Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề đồng hồ điện tử tin học hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

nghệ thông tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề Cơng nghệ thơng tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội, tác giả luận văn có thể rút ra một số nhận xét mặt mạnh, mặt yếu và các nguyên nhân cơ bản như sau:

2.3.1. Những mặt mạnh

- Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội được sự

quan tâm của các cấp, các ngành cho sự phát triển của Nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của trường đang trẻ hóa, được đầu tư, bồi dưỡng về chuyên mơn nghiệp vụ và có tâm huyết trong cơng việc.

- Trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo nghề, nằm tại trung tâm của Thủ đô, tiếp cận với sự thay đổi về kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo nhanh chóng.

- Hệ thống quản lý nhà trường thực hiện rất nghiêm túc Luật giáo dục, Luật dạy nghề, Điều lệ trường, các quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơng tác kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình đào tạo, kiểm tra hoạt động dạy học, tổ chức quản lý và sử dụng giáo viên tương đối bài bản.

- Đội ngũ giáo viên nhà trường đã được trẻ hóa, có ý chí phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp và nghiệp vụ sư phạm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nói chung và cơ sở vật chất thực hành thực tập nói riêng đã được quan tâm và đầu tư.

2.3.2. Những mặt yếu

Bên cạnh những mạnh, những nội dung thực hiện tương đối tốt, thì trong cơng tác quản lý hoạt động thực hành nhóm nghề Cơng nghệ thơng tin tại nhà trường vẫn cịn có những điểm cịn yếu, đó là:

- Đội ngũ giáo viên đa số được đào tạo từ các trường không phải là trường sư phạm kỹ thuật, nên nghiệp vụ sư phạm còn yếu và đặc biệt năng lực thực hành rất hạn chế.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học triển khai còn yếu, chưa đồng bộ, chưa có chiều sâu và cịn mang tính hình thức.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập chưa đáp ứng được quy mô đào tạo, cịn yếu và cịn thiếu. Diện tích trường lớp còn rất nhỏ, hẹp.

- Việc hợp tác, liên kết đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất để tạo địa bàn thực hành, thực tập cho học sinh cịn nhiều hạn chế.

- Cơng tác kiểm tra đánh giá chưa được đổi mới, chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn sát với mục tiêu đào tạo và nhu cầu xã hội.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Do chưa có chiến lược cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ chưa được quan tâm thường xuyên, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của nhà trường.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên tuy đã được quan tâm nhưng cũng chưa đồng bộ và các biện pháp thực hiện vẫn chưa hiệu quả, các lớp bồi dưỡng

nghiệp vụ sư phạm trên thực tế mới bồi dưỡng về kiến thức sư phạm. Do quy mô đào tạo tăng nhanh, giáo viên ít có điều kiện thời gian để dự giờ, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và với các trường bạn. Đội ngũ giáo viên thực hành ít có điều kiện đi thực tế ở các cơ sở sản xuất để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, tiếp cận thiết bị, công nghệ mới và rèn luyện kỹ năng thực hành.

- Năng lực tài chính của nhà trường so với yêu cầu đào tạo và nhu cầu của thực tế sản xuất cịn rất bất cập, bên cạnh đó cơ chế mua sắm thiết bị dạy học cũng là nguyên nhân làm cho cơ sở vật chất kém chất lượng. Cập nhật sự thay đổi nhanh chóng của khoa học cơng nghệ nói chung và cơng nghệ thơng tin nói riêng cịn chưa kịp thời nên cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chưa được bổ sung phù hợp dẫn đến chất lượng thực hành bị ảnh hưởng.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành của Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội, tác giả thấy cần phải tìm ra biện pháp phù hợp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của trường để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề đồng hồ điện tử tin học hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)