0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Liên quan cấu trúc giải phẫu xung quanh

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X – QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 44 -59 )

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.8. Liên quan cấu trúc giải phẫu xung quanh

Trong nghiên cứu của chúng tôi khảo sát 32 trường hợp u men thì có 30 trường hợp thấy có liên quan với các răng lân cận (93,8%). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là gây cắt cụt chân răng liên quan là 39,7% kế đến là mất răng chiếm 25,1%, đẩy lệch thân răng chiếm 20,7% và thấp nhất là răng ngầm với 16,1%. Chúng tôi chỉ khảo sát những răng liên quan trực tiếp đến u và không xét đến các trường hợp răng mất hoặc răng ngầm khác trong xương hàm dưới. Kết quả của chúng tôi tương tự với Nguyễn Đình Phúc (1997) [15], phát hiện có 16,67% trường hợp răng ngầm có liên quan đến u.

Nghiên cứu của Ngô Công Uẩn (2007) [20], tỷ lệ gặp răng ngầm cao hơn với 334,29% trường hợp và răng hàm lớn thứ ba hàm dưới chiếm đa số, chỉ gặp 1 trường hợp u men vùng cằm răng nanh ngầm.

Ueno (1986) quan sát thấy răng ngầm liên quan trong 38% trường hợp và trong số đó có 82% là răng hàm lớn thứ ba hàm dưới, 5 trường hợp liên quan với răng hàm lớn thứ hai và có 3 trường hợp liên quan đến răng hàm nhỏ [55].

Hình ảnh tiêu chân răng hình dao cắt ở ngay vùng tổn thương tiếp xúc với chân răng thường thấy ở tổn thương u men nhiều hơn các tổn thương nang hay u lành tính khác của xương hàm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 23 trường hợp (37,5%) chân răng liên quan bị tiêu.

Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận hình ảnh chân rãng bị tiêu ngót nhý Ngô Công Uẩn (2007) ghi nhận 25,71% trýờng hợp chân rãng tiêu ngót với hình ảnh đặc trưng. Tổn thương cắt gọn, các răng liền kề có vị trí tiêu ngót hầu như ngang nhau trên một mặt phẳng. Sirichitra và Dhiravarangkura (1984) [38] quan sát thấy răng bị tiêu chân răng trong 39% các trường hợp và Yaacob (1991) quan sát thấy có 47% các trường hợp có tiêu chân răng.

Bên cạnh đó, u cũng gây tổn thương tới ống răng dưới trong hầu hết các trường hợp (96,9%) đây là nguyên nhân có thể gây ra gây hiện tượng di cảm môi dưới cùng bên được phát hiện trong thăm khám lâm sàng.

Như vậy, có thể thấy rằng u men tuy là một u lành tính, tiến triển âm thầm nhưng có thể gây tổn thương rất lớn không chỉ biến dạng xương mà còn làm tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc lân cận u của xương hàm dưới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hình ảnh X - quang thực hiện trên 32 bệnh nhân được khám và chẩn đoán là u men xương hàm dưới được điều trị tại khoa Phẫu thuật hàm mặt Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đặc điểm X – quang u men xương hàm dưới

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh từ 19 – 39 tuổi chiếm 46,9%. Tuổi trung bình là 35,8. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ không có sự khác biệt nam : nữ = 1 : 1,3.

U men xương hàm dưới chỉ xuất phát từ một ổ phát triển lớn dần, thường gặp ở vị trí góc hàm phối hợp với các vị trí lân cận khác với tổn thương lan rộng nhiều vùng trên xương hàm dưới.

Hình ảnh tổn thương nhiều buồng, ngăn cách nhau với vách xương mỏng và tổn thương một buồng gặp ở xương hàm dưới có tỷ lệ ngang nhau.

Ranh giới với phần xương lành rõ trong phần lớn các trường hợp.

Bờ viền vỏ sò thường gặp trong các tổn thương nhiều buồng trong khi bờ viền trơn nhẵn gặp trong tổn thương 1 buồng.

Phồng vỏ xương gặp trong hầu hết các trường hợp trên phim panorama và phim CT – Scanner, tổn thương răng lân cận và ống răng dưới cũng gặp ở đa số các trường hợp u men.

Thường có sự liên quan giữa kích thước khối u với một số đặc điểm như hình ảnh tổn thương, bờ viền tổn thương: u có kích thước lớn > 4 cm có hình ảnh nhiều buồng, dạng bong bóng xà phòng, bờ viền tổn thương dạng vỏ sò. Trong khi u có kích thước ≤ 4 cm có hình ảnh một buồng, bờ viền dạng trơn nhẵn.

KIẾN NGHỊ

Qua những bàn luận và kết luận trên đây, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:

1. Cần đi sâu nghiên cứu thêm về lĩnh vực giải phẫu bệnh để giúp cho việc phân loại u men chính xác, phục vụ cho quyết định phương pháp điều trị phù hợp

2. Nên đầu tư phát triển hệ thống máy chụp phim X – quang hàm mặt ở các tuyến bệnh viện tỉnh để có thể phát hiện sớm các khối u ngay từ khi chưa có các biểu hiện lâm sàng trên phim X – quang giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng và gây tổn thương xương hàm tối thiểu.

3. Cần phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng các thông tin về bệnh và hâu quả vủa việc đến khám muộn cũng như điều trị không thích hợp sẽ gây khó khăn cho điều trị và hậu quả bệnh nhân gặp phải là mất cân đối hình dạng khuôn mặt, đồng thời nâng cao ý thức người bệnh đối với sức khỏe bản thân.

1. Lâm Ngọc Ấn và cộng sự (1993), U men xương hàm tại miền Nam Việt Nam – phương pháp điều trị (1976 – 1993), Kỷ yếu công trình Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr 209 – 214.

2. Bộ môn Mô học (2002), Mô học, trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 118 -141.

3. Huỳnh Đại Hải (2000), Nghiên cứu 351 trường hợp tại Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh (1976- thánh 4/2000), luận văn chuyên khoa II.

4. Hoàng Tử Hùng (2001), Mô phôi răng miệng, bộ môn Nha cơ sở Khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11 – 174.

5. Nguyễn Hữu Lâm, Lâm Ngọc Ấn (1994), Tình hình u bướu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt 1975 – 1985, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1975 – 1993), Viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Huỳnh Anh Lan (1993), U và nang do răng ở xương hàm, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Khoa RHM Đại học Y dược thành phố HCM (1978-1992)

7. Nguyễn Đình Phúc (1997), Một số nhận xét về bệnh học lâm sàng u liên bào tạo men, Luận văn tốt nghiện Bác sỹ nội trú các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Thụ (1971), Nhận xét và phân tích về u men xương hàm tại Việt Nam, Nội san Răng Hàm Mặt, tr. 8 – 34.

9. Nguyễn Văn Thụ (1995), Lâm sàng hàm mặt, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 124 – 125.

11. Ngô Công Uẩn (2007), Nhận xét lâm sàng, X – quang, giải phẫu bệnh u nguyên bào tạo men xương hàm dưới, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Răng Hàm Mặt.

Tiếng Anh

12. Ackerman G.L., Altini M., Shear M. (1988), The unicystic ameloblastoma: A clinicipathological study of 57 cases, J Oral Pathol, 17, pp. 541.

13. Barnes L., Eveson J.W., Reichart P., Sidransky D. 2005, Patholofy and genetics of head and neck tumors, IRAC.

14. Eric Whaites (2002), “Essentials of Dental Radiography and

Radiology”: pp. 169 – 171, 211 – 215.

15. Friedrich A. Plasler, “Color Atlas of Dental Medicine Radiology”: pp.

3 – 6, 30 – 36.

16. Ghandhi D., Ayoub A.F., Pogrel M.A., MacDonald G., Brocklebank L.M., Moos K.F. (2006), Ameloblastoma: a surgeon’s dilemma, J Oral Maxillofac Surg, 64(7), pp.1010 – 4

17. Heichart P.A., Philipsen H.P (2004), Odontogentic Tumors and Allied Lesions, Quintessense Publishing, pp. 41 – 86.

18. Kim S.G., Jang H.S (2001), Ameloblastoma: a clinical, radiographic, and histopathologic analysis of 71 cases, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 91(6), pp. 649-53

19. Langlais R.P., Langland O.E., Nórtjé C.J. (1995), Diagnostic imaging of the Law, William & Wilkins, pp.339-347

and Maxillofacial Pathology, Saunders, pp. 611 – 619.

22. Sampson D.E., Pogrel M.A. (1999), Management of Mandibular ameloblastoma: The clinical basis for a treatment algorithm, J. Oral Maxillofac Surg, 57, pp. 1074 – 1077.

23. Shafer W.G., Hine M.K., Levy B.M. (1983), A Textbook of Oral Pathology, 4th edition, WB Saunders, pp. 276 – 285.

24. Shatkin S., Hoffmeister F.S (1965), Ameloblastoma A rational approach to ò the jaws with liquid nitrogen spray cryosurgery, Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 84, 399 therapy, pp 421.

25. Stuart C. White, DDS, PhD, Michael J. Pharoah, DDS, MSc, FRCD © (2004), “Oral Radiology Principles and Interpretation”, pp: 181 – 246.

26. Torres L.D., Infante C.P., Hernádez G.J.M., Gutiérrez P.JP.LP.

(2005), Mandibular meloblastoma. A review of the literature and presentation of six cases, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 10(3), pp. 231-8

27. Vayvada H., Mola F., Menderes A., Yilmaz M. (2006), Surgical management of ameloblastoma in the mandible: Segmental madibulectomy and immediate reconstruction with free fibula of deep circumflex iliac artery flap (evaluation of the long – term esthetic and functional results), J Oral Maxilofac Surg, 64 (10), pp. 1532 – 9.

28. Yaacob H. (1991), The radiographic appearance of ameloblastoma in Malaysians, Singapore Medical Journal, Vol 32 (1), pp. 70 – 72.

29. Zemann W., Feichtinger M., Kowatsch E., Karcher H. (2007),

Extensive ameloblastoma of the jaws: surgical management and immediate reconstruction using microvascular flaps, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 103 (2), pp. 190 – 196.

30. http://najms.net

I. Hành chính

Họ và tên:………. Tuổi: ……… Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

Chẩn đoán sau khi ra viện:

II. Hình ảnh X – quang trên phim panorama

- Vị trí:

- Số lượng:

- Kích thước:

- Hình ảnh tổn thương:

- Ranh giới tổn thương:

- Bờ viền tổn thương:

- Phồng vỏ xương:

- Liên quan cấu trúc giải phẫu xung quanh: + Răng lân cận:

+ Ống răng dưới:

kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Nghiêm Chi Phương, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa luận này.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy trong Bộ môn Phẫu thuật hàm mặt, những người thầy trong Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đã dành thời gian để đọc, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp tôi nâng cao chất lượng của bản khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình và những người bạn thân thiết đã luôn luôn giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học, khóa luận hay tài liệu tham khảo nào.

Hà Nội, ngày....tháng....năm 2013

Sinh viên

CT – Scanner : Computed Tomography Scanner UNBTM : U nguyên bào tạo men

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

XHT : Xương hàm trên

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X – QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 44 -59 )

×