quan trọng và cần thiết. Đồng thời qua thực tiễn, chúng ta có thể kiểm nghiệm được phẩm chất, năng lực của cán bộ để từ đó có kế hoạch quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ.
Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng cần có sự động viên, khuyến khích kịp thời cán bộ khi được cử đi bồi dưỡng. Cần phải phát huy tối đa yếu tố tự học tập, rèn luyện của cán bộ khi người cán bộ có ý thức và xác định học tập là một nhu cầu tự thân thì bồi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng cán bộ theo vị trí việc làm hiện nay.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà quản lý cần phải nắm vững bản mơ tả năng lực theo vị trí việc làm của cán bộ trong trường.
Xác định đúng nhu cầu cần bồi dưỡng theo từng vị trí việc làm.
Nhà trường cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng để xây dựng nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với từng cán bộ theo vị trí việc làm.
Nhà trường cần có kế hoạch hỗ trợ cán bộ thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng mới có hiệu quả.
3.3.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung chương trình bồi dưỡng đã xác định
* Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm triển khai hoạt động bồi dưỡng một cách hiệu quả, giúp nhà trường thực hiện hóa nội dung, chương trình bồi dưỡng và phát triển năng lực của cán bộ nhà trường.
* Nội dung và cách thực hiện
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần tính tốn trên khả năng tham gia của học viên vào chương trình bồi dưỡng. Vì vậy, cần có hình thức bồi dưỡng phù hợp. Hiện nay có rất nhiều hình thức bồi dưỡng, tuy nhiên do bản chất của công tác bồi dưỡng theo vị trí việc làm là xây dựng và phát triển năng lực giải quyết công việc của mỗi cá nhân gắn với các vị trí việc làm nên cần áp dụng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng mang tính thực tế và có khả năng ứng dụng cao như: Bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng từ xa, tự bồi dưỡng, làm việc nhóm, kết hợp giữa thuyết minh và thảo luận, bài tập tình huống… Việc xác định hình thức bồi dưỡng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị và nhu cầu của từng cá nhân tham gia bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng cần phải thể hiện rõ các nội dung chủ yếu như: mục đích bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, thời gian tiến hành bồi dưỡng và cần phải xác định rõ nhu cầu, đối tượng để bố trí thời gian cho phù hợp, có thể tiến hành đồng thời các lớp dài hạn, tập trung với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, số lượng cán bộ.
Khi lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm ở trường Cao đẳng ANNDI cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Xác định rõ cấp thẩm quyền trong bồi dưỡng
2. Thể chế hóa việc xác định vị trí việc làm một cách rõ ràng, làm cơ sở để xác định nhu cầu bồi dưỡng.
3. Cần phải xác định nhu cầu bồi dưỡng ở các đơn vị để lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của các cá nhân tham gia, đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách tổng thể.
Trong bản kế hoạch tổng thể phải xác định rõ mục tiêu của việc lập kế hoạch, nội dung của kế hoạch, chủ thể và các lực lượng liên đới thực hiện kế hoạch, thời gian, địa điểm, các biện pháp thực hiện, các nguồn lực tham gia và kết quả cần đạt được của kế hoạch ở mỗi cá nhân cán bộ về năng lực được bồi dưỡng.
Việc tổ chức bồi dưỡng cũng có sự thay đổi chủ động, linh hoạt với thời gian bồi dưỡng ngắn hơn ở mỗi khóa học, nhưng có thể thực hiện bồi dưỡng nhiều lần để cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng, xây dựng năng lực thích ứng. Phù hợp với phương châm: học tập suốt đời trong thời đại kinh tế tri thức, khi mà mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình năng lực thích ứng với mọi sự thay đổi ngày càng cao của xã hội. Theo đó, việc tổ chức cần phải thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Cần phải xác định rõ đầu vào của quá trình bồi dưỡng, tức là phải nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng của mỗi vị trí việc làm. Ở mỗi vị trí việc làm khác nhau sẽ có những u cầu và địi hỏi khác nhau. Đối với các chức danh cán bộ, cần phân rõ trách nhiệm, quyền hạn và lĩnh vực phụ trách để có những định hướng bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đối với các vị trí cán bộ cần phải căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc mà cán bộ đó đang đảm nhận.
Ví dụ: Đối với vị trí việc làm phụ trách Tài chính – kế tốn, đây là một vi trí rất quan trọng đối với hệ thống chính quyền cơ sở, là bộ phận trực tiếp tham mưu cho BGH về vấn đề tài chính của đơn vị. Vì vậy, đối với cán bộ đảm nhiệm vị trí này thì ngồi u cầu bắt buộc là có bằng cử nhân tài chính – kế tốn thì phải thường xun bồi dưỡng về các ứng dụng quản lý tiền lương, các thay đổi, sửa đổi hạng mục chi.
Bước 2: Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng là một khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của quá trình bồi dưỡng. Phương thức bồi dưỡng cần có sự thay đổi, khơng chỉ là sự truyền đạt kiến thức một chiều mà còn tạo ra cơ hội để cán bộ cùng chia sẻ, thảo luận, làm việc theo nhóm, qua đó thấy được những thiếu hụt trọng kiến thức, kỹ năng để giải quyết cơng việc, từ đó tìm ra nội dung cần bổ khuyết.
Bước 3: Huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau:
Bồi dưỡng tập trung tại chỗ theo đại trà.
Bồi dưỡng tập trung theo nhóm đối tượng cùng đảm nhận vị trí việc làm nhu nhau hoặc tương đồng nhau.
Cử cán bộ đi bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn theo qu hoạch và yêu cầu năng lực của từng vị trí việc làm.
Hướng dẫn cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng từ xa.
Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập các điển hình tiên tiến về nội dung công tác mà cán bộ và đơn vị đảm nhiệm.
Hướng dẫn cán bộ tự bồi dưỡng…
Tùy theo nội dung và hình thức bồi dưỡng mà yêu cầu kết quả cần đạt được ở mỗi cán bộ. Đồng thời nhà trường có những biện pháp tổ chức bồi dưỡng khác nhau. Mời chuyên gia tập huấn cho số lượng lớn cán bộ hoặc cho một nhóm cán bộ hoặc cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng.
Bước 4: Đánh giá việc thực hiện
Đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là một việc quan trọng để từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi khóa bồi dưỡng. Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc đánh giá cần phải thực hiện khách quan theo 6 nội dung sau:
- Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;
- Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng; - Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng; - Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ;
- Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ;
- Đánh giá kết quả tự bồi dưỡng đạt được ở mỗi cán bộ.
Hiệu trưởng cần xây dựng công vụ đánh giá và lực lượng đánh giá kết quả bồi dưỡng. Đồng thời tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, trung thực nhằm phản ánh đúng kết quả bồi dưỡng cán bộ.
Kết quả đánh giá cần được phân tích và phản hồi tới cán bộ để họ có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tiếp theo.
* Điều kiện thực hiện
Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Hiệu trưởng phải nắm vững vị trí việc làm của cán bộ và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng phù hợp.
Nhà trường phải có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.