Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch văn hóa ở chùa hương theo hướng bền vững (Trang 53 - 56)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở CHÙA HƯƠNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.2.3. Giải pháp dài hạn

Thứ nhất, vào mùa lễ hội, cảnh chen chúc, xô đẩy nhau vẫn là nỗi lo ngại

cho du khách. Vì vậy, cần phải xác định lại sức chứa cho điểm đến du lịch ở đây rồi có biện pháp khắc phục như mở rộng đường lối ở đây, khai thác thêm diện tích đường xá, giải tán những hàng quán thừa bên đường để khách du lịch không còn cảnh người chen người nữa. Ngoài ra cần cho xây dựng thêm trạm y tế chăm sóc sức khỏe và sơ cứu. Điều này là cần thiết vì đi chùa Hương, du khách phải leo núi lại đi vào mùa xuân thường có mưa phùn, dễ xảy ra các tai nạn như ngã do trượt chân.

Thứ hai, tôn tạo các di tích thắng cảnh đã bị mai một do người dân và du

khách. Du khách chen lấn nhau không thể tránh khỏi việc xâm hại đến di tích, làm nó mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Hơn nữa, thời gian không phải mùa lễ hội người dân không có công ăn việc làm, không có thu nhập nờn đó lờn cỏc hang động đục đá mang bán. Vì vậy, BQL khu di tích cần thường xuyên tôn tạo lại những di tích để chúng có thể tồn tại lâu dài đến những thế hệ sau. Ngoài ra, phải kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi xấu, xâm hại đến di tích. Hơn nữa, cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức người dân, tạo công ăn việc làm cho họ vào mùa thấp điểm như dạy nghề, giới thiệu việc làm…

Thứ ba, cần đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo các địa điểm đã bị

xuống cấp, ô nhiễm. Đặc biệt là các nhà vệ sinh công cộng cần được cải tạo và xõy thờm mới khẩn trương, đồng thời đầu tư nhân lực dọn rửa thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ. Theo lời nhiều du khách vãn cảnh chùa Hương thì

họ thấy rất khó chịu khi vào các nhà vệ sinh công cộng bởi chúng rất bẩn và bốc mùi.

Thứ tư, cần nâng cấp hệ thống đò thuyền để đảm bảo chất lượng tốt nhất,

trang bị đầy đủ áo phao trên thuyền theo đúng quy định, xõy dựng hướng đi mới trong quá trình vận chuyển du khách từ bến đò tới nơi thăm quan.Trên dòng suối Yến nước khỏ sõu, nờn cần giám sát nghiêm ngặt số người lên thuyền đúng quy định, không để du khách trốn vộ lờn thuyền gây ra tình trạng quá tải, nguy hiểm cho cả người lái thuyền và du khách.

Thứ năm, có biện pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng “chốo kộo” khỏch,

ộp giỏ, “treo đầu dờ bỏn thịt chú”. BQL khu di tích danh thắng cần phối hợp với lực lượng an ninh kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hành vi đó. Đồng thời, các cấp lãnh đạo cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức của người dân và tuyên truyền về tác hại của những việc làm này, để người dân hiểu và nâng cao ý thức trong việc phục vụ du khách.

KẾT LUẬN

Như vậy, sau khi đi nghiên cứu đề tài, tác giả đã thấy được thực trạng và mức độ phát triển bền vững của du lịch văn hóa ở chùa Hương. Du lịch ở đây đang phát triển với tốc độ khá nhanh và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh này cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho khu di tích cũng như cuộc sống của người dân địa phương, hay nói cách khác là sự phát triển này không theo hướng bền vững và đang kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Đây là vấn đề đang làm đau đầu BQL khu di tích cũng như các cấp lãnh đạo.

Trước thực trạng trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những bất cập, nhằm giảm thiểu hậu quả xấu đến du lịch và cuộc sống ở đây. Trong đó có những giải pháp đã được thực hiện, có những giải pháp bản thân tác giả đề xuất. Nhưng dù là từ đâu thỡ cỏc giải pháp cũng đều có chung một mục tiêu là hướng du lịch chùa Hương đến sự phát triển bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh

mà em đã hoàn thành tốt bài chuyên đề này.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch văn hóa ở chùa hương theo hướng bền vững (Trang 53 - 56)

w