dụng của các phương tiện quản lý như định chế giáo dục đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học. Quản lý QTDH cần phải đồng bộ và thống nhất các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Quản lý QTDH còn là quản lý quá trình truyền thụ kiến thức của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học. Hơn nữa, quản lý QTDH là quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.
1.2.5. Chất lượng dạy học
1.2.5.1. Chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng và được đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về chất lượng hoặc được thể hiện dưới dạng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật, hay mục tiêu, yêu cầu cần được đáp ứng.
Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác ” [19].
Theo từ điển Tiếng Việt Phổ thơng: Chất lượng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc), ... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” [40].
Chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa một cách cụ thể, thơng thường được đánh giá cả bằng định lượng và định tính về một sự vật, hiện tượng. Chất lượng còn được xem là tập hợp các thuộc tính khác nhau như sự xuất sắc, sự hoàn hảo, sự phù hợp với mục tiêu v.v..
1.2.5.2. Chất lượng giáo dục
Thuật ngữ “chất lượng giáo dục” cũng đã và đang được định nghĩa khác nhau. Theo Quyết định số 66/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chất lượng giáo dục … là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục …, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của ngành”. Tác giả Nguyễn Đức Chính định nghĩa “Chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn” [3], [5].
1.2.5.3. Chất lượng dạy học (CLDH)
Chất lượng dạy học là chất lượng của hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó người thầy phát huy tối đa năng lực truyền đạt tri thức còn học sinh tiếp thu hiệu quả tri thức ấy để trau dồi phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chất lượng dạy được quy định bởi các công việc của người thầy như chuẩn bị giáo án, thực hiện giáo án, đánh giá kết quả và điều chỉnh phương pháp dạy. Chất lượng học là kết quả học tập của học sinh như chuẩn bị bài học ở nhà, tiếp thu kiến thức ở trên lớp, tự đánh giá kết quả và tự điều chỉnh phương pháp học của bản thân. CLDH liên quan chặt chẽ đến yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy CLDH được xem là có chất lượng cao nếu sẩn phẩm của dạy học đáp ứng tốt nhất các mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra đối với giáo dục đào tạo.
1.2.6. Dạy học trực tuyến (E-learning)
1.2.6.1. Định nghĩa
Hiểu theo nghĩa hẹp, DHTT là một hình thức tổ chức các buổi giảng dạy qua các phương tiện CNTT&TT, mà ở đó có sự tương tác theo thời gian thực giữa thầy và trị. Ví dụ như:
Giảng dạy qua âm thanh 2 chiều (đài phát thanh, điện thoại); Giảng dạy qua hội nghị truyền hình, qua Webcam;
Giảng dạy qua chat trực tuyến hoặc kết hợp giữa chat trực tuyến bằng Webcam trên mạng Internet;
Giảng dạy qua hệ thống phần mềm lớp học ảo.
Hiểu theo nghĩa rộng, DHTT là toàn bộ QTDH được tổ chức kết hợp một phần hoặc toàn bộ qua hệ thống các phương tiện CNTT&TT, mà ở đó sự trao đổi, tương tác giữa cơ sở đào tạo và người học có thể theo thời gian thực hoặc không theo thời gian thực. Cơ sở đào tạo có thể tổ chức thực hiện các hoạt động dưới đây trong môi trường CNTT&TT:
Tạo lập nội dung dạy học, quản lý đào tạo được thể hiện dưới dạng truyền thông điện tử, đa phương tiện, qua mạng Internet dưới dạng một hệ phần mềm quản lý, một đoạn bài giảng viết bằng phần mềm trình diễn Flash, một tệp tài liệu được tạo bằng phần mềm Adobe Acrobat.
Phân phối nội dung dạy học, quản lý đào tạo được thực hiện qua các phương tiện truyền tin, qua mạng Internet, ví dụ như lịch học, lịch thi được thông báo trên trang Web, được thông báo tới học viên qua tài khoản của học viên hoặc qua điện thoại di động, hoặc truyền trực tiếp tiến trình giảng dạy của giáo viên qua mạng Internet, tài liệu được gửi cho học viên qua thư điện tử, học viên học trên trang Web, học qua đĩa CD-ROM v.v..
Quản lý dạy học được thực hiện nhờ phương tiện truyền thơng điện tử, qua mạng Internet. Ví dụ như đăng ký học qua mạng, đăng ký học bằng tin nhắn tương tác giữa hệ thống với điện thoại di động, theo dõi tham gia học, tiến độ học tập, kết quả kiểm tra, đánh giá qua mạng Internet.
Trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc của cơ sở giáo dục, của giảng viên và của người học trong QTDH thông qua phương tiện truyền thông điện tử như E-mail, Chatting, Forum trên mạng.
Ngoài khái niệm dạy học trực tuyến có ứng dụng phương tiện CNTT&TT, cịn có một số khái niệm liên quan như sau:
Giáo dục từ xa: Theo định nghĩa của nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn
hoặc tồn bộ q trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian” [24].
Đào tạo từ xa: là hoạt động dạy học diễn ra gián tiếp, trong đó:
(1) Người dạy và người học cách xa nhau về không gian (tương đối). (2) Nội dung dạy học được phân phối tới người học chủ yếu thơng qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản in, âm thanh, hình ảnh.
(3) Sự liên hệ, tương tác giữa người dạy và người học (nếu có) trong QTDH có thể được thực hiện đồng thời hoặc khơng đồng thời. Trường hợp có sự tương tác theo thời gian thực giữa người dạy và người học thường được gọi là đào tạo từ xa trực tuyến. Ví dụ như cầu truyền hình, hội nghị truyền hình, chat, Webcam.
Học tập trực tuyến: Theo Website Từ điển Bách khoa toàn thư (Wikipedia): “Học tập trực tuyến, học tập điện tử (E-Learning) là phương
thức học ảo thơng qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/u cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang; băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMax), mạng nội bộ (LAN) v.v…Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến, mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác” [7].
Hệ thống quản lý học tập: Là một phân hệ thuộc hệ thống học tập điện
tử có chức năng quản lý học liệu và người học khi sử dụng mạng máy tính để giảng dạy và học tập. Hệ thống này hỗ trợ sắp xếp, tổ chức và quản lý học tập, ví dụ như hỗ trợ đăng ký học, đưa ra danh sách các khóa học, lịch học, các dịch vụ thanh toán, quản lý học viên, tổ chức các nhóm học riêng.
Hệ thống quản lý nội dung học tập: Là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng
hợp và phân phối nội dung học tập, quản lý việc chỉnh sửa trong cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho người dùng truy vấn và dùng lại thông tin dễ dàng dựa trên các đối tượng học tập như hình ảnh, biểu đồ, ảnh động, Audio, Video v.v..
Hệ thống hội nghị truyền hình: Là hình thức trao đổi trực tuyến 2 chiều
hoặc đa chiều bằng hình ảnh và âm thanh thơng qua thiết bị CNTT&TT.
Lớp học ảo/phòng học ảo: Là môi trường mô phỏng lớp học giáp mặt
nhờ ứng dụng CNTT&TT. Nơi cung cấp tài nguyên mạng, giúp ta có nhiều lựa chọn và phương pháp trao đổi thông tin.
Sách điện tử: Là các định dạng điện tử có thể đọc trên màn hình máy
tính (có thể là các định dạng doc, html, pdf,...) của học liệu in.
Giáo án điện tử: Giáo án điện tử là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
thiết kế và thực hiện giáo án trước và trong QTDH dựa trên CNTT&TT. Để tránh lạm dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong QTDH tích cực, thể hiện việc thiết kế và trình bày một giáo án điện tử qua sơ đồ sau: Giáo án điện tử = Giáo án dạy học tích cực (Kế hoạch dạy học tích cực) + Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong dạy học [22], [12].
Bài giảng điện tử: Là tập hợp các trang trình chiếu và lời giảng của giáo
viên, được thực hiện theo một trật tự nhất định, thể hiện được mối quan hệ sư phạm giữa người dạy và người học trong QTDH, đặc biệt có thể có các bài giảng thí nghiệm ảo, mơ phỏng ...để trình chiếu, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh tự mình lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng mới thông qua các phương tiện CNTT&TT.
Như vậy, có thể thấy khái niệm DHTT có nhiều cách định nghĩa khác nhau và có nhiều thuật ngữ liên quan nhưng đều đề cập tới mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học thông qua các phương tiện CNTT&TT nhằm xây dựng nên QTDH ứng dụng PPDH mới. Một PPDH đáp ứng được sự đa dạng hoá các nhu cầu học tập và sự tăng nhanh về số lượng người học. Tuy nhiên E-Learning không thể thay thế hoàn toàn PPDH truyền thống. Chúng ta phải biết kết hợp cả hai phương pháp DHTT và dạy học truyền thống để có thể mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
1.2.6.2. Mơ hình chức năng cơ bản
Tập đồn dữ liệu quốc tế IDG mô tả tổng quát mối quan hệ, chức năng của một hệ thống E-learning.
Hình 1.2. Mơ hình kết hợp giữa Hệ thống quản lý học tập và Hệ thống quản lý nội dung học tập
(Nguồn: Tập đồn dữ liệu quốc tế IDG)
Mơ hình chức năng ở trên cho thấy cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng.
Hệ thống quản lý học tập như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, nghĩa là Hệ thống này quản lý các quá trình học tập. Hệ thống quản lý học tập cần trao đổi thông tin về hồ sơ người dùng và thông tin đăng nhập của người dùng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ Hệ thống quản lý nội dung học tập và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ Hệ thống quản lý nội dung học tập.
Kho giáo trình
- Tài liệu văn bản
- Tài liệu đa phương tiện - Dữ liệu Web Hệ thống quản lý nội dung học tập - Xây dựng giáo trình - Phân phối giáo trình - Quản lý giáo trình
Người soạn giáo trình
Nội dung đào tạo Hệ thống quản lý học tập - Đăng ký và lên lịch học - Đánhgiá
Tài liệu liên quan lớp học Hệ thống hỗ trợ CD-ROM Người quản trị Giao diện ngƣời dùng Người học Người hướng dẫn Công cụ lớp học ảo
Hệ thống quản lý nội dung học tập là một mơi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. Hệ thống quản lý nội dung học tập quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập.
Từ mô hình chức năng, có thể mơ hình hố kiến trúc của hệ thống E- learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa Hệ thống quản lý học tập và Hệ thống quản lý nội dung học tập cũng như với các hệ thống khác trong môi trường đào tạo qua mạng Internet. Việc phát triển hệ thống E-learning trên nền Web cho thấy khả năng ứng dụng của CNTT&TT vào giáo dục và đào tạo, và học tập điện tử đã trở nên quen thuộc và thuận tiện với nhiều đối tượng người học.
Hình 1.3. Mơ hình kiến trúc cơ bản của hệ thống dạy học trực tuyến
Hệ thống E-Learning sẽ được tích hợp vào trang Web của trường học hoặc doanh nghiệp. Nó sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác có thể có của nhà trường hoặc doanh nghiệp như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch học, hệ thống quản lý nhân sự.
Hệ thống quản lý học tập được xem là thành phần rất quan trọng của hệ thống, gồm có nhiều Module khác nhau dưới đây, giúp cho quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của đa phương tiện trên mạng Internet như:
+ Module Video và Audio: truyền tải hình ảnh và âm thanh trong QTDH của giáo viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ.
+ Module Diễn đàn: để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp hoặc giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn và yêu cầu các học viên trả lời.
+ Module Khảo sát: để tiếp nhận ý kiến của người dùng. + Module Kiểm tra: để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
+ Module Chat trực tuyến: một cổng giao tiếp trực tuyến trên hệ thống giữa người dạy và người.
+ Module Ảnh động (Flash): lưu trữ các bài giảng, đoạn phim dưới dạng hình ảnh động theo diễn tiến của QTDH.
+ Ngồi ra, hệ thống có thể được tích hợp cơng cụ truyền hình hội nghị.
1.2.6.3. Mối quan hệ giữa dạy và học trong DHTT
Theo PPDH truyền thống, người thầy (dạy) đóng vai trị trung tâm của QTDH, trong khi đó người học trị (học) tập trung lắng nghe bài giảng của người thầy, và mối quan hệ này thể hiện rõ nét tại các buổi lên lớp giảng bài của người thầy. Trong DHTT, mối quan hệ giữa dạy và học của người thầy và người học trị trở nên bình đẳng hơn, vai trò của người học được khẳng định nhiều hơn, tuy nhiên vai trò của người thầy không bị triệt tiêu mà nâng lên một tầm cao mới là vai trò chủ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn. Điều này khẳng định mối quan hệ thầy và trị càng trở nên bình đẳng, người học sẽ chủ động và làm vai trò trung tâm của QTDH. Hơn nữa, mối quan hệ này có thể được hình thành mà khơng cần đến sự hiện diện đồng thời của cả thầy và trò nhưng vẫn tạo ra sự liên kết trao đổi bài học một cách hiệu quả.
1.3. Hoạt động dạy học trực tuyến
1.3.1. Đặc điểm cuả dạy học trực tuyến
Được xem là một PPDH mới, bổ sung và hỗ trợ đắc lực cho các PPDH truyền thống, tạo thêm cơ hội học tập cho đông đảo đối tượng học, dạy học trực trực tuyến có một số đặc điểm cơ bản sau:
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông như công nghệ mạng máy tính, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ thuật mơ phỏng, cơng nghệ tính tốn v.v..
Hiệu quả của E-learning cao hơn so với PPDH truyền thống do có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện, diễn đàn trao đổi thông tin.
Nội dung học tập đa dạng, sinh động phù hợp với khả năng và sở trường của từng người.
Môi trường học tập linh hoạt về thời gian, không gian tổ chức.
Một xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, đang được phát triển rộng rãi và thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức