Điều kiện đặc trưng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch văn hóa ở chùa hương theo hướng bền vững (Trang 27 - 36)

1.2.3.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch

- Tài nguyên thiên nhiên.

Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho khung cảnh “kỳ sơn tú thuỷ”, có núi, có suối, có hang động tạo nên vẻ đẹp hài hòa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mùa xuân rất hợp với du lịch văn hóa, lễ hội.

Núi ở chùa Hương không hùng vĩ bằng nhiều dãy núi khác ở Việt Nam như đỉnh Tõy Cụn Lĩnh cao 2.419m ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Pu Xai Lai Leng 2.711m cao nhất dãy Trường Sơn, Bạch Mộc Lương Tử 2.998m trờn

dóy Hoàng Liên Sơn 7. Nhưng những ngọn núi này lại có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng. Ngoài ra, dân gian còn đặt tên cho núi gắn liền với đời sống con người như: Núi Ba Đài Rượu, núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, núi Con Gà, núi Voi, núi Đổi Chèo. Rồi có những cái tên rất độc đáo: núi Ngũ Nhạc có Ðền Trình. tiếp đến là núi Dẹo, nỳi Phũng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu, rừng Vài và núi Nhà Lang Lóo Tỏc… Những ngôi chùa nằm sâu trong núi, khiến cho du khách muốn vào lễ chùa phải vượt suối, băng rừng.

Suối ở Chùa Hương quanh co uốn lượn. Đặc biệt là suối Yến mang một vẻ đẹp hiền hoà, buông thả giữa hai triền núi, nước không chảy siết mà lững lờ trôi, khiến cho du khách có cảm giác thật yên bình, dễ chịu. Suối dài khoảng 3km, khúc thẳng, khúc quanh, cho du khách cảm giác như dòng suối này dài vô tận. Vào những ngày lễ hội, suối Yến tấp lập thuyền vào ra, dòng nước đưa du khách về với cõi Phật để được nguyện cầu những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân.

Ở đây còn có hệ thống hang động nằm trong núi như động Hương Tích, động Long Vân, động Hương Đài, động Tuyết Sơn… Trong đó đáng nói đến nhất là động Hương Tích. Hương Tích là một động đẹp, trọng tâm của khu danh thắng Hương Sơn. Tháng ba năm Canh Dần (1770), Chúa Trịnh Sâm đến thăm quan động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp huyền diệu và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động", tức là động đẹp nhất trời Nam, không đâu sánh kịp. Trong động, nổi bật nhất là pho tượng Phật Bà Quan Âm. Pho tượng này làm bằng đá xanh, tạc thời Tây Sơn với những đường nét tinh sảo làm toỏt lờn phong thái ung dung của Phật gia. Ngoài ra, cũn cú những khối thạch nhũ nhấp nhô với nhiều hình thù mang tín ngưỡng phồn thực: Bầu Sữa Mẹ, , Đụn Gạo, đụn Tiền, Cây Vàng, Cây Bạc, Hoa Phiền Não, núi Cụ, núi Cậu...

7http://thanhvdgt1.blogspot.com/2012/02/nhung-ngon-nui-hung-vi-nhat-viet-nam.html...

Đến với lễ hội Chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của tự nhiên: núi, rừng, suối, hang động; được thỏa mãn nhu cầu tâm linh “ cầu được ước thấy”; được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế.

- Tài nguyên nhân văn.

Đây là điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch văn hóa ở chùa Hương. Đến với chùa Hương du khách không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên phú nơi đây mà còn được xem, được chiêm nghiệm những dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử còn sót lại. Thời gian trôi đi nhưng có những thứ vẫn mãi tồn tại, đó là sự kết tinh trí tuệ, tài năng, tâm tư, suy nghĩ, tư tưởng của con người. Đến đây, du khách được thưởng thức cái hay cái đẹp của những giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể, giúp du khách như được trở về với nguồn cội, được hòa mình vào cuộc sống của người xưa để thấy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta vẫn trường tồn sau bao thăng trầm, sóng gió.

Nói đến tài nguyên nhân văn ở chùa Hương không thể không nhắc đến quần thể chùa chiền khá đồ sộ: đền Trình, chùa Thiờn Trù, chùa Giải Oan, chùa Long Vân, chùa Tuyết Sơn... và cuối cùng là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là nơi theo tương truyền Đức Nam Hải Quán thế âm Bồ tát tu hành đắc đạo và hiển linh. Những ngôi chùa ở đây đều nổi tiếng là rất linh thiêng, du khách đến với chùa Hương ai cũng vào thắp hương, dâng lễ cầu phúc, cầu may, cầu tài, cầu duyên, cầu tự…

Đền Trình: Đền có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ. Theo truyền thuyết thì

thời Văn Lang, khi giặc Ân xâm lược nước ta, trời đã sai thần tướng xuống giúp nhân dân đánh giặc. Thần tướng đầu thai vào một gia đình ở vùng Hương Sơn là cậu bé Hùng Lang, sau lớn được vua phong chức Tư Mã Đại Thần, đem quân đánh tan giặc Ân rồi về trời. Nhà vua cho lập đền thờ Tư Mã Hùng Lang ở núi Ngũ Nhạc. Ngày nay, đền được xây dựng lại theo kiểu chữ

“Tam“ (hậu cung – đại bái – tiền đường) theo nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân đền có tượng võ sĩ và voi chầu tưởng nhớ vị anh hùng cứu nước.

Chựa Thiờn Trự:

Đây là ngôi chùa với quần thể kiến trúc nguy nga tráng lệ nất ở Hương Sơn. Truyền thuyết kể lại rằng: vào thế kỷ 15, có 3 vị hòa thượng (Tỷ Tổ Bồ Tát) đến thung lũng nỳi Lóo đặt một cái am nhỏ để tu hành, gọi là Thiờn Trự Tự (chựa Thiờn Trự). Năm 1686, đời vua Lê Trung Hưng, chùa mới có vị trụ trì mới là Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang. Đến năm 1707, Đại sư Thụng Lõm cựng nhân dân xây dựng lại chựa Thiờn Trự. Nhưng đến đời trụ trì của Đại sư Thanh Tớch, chựa Thiờn Trự mới được hoàn thành và nguy nga, tráng lệ như ngày nay. Chùa được xây theo kiểu kiến trúc “ ngũ môn tam cấp”, tức là năm cửa ba bậc. Sõn chựa rộng, hai bên có nhà nghỉ cho du khách. Qua ba bảo thềm đến Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Bảo là nơi sinh hoạt của nhà sư và chuẩn bị đồ cúng lễ. Phía sau Tam Bảo là Điện Thánh Mẫu, nhà Tổ và Thiên Thủy Thỏp. Chựa Thiờn Trự là một công trình kiến trúc độc đáo với bố cục hài hòa, được coi như trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.

Hình 1.11: Chựa Thiờn Trự

Nguồn: http://dulichchuahuong.com.vn Chựa Tiên Sơn: Khác vơi chựa Thiờn Trự, chùa Tiên Sơn được xây

dựng trên một ngọn núi cao. Chùa nhỏ nằm trong động gọi là động Nỳi Tiờn, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Cổng tam quan vút cao như tạo cảm giác như trên cõi tiên. Tuy động nhỏ nhưng có nhiều nhũ đá rủ xuống với những hình dạng khác nhau. Đặc biệt, một điểm độc đáo hiếm có là có những nhũ đá khi gõ vào thì nghe thấy tiếng tiêu thiền nhã nhạc du dương. Trong chựa cú năm pho tượng bằng đá trắng, năm pho tượng bằng đá xanh.

Nguồn: http://tourdulichhanoi.dulichvietnam.com.vn Chùa Giải Oan:

Hình 1.13: Chùa Giải Oan

Nguồn:http://lehoichuahuong.vn/

Chùa nằm trên đường chựa Thiờn Trự đến chùa Trong, được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, bên cạnh suối Giải Oan. Chùa thờ đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ được pho tượng Tứ Tý Quan Âm được đúc vào thế kỷ 18. Trong chựa cú giếng Thanh Trì là nơi đức Chúa Ba (Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện) khi được cứu từ pháp trường về đó dùng để tắm sạch bụi trần ai, trước khi tu hành đắc đạo. Từ đó giếng này có tên khác là

giếng Giải Oan, du khách đến đây đều bảo nhau uống nước trong giếng để giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức trên đời. Chùa Giải Oan có kiến trúc hài hoà, một bên là suối một bên là núi tạo cho chùa vẻ linh thiêng, huyền bí.

Chùa Long Vân: Chùa do sư thầy Thanh Nhàn cùng dân thôn Đục Khê xây

dựng vào năm 1920. Chùa nằm ở lưng chừng núi trên độ cao 150m so với dòng suốiLong Vân, cả ngày mây lượn quanh tạo cảm giác như trên tiên cảnh.

Hình 1.14: Chùa Long Vân

Nguồn:http://lehoichuahuong.vn/ Chùa Tuyết Sơn: Chùa nằm trong động Tuyết Sơn. Động này đẹp chỉ

sau động Hương Tích. Trong động có hai nhánh động nhỏ, một nhánh là Tam Bảo thờ Phật, một nhánh là điện thờ mẫu. Những khối thạch nhũ đẹp mang nhiều hình dạng khác nhau. Nổi bật là khối nhũ gọi là cây trường tuyết bên cạnh Tam Bảo.

Chùa Trong (động Hương Tích): Đây là đích cuối cùng trong hành trình

trẩy hội chùa Hương, nơi thờ Phật lớn nhất ở Hương Sơn. Trong chùa có nhiều tượng quý, có giá trị văn hóa và thẩm mỹ cao mà nổi bật là pho tượng Phật Quan âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Đây là pho tượng trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn. Pho tượng có dáng người thon, mặt trái xoan, đầu đội mũ tì lư, tay phải cầm

viên ngọc minh châu, chõn trỏi duỗi, chân phải co, dưới mỗi chân đều có một bông sen nở.

Chùa Hương còn gắn với nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Nơi đây là một quần thể thiên nhiên - văn hoá - tôn giáo đặc sắc gồm suối, rừng, hang động và hàng chục ngôi chùa, ngôi đền, ngụi đỡnh... Đến đây, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên, đất trời vừa được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh “cầu được ước thấy”. Sau những điều đã đạt được và chưa đạt được ở năm cũ, người ta đi trẩy hội chùa Hương và cầu một năm mới tốt đẹp hơn, sức khỏe hơn, làm ăn thuận buồm xuụi giú…

Lễ hội chùa Hương và hoạt động đi chùa là sự độc đáo riêng trong văn hóa người Việt đó cú từ rất lâu. Kết hợp với phong cảnh hữu tình, tạo hóa kỳ diệu thì điểm du lịch văn hóa chùa Hương đã, đang và ngày càng thu hút du khách gần xa về trẩy hội.

1.2.3.2. Điều kiện về địa hình

Địa hình là một trong những yếu tố quan trong góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Ở đây chủ yếu là dạng địa hình núi đá vôi Karst.

Nét độc đáo về địa hình ở chùa Hương là có núi, có rừng, có suối, có hang động. Địa hình đa dạng đã tạo nên cảnh đẹp thiên phú. Thú vị là ở chỗ chùa nằm trong núi, du khách muốn vào lễ chùa phải vượt suối, băng rừng, cũng giống như câu tục ngữ “cú cụng mài sắt, có ngày nên kim”.

1.2.3.3. Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch

- Điều kiện về tổ chức.

Để hoạt động trẩy hội chùa Hương mang đúng tính chất văn hóa, thể hiện nét đẹp của tín ngưỡng đạo phật ở Việt Nam thỡ cỏc cơ quan chức năng, cá đơn vị tổ chức cần có những phương án cụ thể để sẵn sàng đún khỏch cũng như biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng quá tải, ngăn chặn các hành vi xấu làm ảnh hưởng đến mỹ quan của điểm du lịch.

Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay, huyện Mỹ Đức cho biết đã đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý rác thải với công nghệ lò đốt của Nhật Bản trị giá trên 10 tỷ đồng. Năm nay, để giảm thiểu tình trạng xả rác bừa bãi, tất cả các trường hợp vứt rác không đúng nơi quy định sẽ bị phạt hành chính từ 100 - 300.000 đồng. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm hơn hết.

Bên cạnh đó, BQL khu di tích danh thắng Hương Sơn cũng phối hợp với lực lượng công an kiểm soát, ngăn chặn ngay hành vi chèo kéo du khách gây mất mỹ quan và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Một tài nguyên du lịch không thể trở thành một điểm đến du lịch nếu không được đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp. Trước tình trạng quá tải ở chùa Hương hiện nay, BQL khu di tích danh thắng Hương Sơn đã tích cực đầu tư xây dựng thờm cỏc cơ sở đón tiếp du khách.

Ở đây hệ thống khách sạn, nhà nghỉ không phát triển lắm, chủ yếu là nhà nghỉ tư nhân. Khách sạn là khách sạn thường từ 1 đến 2 sao. Điều này cũng dễ hiểu vì du lịch chùa Hương du lịch mùa vụ, chỉ diễn ra vào 3 tháng đầu năm, công suất phục vụ cỏc thỏng khỏch rất thấp. Hơn nữa, du lịch chùa Hương là tour du lịch ngắn ngày (thường là 1 hoặc 2 ngày). Vì vậy không cần thiết phải đầu tư các khách sạn cao cấp tại đây.

Bảng 1.2: Một số nhà nhà nghỉ và khách sạn ở chùa Hương

Nhà nghỉ, khách sạn Địa chỉ Giá phòng

(VNĐ/phòng/đêm)

1. Nhà nghỉ Hải Minh. 115 Bến Yến. 1G = 250.000, 2G = 350.000, 5G = 650.000. 5G = 650.000.

2. Nhà nghỉ Đức Thịnh 117 Bến Yến. 250.000 – 300.000

3. Nhà nghỉ Triệu Tuấn Cách Bến đò 100m. 4G = 800.000 – 1000.000,2G = 400.000 – 500.000

Uyên Doanh 5. Nhà nghỉ An Bình – Dương Trang Cạnh Bến đò. 300.000 – 500.000 6. Khách sạn Công Đoàn Chùa Hương Cạnh Bến đò. 300.000 – 550.000 7. Khách sạn Thành Hải. Cách bến đò 100m. 350.000 – 600.000 Nguồn: http://lehoichuahuong.net/

Các nhà nghỉ, khách sạn đều có dịch vụ ăn uống, đò thuyền qua suối Yến nên rất thuận lợi cho du khách.

Năm 2010, UBND huyện Mỹ Đức cũng đã đầu tư hơn 21 tỷ đồng từ nguồn thu vé tham quan thắng cảnh chùa Hương để cải tạo tuyến đường đi lên chùa Hinh Bồng, mở rộng bến đò Thiờn Trự, xây dựng trạm y tế chăm sóc sức khỏe và sơ cứu tại khu vực Thiờn Trự…

Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách trong mùa lễ hội năm nay, UBND huyện Mỹ Đức cho biết đã quy hoạch khoảng 320 hàng quán gồm: hàng ăn, hàng trọ, hàng lưu niệm và tạp phẩm... Năm nay,sẽ không có hiện tượng bày bán tràn lan thịt thú rừng như các năm trước. Các cửa hàng ăn trong khu vực lễ hội phải bảo quản đồ ăn trong tủ kính và tủ lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, UBND huyện Mỹ Đức còn đầu tư xây dựng khu nhà khách, nhà thụ trai; nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến với chùa Hương. Bến đò Thiờn Trự cũng được mở rông để giảm ách tắc với dự án lên tới 4 tỷ đồng.

Bước vào mùa lễ hội năm nay, cơ sở vật chất kỹ thuật đã được chú trọng đầu tư xây mới sửa chữa nhiều so với năm ngoái cho thấy các cấp lãnh đạo rất quan tâm và tạo điều kiện để phát triển du lịch ở chùa Hương.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch văn hóa ở chùa hương theo hướng bền vững (Trang 27 - 36)

w