ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 Giớ

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm hình ảnh x – quang trên bệnh nhân u men xương hàm dưới tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội trong năm 2011 (Trang 39 - 41)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 Giớ

4.1.1. Giới

Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân trong đó có 18 bệnh nhân nữ và 14 bệnh nhân nam, tỷ lệ Nam : Nữ = 1 : 1,3.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với những công bố của Bùi Hữu Lâm (1994) [11], Huỳnh Đại Hải [8] và của Sirichitra và Dhiravarangkura (1984), tỷ lệ nam nữ là ngang nhau.

Các nghiên cứu của Huỳnh Lan Anh (1993) [12], Ajaghe và Daramola (1987) có tỷ lệ nam và nữ là 4 : 3, nghiên cứu của Adekeye (1980) là 1,7 : 1 [38]. Nghiên cứu của Kim (2001) và Becelli (2002) [25], Nakamura [40] cũng có tỷ lệ nam cao hơn ở nữ. Trong khi nghiên cứu của Nguyễn Đình Phúc [15], có 60 % xảy ra ở nữ và Ngô Công Uẩn [20] có 57,14% u men gặp ở nữ.

4.1.2. Tuổi

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi dễ mắc bệnh từ 19 – 39 chiếm tỷ lệ 46,9%, tiếp theo là các nhóm tuổi từ 40 – 59 (28,1%) và nhóm tuổi 6 – 18 (18,8%). Và chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi chiếm số lượng nhiều nhất phù hợp với tuổi mắc bệnh trung bình là 35,8.

Nguyễn Văn Cát cũng đã công bố kết quả nghiên cứu phân bố tuổi của 69 trường hợp u nguyên bào men cho thấy tuổi hay gặp của u men xương hàm là 20 – 30 tuổi (27,54 %) [5]. Tương tự nghiên cứu của Lâm Ngọc Ân qua 139 trường hợp u men thì nhóm tuổi 16 – 30 chiếm 39,45 % [1].

Nguyễn Văn Thụ tổng kết 88 trường hợp u men đã được điều trị tại bệnh viện Việt Đức cho thấy nhóm tuổi 20 – 30 chiếm cao nhất 30,68% và

tuổi trung bình là 34,3 tuổi; bệnh nhân ít nhất là 6 tuổi và nhiều tuổi nhất là 64 tuổi [17]. Theo tác giả Trần Văn Trường thì độ tuổi là khoảng 30 [19].

Gần đây, Nguyễn Đình Phúc (1997) [15] nghiên cứu trên 30 bệnh nhân thấy tuổi dễ mắc bệnh là 16 – 30, chiếm 40% tổng số với tuổi thấp nhất là 6 và cao nhất là 56. Huỳnh Đại Hải [8] tổng kết 351 trường hợp u men tại Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lứa tuổi chiếm đa số là 21 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ 30%, tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi và lớn nhất là 76.

Ngô Công Uẩn (2007) [20] nghiên cứu trên 35 bệnh nhân nhận thấy lứa tuổi dễ mắc u nguyên bào tạo men là 15 – 30 tuổi chiếm 42,86%. Khoảng tuổi mắc bệnh cũng khá rộng nhỏ nhất là 13, lớn nhất là 71 với độ tuổi trung bình là 31,9.

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy, tuổi trung bình theo Sirichitra và Dhiravarangkura (1984) phân tích trên 147 bệnh nhân người Thái và nghiên cứu của Ajagbe và Daramola (1987) phân tích trên 199 bệnh nhân người Nigeria đều cho thấy tuổi trung bình là 32 tuổi. Adekeye (1980) phát hiện 68% các trường hợp u men xảy ra vào 30 – 50 tuổi và 80% nhỏ hơn 40 tuổi.

Như vậy, có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình (35,8) và độ tuổi thường mắc (19 – 39 tuổi) không khác so với các nghiên cứu trong nước và thế giới, tuy nhiên u không quá hiếm gặp ở trẻ em như các nước khác. Điều này có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị không kịp thời đối với những bệnh nhân trẻ em.

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm hình ảnh x – quang trên bệnh nhân u men xương hàm dưới tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội trong năm 2011 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w