0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐẶC ĐIỂM X– QUAN GU MEN HÀM DƯỚI 1 Phân loạ

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X – QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 41 -42 )

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2. ĐẶC ĐIỂM X– QUAN GU MEN HÀM DƯỚI 1 Phân loạ

4.2.1. Phân loại

Theo phân loại của WHO (2003), UNBTM được chia thành 5 loại: UNBTM đặc/nhiều buồng, UNBTM xơ, UNBTM thể nang hay thể một buồng, UNBTM ngoại biên, u men ác tính và ung thư biểu mô nguyên bào men. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi tại Viện Răng Hàm Mặt Trung ương chỉ thu thập được phân loại của u men thể nang chiếm 9,4%, các trường hợp còn lại chỉ được chẩn đoán là u men và không được xác định rõ thể loại.

4.2.2. Vị trí

Đa số u men ở xương hàm dưới nằm ở góc hàm (50%) tuy nhiên u thường có kích thước lớn và không nằm riêng biệt trong một vùng mà có khuynh hướng lan ra các vùng khác. Tổn thương lan rộng tới 2 vùng giải phẫu chiếm tỷ lệ 43,8% cao hơn so với 1 vùng và ≥ 3 vùng (28,1%)

U men hiếm gặp ở vùng không có răng, chúng tôi không gặp trường hợp nào u chỉ ở cành cao.

Trong nghiên cứu của Vũ Đình Minh (1999) [13], trên 102 trường hợp u men xương hàm dưới thấy vùng cành ngang xương hàm có 14 trường hợp góc hàm - cành cao bao gồm cả lồi cầu hoặc mỏm vẹt có 61 trường hợp, vùng cành ngang – cằm – cành ngang có 25 trường hợp và toàn bộ xương hàm dưới là 2 trường hợp.

Nghiên cứu của Huỳnh Đại Hải (2001) [8] tổng kết trong 311 trường hợp u men xương hàm dưới, vị trí thường gặp nhất là cành ngang chiếm 69% tiếp theo là vùng góc hàm 16%, vùng cằm chiếm 14% và chỉ có 1% ở cành cao.

Kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Lâm cho thấy có 80% tổn thương u men trong nghiên cứu liên quan đến vùng răng hàm lớn hàm dưới và cành cao xương hàm dưới [11]. Ngô Công Uẩn (2007) ghi nhận có 77,16% u men xuất hiện ở vị trí góc hàm và vùng răng hàm lớn hàm dưới [20].

Phân bố vị trí u của Becelli và cộng sự (2002) theo báo cáo là 41 trường hợp xảy ra ở vùng góc hàm (69%), 14 trường hợp phát hiện ở vùng cành ngang (23%) và 5% trường hợp xuất hiện ở vùng cằm và vùng răng nanh (8%). Kim và cộng sự (2001) báo cáo 62 trường hợp u men xương hàm dưới thì 43 trường hợp xuất hiện ở cành ngang chiếm tỷ lệ 60,0% [36].

Nakamura (2002) nghiên cứu trên 78 trường hợp thì có 76 trường hợp u men xương hàm dưới, trong đó u men ở vùng góc hàm – cành cao chiếm số lượng nhiều nhất với 33 trường hợp (43,4%).

Điều này giải thích là do vùng góc hàm là vùng có thể còn sót lại tổ chức biểu mô lá răng, thường có sự rối loạn mọc răng hàm vĩnh viễn thứ ba đồng thời cũng là vùng dễ bị viêm nhiễm nhất, là yếu tố kích thích sự khởi phát của khối u. Đồng thời, u phát triển âm thầm và không có triệu chứng cơ năng nên bệnh nhân thường không được phát hiện sớm mà chỉ tới khi u có kích thước lớn gây biến dạng xương và mặt mới tới khám và điều trị do không có sự sàng lọc của tuyến y tế cơ sở.

4.2.3. Số lượng

Tuyệt đại đa số các khối u men phát triển chỉ từ một ổ trên xương hàm (96,9%), chỉ duy nhất có 1 trường hợp u gây tổn thương tại 2 ổ gây phá hủy, biến dạng lớn ở xương hàm dưới. Như vậy, có thể nói u men chỉ xuất phát từ một nơi trên xương hàm và lớn dần sang các vùng khác.

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X – QUANG TRÊN BỆNH NHÂN U MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI TRONG NĂM 2011 (Trang 41 -42 )

×