2010
Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010. Sau 10 năm thực hiện, toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và tồn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, hoàn thành nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược.
Ðại hội Ðảng lần thứ XI đã tổng kết thực hiện Chiến lược 10 năm 2001- 2010 và quyết định xây dựng Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Kết quả thực hiện Chiến lược
Đánh giá 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, Đại hội XI đã khẳng định những kết quả đạt được và những yếu kém.
a. Những kết quả đạt được
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt gần 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Ðời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.
- Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ vững. Cơng tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo mơi trường hịa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
- Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Nguyên nhân của những thành tựu nêu trên trước hết là nhờ phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước.
b) Những yếu kém khuyết điểm:
- Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mơ chưa thật vững chắc. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cịn nhiều bất cập, một số mặt cịn bức xúc. Mơi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng.
- Nền tảng để Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đó là, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Ðảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn nhiều hạn chế. Tổ chức thực hiện Chiến lược còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.
2. Những bài học chủ yếu qua thực hiện Chiến lược
Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát
triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Ba là, bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của
Ðảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.