Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề đồng hồ điện tử tin học hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 116)

Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý. Tăng cường cơng tác quản lý giúp cho q trình dạy học đạt được hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhất về nhân lực, vật lực và tài lực. Vì thế các biện pháp quản lý khi được xây dựng phải tối ưu hóa việc thực hiện các mục tiêu quản lý với sự tiết kiệm nhưng lại đạt kết quả cao nhất.

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề Cơng nghệ thơng tin ở Trường Trung cấp Nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội

3.3.1. Biện pháp 1: Quản lý công tác xây dựng kế hoạch dạy học thực hành

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là một q trình xác định cơng việc, nhiệm vụ cần thực hiện và biện pháp tốt nhất để thực hiện tổ chức dạy học thực hành. Việc lập kế hoạch quản lý dạy học thực hành là một việc đầu tiên và rất quan trọng trong chu trình quản lý. Dựa trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng và hình thành bộ máy quản lý dạy học thực hành trong nhà trường sau khi kế hoạch đã được hiệu trưởng duyệt.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch đào tạo Thành phố giao, phòng Đào tạo xây dựng dự thảo và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo gửi các đơn vị kèm theo hướng dẫn và biểu mẫu vào tháng 7 hàng năm.

- Trưởng khoa, trưởng phòng tổ chức, chỉ đạo cho các giáo viên cùng lập kế hoạch giảng dạy cho từng lớp, khóa học và tổng hợp thành kế hoạch của đơn vị theo biểu mẫu và gửi cho phòng Đào tạo vào đầu tháng 8.

- Phòng Đào tạo tổng hợp các kế hoạch và trình Hội đồng đào tạo của trường xem xét, điều chỉnh, sau đó thơng qua Hội đồng giáo viên vào giữa tháng 8 hàng năm.

- Hiệu trưởng ban hành các kế hoạch giảng dạy theo quy định vào cuối tháng 8. Các kế hoạch này được thực hiện từ tháng 9 (đầu năm học mới).

- Thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy trên hệ thống thơng tin quản lý tại phịng Đào tạo.

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các hồ sơ sổ sách chuyên môn

- Hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên việc ghi chép các biểu mẫu, sổ sách quản lý như: Kế hoạch giáo viên, lịch trình giảng dạy, sổ lên lớp, sổ tay giáo viên, sổ giáo án lý thuyết, sổ giáo án thực hành, sổ kết quả học tập,... và thống nhất các trình tự thực hiện, quy định về quản lý của tổ bộ mơn, khoa và phịng Đào tạo.

- Ban hành quy định theo dõi sổ sách tại khoa và tại phòng Đào tạo, thực hiện lưu trữ theo lớp, khóa đào tạo, khơng lưu trữ theo năm học. Khi kết thúc khóa học tồn bộ hồ sơ được lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của phòng Đào tạo.

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc ghi chép và lưu trữ các biểu mẫu và sổ sách quản lý.

+ Thiết lập qui trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, học kỳ và năm học

1. Giao cho trưởng khoa tổ chức, chỉ đạo các kế hoạch giảng dạy, được phịng Đào tạo thể hiện bằng thời khóa biểu theo tuần.

2. Báo cáo thực hiện và kế hoạch giảng dạy từng tuần theo mẫu hoặc qua mạng vi tính. Hàng tuần vào thứ sáu các khoa báo cáo cho phòng Đào tạo thực hiện các hoạt động đào tạo tuần đó và kế hoạch dạy học tuần tiếp theo.

3. Trước khi tổ chức thi, kiểm tra hết môn, các giáo viên bộ mơn gửi điểm thành phần cho phịng Đào tạo để tổng hợp và chuẩn bị, tổ chức thi.

4. Cuối học kỳ của năm học, phòng Đào tạo tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh trình Hội đồng đào tạo để phân loại học sinh và phân loại học bổng theo quy chế.

+ Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy

1. Thành lập ban Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy do Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm trưởng ban, Phó phịng đào tạo là thường trực và đại diện cơng đồn trường, Đồn thanh niên, lãnh đạo các khoa và một số giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm là thành viên.

2. Ban kiểm tra, đánh giá chỉ đạo phòng đào tạo, các khoa lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, dự giờ giáo viên theo tháng, học kỳ và kiểm tra định kỳ, đột xuất.

3. Ban kiểm tra tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động giảng dạy theo lịch và gửi kết quả đánh giá theo mẫu về phòng Đào tạo để tổng hợp. Kết quả này là căn cứ quan trọng để đánh giá các hoạt động giảng dạy của từng giáo viên và của các đơn vị.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt, được sự thống nhất của các bộ phận đào tạo liên quan.

- Kế hoạch phải mang tính khả thi, tức là phải phù hợp với điều kiện thực tế.

- Các cán bộ, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về kế hoạch hoá dạy học và nghiêm túc chấp hành.

3.3.2. Biện pháp 2: Quản lý việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trong thực hành gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của người học

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành được coi là các yếu tố cơ bản của quản lý quá trình dạy học. Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành chính là hướng tới

hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp, thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn học tập của học sinh. Ba thành tố cơ bản của mục tiêu đào tạo là: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đây cũng được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình quản lý dạy học thực hành kỹ thuật – nghề nghiệp.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Về mục tiêu dạy học thực hành

- Mục tiêu bài học phải cụ thể vì vậy phải biết cách xác định mục tiêu hướng vào năng lực thực hiện của người học và định mục tiêu phải “xác đáng” (khả thi, phù hợp với đối tượng và yêu cầu…).

- Mục tiêu phải cụ thể tới từng bài học, giờ học. Mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào hướng phát triển và có độ tin cậy cao.

- Giáo viên phải thực hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ mơn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải mơ tả được những điểm chính: Làm gì và làm như thế nào? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? Mức độ nào?

- Việc xây dựng mục tiêu bài học phải có sự quản lý của Khoa, tổ môn để tiện cho việc kiểm tra, dự giờ. Ngoài ra, mục tiêu của từng bài học được thông báo cho học sinh, dựa vào đó học sinh có thể tự đối chiếu viêc học tập của mình để điều chỉnh kịp thời cách chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ cải thiện hơn.

- Để thực hiện được mục tiêu nâng cao “Năng lực thực hiện” cần yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực hơn và vai trị cũng được yêu cầu năng động hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức của mình; tức là coi phương pháp dạy học như công cụ để thực hiện được mục tiêu đã nêu ra. Đối với các môn học thực hành, để rèn luyện kỹ năng tái tạo và sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy khác hẳn với rèn luyện kỹ năng bắt chước.

+ Về nội dung, chương trình dạy học thực hành

- Nội dung dạy học thực hành bao gồm một hệ thống những đơn vị tri thức, kỹ năng có liên quan đến ngành, nghề đào tạo. Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu học thực hành.

- Nội dung chương trình nhằm thỏa mãn yêu cầu của sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuât và công nghệ, yêu cầu của công tác quản lý thống nhất.

- Nội dung chương trình phải bám sát, cụ thể hóa những yêu cầu đã nêu trong các tài liệu để đưa ra hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp thích hợp cho từng ngành nghề. Các tài liệu bao gồm: Mục tiêu đào tạo, đặc điểm ngành nghề, dự báo phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong khoảng từ 5 – 10 năm tới những kinh nghiệp đào tạo trong nước và ngoài nước.

+ Tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành

- Xây dựng và ban hành qui định thực hiện việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành. Những qui định này, phải được phổ biến và học tập quán triệt đầy đủ tới các khoa, tổ bộ môn và giáo viên.

- Khoa, tổ bộ mơn tiến hành hướng dẫn cụ thể hố các nội dung đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành tới từng giáo viên từ việc lập kế hoạch, xây dựng đề cương chi tiết, xác định mục tiêu, nội dung từng bài, từng môn học/modul đào tạo.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phòng đào tạo giám sát kiểm tra việc triển khai, thực hiện nội dung dạy học thực hành đối với giáo viên, tổ bộ môn, khoa.

- Kiểm tra và đánh giá tính sát thực phải được thực hiện thường xuyên, có so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữ mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành với thực tế quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nội dung chương trình này vào giảng dạy ở khoa, bộ môn và ở từng giáo viên.

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm ở cấp bộ môn khoa và nhà trường để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành. Qua đó, Hiệu trưởng tiến hành tìm hiểu

các ngun nhân dẫn đến những sai lệch trong q trình cụ thể hóa số mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành ở khoa, bộ mơn là do yêu cầu của mục tiêu quá cao qua quá thấp so với thực tế, nội dung chương trình có phù hợp hay không tỷ lệ thời lượng kiến thức giữa lý thuyết với thực hành có cân đối hay khơng, do việc tổ chức thực hiện hay do nhận thức của giáo viên cũng như của học viên chưa đầy đủ.

- Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu sẽ ban hành các quy định về việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Cán bộ quản lý các phịng, khoa, bộ mơn phải tổ chức đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện mục tiêu nội dung chương trình theo học kỳ hay năm học, sau một thời gian thực hiện cụ thể như một hoặc vài năm, hội đồng phân tích tiến hành làm việc trở lại nhằm xác định những thay đổi trong sơ đồ phân tích ngành nghề đào tạo để có kiến nghị nhằm cập nhật hóa nội dung dạy học thực hành cho phù hợp với sự thay đổi của thông tin kỹ thuật cũng như của hoạt động nghề nghiệp đang diễn ra trong thực tiễn.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành và nghiêm túc chấp hành.

- Việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành cần được tiến hành phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực thực tế của nhà trường.

3.3.3. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động dạy thực hành của giáo viên phù hợp việc đổi mới chương trình

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động dạy thực hành là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Hoạt động dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của nhà trường, nó là hoạt động chun mơn quan trọng nhất, địi hỏi đầu tư phần lớn cơng sức, thời gian, trí tuệ do đội ngũ giáo viên thực hiện, đây là hoạt động mang hàm lượng chất xám cao. Quản lý hoạt động dạy là nhằm đảm bảo cho

giáo viên thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ, đảm bảo chất lượng dạy của giáo viên.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Quản lý dạy thực hành theo chương trình, kế hoạch, thực hiện qui

chế chuyên môn

- Quản lý kế hoạch dạy học thực hành

Kế hoạch đào tạo là khâu đầu tiên, là công cụ chủ yếu của công tác quản lý đào tạo của nhà trường, và pháp lệnh, là kỷ cương của hoạt động dạy và học. Vì vậy, khoa, tổ mơn trực thuộc dựa vào chương trình đào tạo cho học kỳ, năm học và khóa học.

Dựa vào kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo, khoa, bộ mơn phân công giáo viên đảm nhận các môn/modul giảng dạy phù hợp với khả năng và chuyên môn của chuyên ngành đào tạo. Giáo viên, học sinh đều phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để định ra các hoạt động của mình. Đồng thời nó cũng giúp cho cơng tác quản lý hoạt động dạy học được thể hiện một cách tỷ mỉ, chuẩn xác đến từng ngày, từng giờ (tại thời điểm này, ở phòng học, phòng thực tập này, ai đang lên lớp, nội dung là gì, cho lớp nào…).

- Quản lý việc xây dựng thời khóa biểu

Bố trí thời khóa biểu phù hợp để giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn có điều kiện dự giờ của nhau. Quan tâm đến giáo viên có hồn cảnh đặc biệt như: nhà xa trường, con nhỏ, sức khỏe yếu… bố trí giờ hợp lý trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc chung.

- Quản lý thực hiện chương trình dạy học

Thực hiện dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình, khơng được phép tùy tiện thay đổi thêm, bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Phịng đào tạo cùng tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của giáo viên theo từng tuần, từng tháng qua hệ thống theo dõi như đối chiếu tiến trình dạy trên lớp (qua sổ ghi đầu bài, sổ tay cá nhân, vở ghi chép của học sinh).

- Quản lý soạn giáo án, đề cương chi tiết bài giảng

Soạn giáo án có vai trò quan trọng trong đối với chất lượng bài dạy trên lớp. Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra nội dung giáo viên ghi trong giáo án có đúng với trình tự các bước lên lớp hay không. Khi soạn giáo án phải xác định mục đích yêu cầu, nội dung cơ bản, phương pháp tối ưu cho từng bài từng, từng phần, từng mục. Bài soạn phải ghi rõ ngày, tháng soạn, bài soạn được trình bày rõ ràng, khoa học phản ánh rõ tiến trình và sự phối hoạt động của thầy và trị. Nội dung bài soạn phải đảm bảo tính chính xác nội dung chương trình vừa phải có sự khai thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với giáo án thực hành phải thực hiện đầy đủ các bước: hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc, sản phẩm sau khi thực hành, yêu cầu kỹ thuật, phiếu hướng dẫn thực tập.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên nhằm mục đích nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo quy định của thời khóa biểu quy định của nhà trường. Mọi hoạt động dạy học thực hành phải phục tùng nghiêm ngặt theo thời khóa biểu và phải kiêm quyết bỏ các thói quan tùy tiện thay đổi, điều chỉnh thời khóa biểu. Dựa thời khóa biểu, người cán bộ quản lý có thể kiểm tra kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và của từng giáo viên: Chương trình và nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nhóm nghề công nghệ thông tin ở trường trung cấp nghề đồng hồ điện tử tin học hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 116)